Hình 8.8 cho thấy rằng một doji sau một thân nến trắng dài, đặc biệt sau một xu hướng tăng giá kéo dài, thường cảnh báo trước là rất gần một đỉnh. Hình này có ba ví dụ về khái niệm này:
1. Trong tháng tám 1989, một doji đi theo hai chân nến trắng dài. Sau doji 1, xu hướng tăng giá trước đó (bắt đầu với một mẫu hình hammer tăng giá từ 22 tháng tám) đã chuyển thành đi ngang (side way).
2. Doji 2, trong đầu tháng mười một, đi sau một thân nến trắng dài. Khi doji này nảy sinh, sự tăng giá trước nó chấm dứt. Trong một vài ngày, Dow có rơi xuống dưới mức thấp ở cuối tháng mười.
3. Trong vài tuần cuối năm 1989, Dow có một đợt tăng mạnh đẩy giá lên trên mức 2800. Hãy nhìn vào sự xuất hiện của doji 3. Thực tế doji này đến sau một thân nến trắng dài có nghĩa rằng những người mua, điều khiển ngày trước (được chứng minh bởi thân nến trắng dài) đã mất điều khiển. Thân nến đen ngày sau tăng thêm xác suất thị trường đã tạo đỉnh. Nó cũng hoàn thành một mẫu hình evening doji star.
Trong ví dụ này, chúng ta thấy sức mạnh khác của biểu đồ hình nến; chúng cung cấp một tín hiệu không phải có thể thu được với kỹ thuật phân tích phương Tây. Với những nhà kỹ thuật không phải người Nhật, nếu một kết thúc và mở của phiên là như nhau, thì không có dự báo liên quan nào được đưa ra. Với người Nhật, một phiên như vậy, là một tín hiệu trạng thái đảo chiều.
Hình 8.9 minh họa một sự tăng giá có mức độ bắt đầu với một thân nến giống với the hammer vào giữa tháng ba (bóng dưới không đủ dài mà cũng không là thân nến đủ nhỏ để là một hammer), lên đến cực điểm với một doji sau một nến trắng dài. Ngày doji này cũng là phần ngôi sao của một mẫu hình evening doji star. Một mẫu hình hammer “lý tưởng” vào ngày 6 tháng tư chấm dứt xu hướng giảm giá.
Hình 8.10 minh họa một xu hướng tăng chấm dứt với một doji đi sau một thân nến trắng dài. Hình 8.11 chỉ ra rằng một quá trình tăng giá bắt đầu với the hammer vào 19/4. Nó chấm dứt vào 23/4 khi một doji xuất hiện sau một thân nến trắng dài.