d) Giáo viên có thể tìm thấy trên internet các website có nội dung về những môđun kiến thức (bài học) đã được thực hiện, những ý tưởng về các hoạt động, những
3.7. Kĩ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh
Trong các tiết học theo phương pháp BTNB, giáo viên cần nhanh chóng nắm bắt ý kiến phát biểu của từng học sinh và phân loại các ý tưởng đó để thực hiện ý đồ dạy học. Ý kiến phát biểu của học sinh rất đa dạng, đặc biệt là đối với các kiến thức phức tạp. Để thuần thục trong việc chọn ý tưởng và nhóm ý tưởng của học sinh thì giáo viên cần phải rèn luyện nhiều qua các tiết dạy để nâng cao kỹ năng sư phạm của bản thân. Nắm bắt nhanh ý tưởng và phân loại ý tưởng để từ đó điều khiển lớp học đi đúng ý đồ dạy học đóng vai trò quan trọng trong sự thành công về mặt sư phạm của giáo viên. Khi chọn ý tưởng và nhóm ý tưởng của học sinh giáo viên cần chú ý những điểm sau:
- Cho học sinh phát biểu ý kiến tự do và tuyệt đối không nhận xét đúng hay sai các ý kiến đó ngay sau khi học sinh phát biểu.
- Khi một học sinh nào đó đã nêu ý kiến thì giáo viên yêu cầu học sinh khác trình bày các ý kiến khác hay bổ sung cho ý kiến mà học sinh trước đã trình bày. Làm như vậy để tránh mất thời gian vào những ý kiến phát biểu giống nhau (ý tưởng giống nhau).
- Đối với những ý tưởng phức tạp hay có nhiều ý kiến khác biệt, giáo viên nên ghi chú lại ở một góc trên bảng để học sinh dễ theo dõi. Khi ghi chú những ý kiến nào cùng chung ý thì viết gần nhau để tiện cho việc nhận xét của học sinh. - Đối với những biểu tượng ban đầu được học sinh trình bày bằng hình vẽ, sơ đồ… thì giáo viên quan sát và chọn một số hình vẽ tiêu biểu, có những điểm sai lệch nhau rõ rệt để dán lên bảng, giúp học sinh dễ so sánh, nhận xét. Để tiến hành nhanh và tránh mất thời gian, trong khi học sinh thực hiện lệnh (vẽ hình, sơ đồ…) giáo viên tranh thủ di chuyển, bao quát lớp để tìm những ý tưởng tiêu biểu. - Đối với những ý tưởng (biểu tượng ban đầu) được học sinh trình bày dưới dạng mô tả bằng cách viết vào vở thí nghiệm thì giáo viên cũng thực hiện tương tự như trên, tranh thủ bao quát lớp, ghi nhớ những học sinh có ý tưởng tiêu biểu để có thể yêu cầu các học sinh này trình bày ý kiến khi kết thúc thời gian làm việc cá nhân
(đối với việc thảo luận nhóm thì việc lọc ý tưởng của các nhóm cũng thực hiện tương tự). Khi yêu cầu học sinh trình bày, nên cho những học sinh có ý tưởng sai lệch nhiều với kiến thức đúng trình bày trước, những học sinh có ý kiến tốt hơn trình bày sau. Giáo viên không nhận xét ý kiến của học sinh khi học sinh phát biểu. - Việc nhóm ý tưởng, giáo viên cần có chủ ý nhanh, tuy nhiên nên để một hoặc hai học sinh nhận xét các ý kiến mà các học sinh khác vừa nêu (các ý kiến tiêu biểu, sai khác nhau). Sau đó giáo viên có thể giúp học sinh thấy rõ những khác biệt của các ý tưởng hay nhóm ý tưởng. Từ các sự khác biệt đó sẽ giúp học sinh thắc mắc vậy ý tưởng nào là đúng, làm sao để kiểm chứng nó… Đó là mâu thuẫn nhận thức để giúp