225 HUỲNH VĂN BÁNH – Q. PN Số :………... BHYT ĐƠN THUỐC HA: M:
Họ và tên: PHẠM NGỌC ANH THƯ Tuổi: 2009 Nữ
Mã số thẻ: ĐC: 115/91 Nguyễn Văn Trỗi Q.PN
Chuẩn đoán: Viêm họng cấp Chỉ định thuốc:
1 : Klamentin 250mg...15 gói Ngày uống (tiêm) 3 lần, Mỗi lần: 1 gói
2 : Prednisolon 5mg... 3 viên Ngày uống (tiêm) 2 lần, Mỗi lần: 1/2 viên
3 : Clophenniramin 4mg... 4 viên Ngày uống (tiêm) 2 lần, Mỗi lần: 1/2 viên
4 : Hapacol 250mg...8 gói Ngày uống (tiêm) 3 lần, Mỗi lần: 1 gói
5: ... viên Ngày uống (tiêm)... lần, Mỗi lần:... gói
Cộng khoản:……….. Ngày 12 tháng 08 năm 2015 LỜI DẶN:……… BÁC SĨ KHÁM BỆNH ………. ………. Bệnh nhân ký nhận
Phân tích toa thuốc :
1. Klamentin 250mg CHỈ ĐỊNH:
• Điều trị ngắn hạn các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, đường tiết niệu sinh dục, da và mô mềm, xương và khớp.
• Klamentin có tính diệt khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn kể cả các dòng tiết beta -lactamase đề kháng với Ampicilin và Amoxicilin.
TÁC DỤNG PHỤ:
• Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, nôn, buồn nôn.
• Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, phù Quincke, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens - Johnson. • Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi
sử dụng thuốc. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Mẫn cảm với các Penicilin và Cephalosporin. Suy gan nặng, suy thận nặng. Tiền sử bị vàng da hay rối loạn chức năng gan khi dùng Penicilin. Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
THẬN TRỌNG:
Phụ nữ có thai và cho con bú. Nên điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Điều trị kéo dài có thể gây bội nhiễm.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
• Probenecid làm giảm sự bài tiết Amoxicilin ở ống thận, do đó làm gia tăng nồng độ Amoxicilin trong máu.
• Thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và đông máu. Thuốc có thể làm giảm tác động của thuốc ngừa thai bằng đường uống.
2. Prednisolon 5mg CHỈ ĐỊNH:
• Prednisolone được chỉ định chống viêm và ức chế miễn dịch:
• Viêm khớp dạng thấp, lupút ban đỏ toàn thân, một số thể viêm mạch; viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nút, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu hạt, bệnh dị ứng nặng kể cả phản vệ.
• Bệnh lý ung thư, như bệnh bạch cầu cấp, u lympho, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối.
TÁC DỤNG PHỤ:
• Thần kinh trung ương: mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động. • Tiêu hóa: tăng ngon miệng, khó tiêu.
• Da: rậm lông.
• Nội tiết và chuyển hóa: tiểu đường. • Thần kinh - cơ và xương: đau khớp. • Mắt : đục thủy tinh thể, glôcôm. • Hô hấp: chảy máu cam.
• Ít gặp: chóng mặt, cơn co giật, loạn tâm thần, u não, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, mê sảng, ảo giác, sảng khoái, phù, tăng huyết áp, trứng cá, teo da, thâm tím, tăng sắc tố da, hội chứng Cushing, ức chế trục tuyến yên - thượng thận, chậm lớn, không dung nạp glucose, giảm kali huyết, nhiễm kiềm, vô kinh, giữ natri và nước, tăng glucose huyết. Loét dạ dày tá tràng, buồn nôn, nôn, chướng bụng, viêm loét thực quản, viêm tụy. Yếu cơ, loãng xương, gãy xương, phản ứng quá mẫn.
• Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
• Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
• Nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não. • Nhiễm trùng da do virus, nấm hoặc lao.
• Đang dùng vaccin virus sống.
THẬN TRỌNG KHI DÙNG:
• Thận trọng khi dùng ở những người bệnh loãng xương, người mới nối thông ruột, thông mạch máu, rối loạn tâm thần, loét dạ dày, loét tá tràng, tiểu đường, cao huyết áp, suy tim và trẻ đang lớn.
• Thận trọng khi dùng prednisolone cho người cao tuổi, cần dùng prednisolone cho người cao tuổi với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất.
• Suy tuyến thượng thận có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài điều trị hoặc có stress.
• Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú:
+ Dùng prednisolone toàn thân dài ngày cho phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sự giảm cân của trẻ sơ sinh. Dùng prednisolone liều cao ở
phụ nữ mang thai có thể gây ra nguy cơ nhỏ về giảm sản lượng thận ở trẻ sơ sinh. Vì vậy cần cân nhắc lợi / hại xảy ra cho mẹ và trẻ khi dùng prednisolone cho phụ nữ mang thai.
+ Prednisolone tiết vào sữa mẹ với lượng dưới 1 % liều dùng và có thể không có ý nghĩa lâm sàng. Cần thận trọng khi dùng prednisolone cho người cho con bú.
• Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Có thể dùng được cho • người lái xe và vận hành máy móc.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
• Prednisolone là chất gây cảm ứng enzym cytochrom P450, và là cơ chất của enzym P450 CYP 3A; do đó prednisolon tác động đến chuyển hóa của ciclosporin, erythromycin, phenobarbital, phenytoin, carbamazepin, ketoconazol, rifampicin.
• Phenobarbital, phenytoin, rifampicin và các thuốc lợi tiểu giảm kali huyết có thể làm giảm hiệu lực của prednisolone.
• Prednisolone có thể gây tăng glucose huyết, do đó cần dùng liều insulin cao hơn.
• Tránh dùng đồng thời prednisolone với các thuốc chống viêm không steroid vì có thể gây loét dạ dày.
3. Clopheniramin 4mg CHỈ ĐỊNH:
• Viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm.
• Những triệu chứng dị ứng khác như: mày đay, viêm mũi vận mạch do histamin, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc, phù mạch, phù Quincke, dị ứng thức ăn, phản ứng huyết thanh; côn trùng đốt; ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thủy đậu.
• Hiện nay, clorpheniramin maleat thường được phối hợp trong một số chế phẩm bán trên thị trường để điều trị triệu chứng ho và cảm lạnh. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng trong điều trị triệu chứng nhiễm virus.
TÁC DỤNG PHỤ:
• Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chịu đựng được các phản ứng phụ khi điều trị liên tục, đặc biệt nếu tăng liều từ từ.
• Thường gặp, ADR > 1/100 • Hệ TKTW: Ngủ gà, an thần. • Tiêu hóa: Khô miệng.
• Hiếm gặp, ADR < 1/1000 • Toàn thân: Chóng mặt. • Tiêu hóa: Buồn nôn.
• Nhận xét: Tác dụng phụ chống tiết acetylcholin trên TKTW và tác dụng chống tiết acetylcholin ở người nhạy cảm (người bị bệnh glôcôm, phì đạị tuyến tiền liệt và những tình trạng dễ nhạy cảm khác), có thể nghiêm trọng. Tần suất của các phản ứng này khó ước tính do thiếu thông tin.
• Tác dụng phụ khi tiêm thuốc: Có cảm giác như bị châm, đốt hoặc rát bỏng nơi bị tiêm, tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây hạ huyết áp nhất thời hoặc kích thích thần kinh trung ương.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
• Quá mẫn với clorpheniramin hoặc bất cứ thành phần nào của chế phẩm. • Người bệnh đang cơn hen cấp.
• Người bệnh có triệu chứng phì đạị tuyến tiền liệt. • Glocom góc hẹp.
• Tắc cổ bàng quang
• Loét dạ dày chít, tắc môn vị - tá tràng.
• Người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng
• Người bệnh dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng clorpheniramin vì tính chất chống tiết acetylcholin của clorpheniramin bị tăng lên bởi các chất ức chế MAO.
THẬN TRỌNG:
• Clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đạị tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng, và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ.
• Tác dụng an thần của clorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác.
• Có nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp và ngừng thở, điều đó có thể gây rất rắc rối ở người bị bệnh tắc nghẽn phổi hay ở trẻ em nhỏ. Phải thận trọng khi có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở.
• Có nguy cơ bị sâu răng ở những người bệnh điều trị thời gian dài, do tác dụng chống tiết acetylcholin, gây khô miệng.
• Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, và suy giảm tâm thần vận động trong một số người bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy. Cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc.
• Tránh dùng cho người bệnh bị tăng nhãn áp như bị glôcôm.
• Dùng thuốc thận trọng với người cao tuổi (> 60 tuổi) vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.
• Thời kỳ mang thai: Chỉ dùng cho người mang thai khi thật cần thiết. Dùng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng (như cơn động kinh) ở trẻ sơ sinh.
• Thời kỳ cho con bú: Clorpheniramin có thể được tiết qua sữa mẹ và ức chế tiết sữa. Vì các thuốc kháng histamin có thể gây phản ứng nghiêm trọng với
trẻ bú mẹ, nên cần cân nhắc hoặc không cho con bú hoặc không dùng thuốc, tùy thuộc mức độ cần thiết của thuốc đối với người mẹ.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
• Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.
• Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ TKTW của clorpheniramin.
• Clorpheniramin ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.
4. Hapacol 250mg CHỈ ĐỊNH:
• Điều trị các triệu chứng đau nhức và/hoặc sốt trong các trường hợp: • Cảm lạnh, cảm cúm, đau đầu, đau cơ - xương, bong gân, đau khớp,…
• Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: đau tai, đau họng, viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn hay do thời tiết,…
• Sau phẫu thuật cắt amiđan, nhổ răng, mọc răng, nhức răng.
TÁC DỤNG PHỤ:
Hiếm gặp phản ứng dị ứng. Có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài. Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
• Quá mẫn với paracetamol.
• Các trường hợp: thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase; suy chức năng gan.
• Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận.
THẬN TRỌNG:
Thuốc có chứa 49,3 mg ion natri, cẩn thận đối với người kiêng muối.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
Dùng chung với thuốc kháng đông (warfarin) làm tăng nhẹ tác dụng của thuốc kháng đông. Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan. Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin) và isoniazid cũng có thể làm tăng độc tính của paracetamol
TT Y TẾ DỰ PHÒNG Q.PN MS:... 225 HUỲNH VĂN BÁNH – Q. PN Số :……….. BHYT ĐƠN THUỐC HA: M:
Họ và tên: Trương Bích Thủy Tuổi: 2011 Nữ
Mã số thẻ: ĐC: 87/391A Huỳnh Văn Bánh Q.PN
Chuẩn đoán: Viêm da nhiễm trùng Chỉ định thuốc:
1 : Cefaclor 125mg...10 gói Ngày uống (tiêm) 2 lần, Mỗi lần: 1 gói
2 : polaramin 2mg... 3 viên Ngày uống (tiêm) 2 lần, Mỗi lần: 1/4 viên
3 : Nutroplex... 1 chai Ngày uống (tiêm) 2 lần, Mỗi lần: 1 muỗng
4 : ... gói Ngày uống (tiêm)... lần, Mỗi lần: ...gói
5: ... viên Ngày uống (tiêm)... lần, Mỗi lần:... gói
Cộng khoản:……….. Ngày 14 tháng 08 năm 2015 LỜI DẶN:……… BÁC SĨ KHÁM BỆNH ………. ………. Bệnh nhân ký nhận
Phân tích toa thuốc :
1. Cefacor 125mg CHỈ ĐỊNH:
• Cefaclor được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt sau khi đã dùng các kháng sinh thông thường (do "Chương trình quốc gia nhiễm khuẩn hô hấp cấp" khuyến cáo) mà bị thất bại.
• Viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần.
• Ðối với viêm họng cấp do Streptococcus nhóm A tan máu beta, thuốc được ưa dùng đầu tiên là penicilin V để phòng bệnh thấp tim.
• Viêm phổi, viêm phế quản mạn trong đợt diễn biến.
• Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng (viêm bàng quang). • Nhiễm khuẩn da và phần mềm do Staphylococcus aureus nhạy cảm và
Streptococcus pyogenes.
TÁC DỤNG PHỤ:
• Ước tính gặp ở khoảng 4% người bệnh dùng cefaclor. Ban da và ỉa chảy thường gặp nhất.
• Thường gặp, ADR > 1/100 • Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin. • Tiêu hóa: Ỉa chảy.
• Da: Ban da dạng sởi.
• ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
• Toàn thân: Test Coombs trực tiếp dương tính.
• Máu: Tăng tế bào lympho, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính. • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
• Da: Ngứa, nổi mày đay.
• Tiết niệu - sinh dục: Ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, bệnh nấm Candida.
• Hiếm gặp, ADR <1/1000
• Toàn thân: Phản ứng phản vệ, sốt, triệu chứng giống bệnh huyết thanh. Hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), ban da mụn mủ toàn thân.
• Phản ứng giống bệnh huyết thanh hay gặp ở trẻ em hơn người lớn: Ban đa dạng, viêm hoặc đau khớp, sốt hoặc không, có thể kèm theo hạch to, protein niệu.
• Máu: Giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết. • Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.
• Gan: Tăng enzym gan, viêm gan và vàng da ứ mật.
• Thận: Viêm thận kẽ hồi phục, tăng nhẹ urê huyết hoặc creatinin huyết thanh hoặc xét nghiệm nước tiểu không bình thường.
• Thần kinh trung ương: Cơn động kinh (với liều cao và suy giảm chức năng thận), tăng kích động, đau đầu, tình trạng bồn chồn, mất ngủ, lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt, ảo giác, và ngủ gà.
• Bộ phận khác: Ðau khớp.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.
THẬN TRỌNG:
• Với các người bệnh có tiền sử mẫn cảm với cephalosporin, đặc biệt với cefaclor, hoặc với penicilin, hoặc với các thuốc khác. Phải thận trọng với người bệnh dị ứng với penicilin vì có mẫn cảm chéo. Tuy nhiên tần số mẫn cảm chéo với penicilin thấp.
• Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc. Thận trọng đối với người bệnh có tiền sử đường tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng.
• Cần thận trọng khi dùng cefaclor cho người có chức năng thận suy giảm nặng. Vì nửa đời của cefaclor ở người bệnh vô niệu là 2,3 - 2,8 giờ (so với 0,6 - 0,9 giờ ở người bình thường) nên thường không cần điều chỉnh liều đối với người bệnh suy thận trung bình nhưng phải giảm liều ở người suy thận nặng. Vì kinh nghiệm lâm sàng trong sử dụng cefaclor còn hạn chế, nên cần theo dõi lâm sàng. Cần theo dõi chức năng thận trong khi điều trị bằng cefaclor phối hợp với các kháng sinh có tiềm năng độc cho thận hoặc với thuốc lợi niệu furosemid, acid ethacrynic.
• Test Coombs (+) trong khi điều trị bằng cefaclor. Trong khi làm phản ứng chéo truyền máu hoặc thử test Coombs ở trẻ sơ sinh có mẹ đã dùng cefaclor trước khi đẻ, phản ứng này có thể (+) do thuốc.
• Tìm glucose niệu bằng các chất khử có thể dương tính giả.
• Thời kỳ mang thai: Chưa có công trình nào được nghiên cứu đầy đủ ở người mang thai. Do đó, cefaclor chỉ được chỉ định dùng ở người mang thai khi thật cần thiết.
• Thời kỳ cho con bú: Nồng độ cefaclor trong sữa mẹ rất thấp. Tác động của thuốc trên trẻ đang bú mẹ chưa rõ nhưng nên chú ý khi thấy trẻ bị ỉa chảy, tưa và nổi ban.
• Dùng đồng thời cefaclor và warfarin hiếm khi gây tăng thời gian prothrombin, gây chảy máu hay không chảy máu về lâm sàng. Ðối với những người bệnh này, nên theo dõi thường xuyên thời gian prothrombin và điều chỉnh liều nếu cần thiết.
• Probenecid làm tăng nồng độ cefaclor trong huyết thanh.
• Cefaclor dùng đồng thời với các thuốc kháng sinh aminoglycosid hoặc thuốc lợi niệu furosemid làm tăng độc tính đối với thận.
2. Polaramin 2mg CHỈ ĐỊNH:
Điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng khác nhau: Viêm mũi (theo mùa