Một số kiến nghị chính sách

Một phần của tài liệu Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp các quốc gia đông nam á (Trang 67)

Các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, nợ nước ngoài đã đóng góp nhất định đến công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Dòng nợ nước ngoài góp phần lấp vào lỗ hổng thiếu hụt giữa tiết kiệm và đầu tư; thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Đây là nguồn vốn đầu tư ổn định để Chính phủ thực hiện thành công các chương trình đầu tư công, chương trình phát triển kinh tế xã hội theo các mục tiêu hoạch định. Việc quản lý nợ nước ngoài hiệu quả cần phải được nhìn nhận và đánh giá qua tính ổn định nợ nước ngoài,

tại và thế hệ tương lai theo các tiêu chí phù hợp với mục tiêu quản lý và thông lệ quốc tế, từ đó hướng tới hoàn thiện thể chế, chiến lược, chính sách trong vay và quản lý nợ nhằm tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí vay nợ trong khuôn khổ trung và dài hạn, kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau đây.

* Gắn kết quy mô nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế:

Căn cứ nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế, lãi suất vay nợ nước ngoài trên thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ các nước có thể kiểm soát mức bội chi ngân sách để ổn định tỷ lệ nợ vay trên GDP, không tạo gánh nặng nợ trong tương lai. Các nước Đông Nam Á hiện đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, nguồn lực tài chính trong nước có hạn, trong khi nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tăng cao, nên nợ nước ngoài đối với các quốc gia vẫn là nguồn tài chính quan trọng bù đắp thâm hụt ngân sách để chi đầu tư cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế là bình thường. Trên thế giới, nước nào cũng tận dụng cơ hội vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy vậy, vay nợ bao nhiêu là an toàn lại là một bài toán khó giải, cần có biện pháp tính toán kiểm soát mức nợ phù hợp với nền kinh tế và kiểm soát tốt quá trình sử dụng nguồn vốn vay. Do đó, phải gắn kết quy mô nợ nước ngoài với mục tiêu tăng trưởng, bảo đảm tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ nước ngoài, trong đó, phải xây dựng chiến lược vay và sử dụng nợ vay một cách hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, đồng thời phải thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ chính phủ, để đảm bảo quy mô nợ vay phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, không làm tăng thêm gánh nặng nợ cho quốc gia.

* Hướng đến cân đối tiết kiệm- đầu tư:

ngoài thì giải pháp tốt nhất đòi hỏi phải gia tăng tiết kiệm trong nước, giảm chi tiêu dùng của nhà nước. Theo tác giả cải thiện hiệu quả đầu tư được xem là giải pháp quan trọng để góp phần cải thiện sự chênh lệch giữa tiết kiệm nội địa và đầu tư, và nên tập trung vào khu vực đầu tư vốn nhà nước, vì đây là khu vực có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng cao không chỉ ở hiện tại mà còn duy trì tỷ lệ cao trong nhiều năm tới, nhưng hiệu quảkinh tế rất thấp.

* Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ nước ngoài:

- Xây dựng chiến lược vay nợ an toàn: Cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ nước ngoài trên cơ sở và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Kế hoạch chiến lược về vay nợ nước ngoài xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả, vay nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia), mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay trong nước và ngoài nước, với hình thức huy động vốn và lãi suất thích hợp. Tóm lại, vay nợ nước ngoài là một nguồn vốn cần thiết cho phát triển kinh tế, tuy nhiên không nên vay nợ nước ngoài bằng mọi giá, càng không thể coi việc vay nợ nước ngoài là một cứu cánh để tăng trưởng trong hiện tại mà không chú ý đến sự phát triển bền vững trong quá trình phát triển của nền kinh tế.

Kế hoạch chiến lược về vay nợ nước ngoài cũng cần chỉ rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng. Đồng thời, lựa chọn hợp lý các nguồn vay nước ngoài nhằm hướng tới nâng cao chất lượng nguồn vay. Bởi vì, mỗi nguồn vốn có đặc điểm riêng, cần phối hợp các nguồn vay nợ nước ngoài một

nguồn vốn ưu đãi có thời gian dài, thời gian ân hạn dài, lãi suất thấp, tỷ lệ ưu đãi cao như viện trợ phát triển chính thức để đầu tư phát triển cơ sở hạn tầng, vì cần vốn đầu tư lớn, tác động đến tăng trưởng lâu dài, bền vững. Chính sách nợ nước ngoài hiệu quả cần xem xét liệu chiến lược quản lý nợ nước ngoài có hấp thu tốt các khoản vay cho tăng trưởng kinh tế hay không; có giảm thiểu rủi ro tài khóa và đảm bảo ổn định nợ dài hạn hay không; nợ nước ngoài phải hướng đến duy trì ổn định nợ và mức độ phối hợp giữa quản lý nợ nước ngoài và chính sách vĩ mô; trong chiếnlược quản lý nợ nước ngoài, thông tin phải được cập nhật đầy đủ và kịp thời; bộ phận quản lý nợ nước ngoài có đủ năng lực kiểm soát các khoản nợ mới nhằm đảm bảo ổn định nợ.

- Nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh

Đây là vấn đề cốt yếu bảo đảm cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ nước ngoài. Chính phủ các nước là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ.

Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ các nước bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng.

sử dụng các khoản nợ nước ngoài và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ. Việc công bố thông tin và minh bạch chính sách liên quan đến ngân sách và nợ nước ngoài là hết sức cần thiết và quan trọng.

5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo:

Bên cạnh những kết quả đạt được luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định như: Mẫu quan sát tương đối nhỏ vì số liệu của các nước được phản ánh theo năm nên kết quả định lượng có thể không chuẩn xác bằng nếu số liệu được phản ảnh theo quý.

Do hạn chế trong việc thu thập số liệu, tiếp cận thông tin, luận văn chỉ nghiên cứu tác động của tổng nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của khu vực, mà chưa phân tách thành nợ nước ngoài ở khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Luận văn chưa thể nghiên cứu tác động của tất cả các chỉ tiêu nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế vào trong mô hình. Luận văn chưa ước lượng được mức ngưỡng nợ nước ngoài tối ưu cho các quốc gia trong khu vực.

Vì hạn chế thời gian và dữ liệu nên nghiên cứu chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu ở gốc độ cơ bản nhất để đánh giá hiệu quả, chưa so sánh với các chỉ tiêu khác. Để hoàn chủ đề nghiên cứu nợ nước ngoài, theo quan điểm của tác giả có thể thực hiện thêm các chủ đề như: Thiết lập mô hình xác định ngưỡng nợ nước ngoài;…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Dương Thị Bình Minh & PGS.TS. Sử Đình Thành (2008), “ Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả nợ công”, Tạp chí kinh tế Phát triển số 215;

Đoàn Kim Thành (2008), “Vốn vay ODA và khả năng trả nợ của Việt Nam”, trình bày tại Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam, ngày 4/12/2008;

Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt (2010), “Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam”;

Nguyễn Hoàng Phương (2007),“ Ước lượng hiệu quả của vốn ODA đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt Nam, Diễn đàn Phát triển Việt Nam;

Nguyễn Ngọc Sơn, Trần Thị Thanh Tú (2007), Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt Nam, Diễn đàn phát triển Việt Nam, NXB Lao Động – Xã Hội;

Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Tài chính Doanh nghiệp Hiện đại, NSX Thống Kê;

Nguyễn Trọng Hoài (2009), “Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính”, NXB Thống Kê;

Phạm Trí Cao, Vũ Minh Châu (2009), Kinh tế lượng ứng dụng, NXB Thống Kê;

Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2008), Tài chính Quốc Tế, NXB Thống Kê;

Tiếng Anh

Afxentiou (1993), "GNP growth and foreign indebtedness in middle- income developing countries". Int. Econ. J., 7(3): 81-92; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Afxentiou and Serletis (1996), “Foreign indebtedness in low and middle income developing countries”, Social and Economic Studies, Vol. 45 No. 1, pp. 133-159;

Amoateng and Amoako-Adu (1996), "Economic Growth, export and external debt causality: The case of African countries". Appl. Econ., 28: 21- 27;

Bauerfreund, O. (1989), “External debt and economic growth: A computable general equilibrium case study of Turkey 1985-1986”. Unpublished Ph.D. Thesis, Duke University, Dubai.

Catherine Pattillo, Hélène Poirson and Luca Ricci (2002): “External Debt and Growth”, Magazine Finance and Development of the IMF, June 2002, Volume 39, Number 2;

Cohen (1993), “Low investment and large LDC debt in the 1980‟s”, American Economic Review, Vol. 83 No. 3, pp. 437-49;

Cunnigham (1993) “The effects of debt burden on economic growth in heavily indebted nations”, Journal of Economic Development, Vol. 18 No. 1, pp. 115-126;

Chowdhury (1994), "A structural analysis of external debt and economic growth: Some evidence from selected countries in Asia and the pacific". Appl. Econ., 26: 1121-1131;

Deshpande (1990), “The debt overhang and the disincentive to invest”, Journal of Development Economics, pp. 169-187;

and Economic Growth in Sub-Saharan Africa‟. Paper presented at the IMF/World Bank Conference on External Financing for Low-income Countries, December. Washington, DC: IMF/World Bank;

Fosu (1996), “The impact of external debt on economic growth in sub- saharan Africa”, Journal of Economic Development, Vol. 21 No. 1, pp. 93- 118;

Frimpong, J. M. and Oteng-Abayi, E. F., (2006) “The Impact Of External Debt On Economic Growth In Ghana: A Cointegration Analysis”;

Karagol (2002), "The Causality Analysis of External Debt Service and GNP: The Case of Turkey", Central Bank Review 1, 39-64;

Krishna Prasad Regmi (2008): “A Study on Public Debt and its Impact on Economic Growth in Nepal”, World Bank.

Krugman, Paul, (1988), “Financing versus forgiving a debt overhang,” Journal of Development Economics, Washington;

Mehmet Caner, North Carolina State University,Thomas Grennes, North Carolina State University, Fritzi Koehler-Geib, World Bank (). “Finding the Tipping Point - When Sovereign Debt Turns Bad”;

Rockerbie (1994), "Did debt crisis cause the investment crisis? Further evidence. Appl. Econ., 26: 721-738;

Savvides (1992), "Investment slowdown in developing countries during the 1980s: Debt overhang or foreign capital inflows". Kyklos, 45(3): 363-378;

inter temporal borrowing constraints”, Journal of Development Economics, Vol. 45 No. 2, pp. 325-337;

Shahnawaz Malik, Muhammad Khizar Hayat và Muhammad Umer Hayat (2010): “External Debt and Economic Growth: Empirical Evidence from Pakistan”, International Research Journal of Finance and Economics - Issue 44 (2010)

Smyth and Hsing (1995), “In search of an optimal debt ratio for economic growth”, Contemporary Economic Policy, Vol. 13 No. 4, pp. 51- 59;

Warner (1992) “Foreign indebtedness in low and middle income developing countries”, Social and Economic Studies, Vol. 45 No. 1, pp. 133- 159.

PHỤ LỤC 1

Kết quả hồi quy với hiệu ứng Fixed effect

Dependent Variable: LN_GDP_ Method: Panel Least Squares Date: 06/30/16 Time: 16:05 Sample: 1990 2014

Periods included: 25 Cross-sections included: 6

Total panel (balanced) observations: 150

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 3.377967 0.125669 26.87998 0.0000 LN_X_ 0.268293 0.022166 12.10381 0.0000 LN_FDI_ 0.025648 0.016061 1.596892 0.1125 LN_L_ -0.013977 0.066370 -0.210586 0.8335 LN_K_ 0.407356 0.023354 17.44266 0.0000 Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables)

R-squared 0.993741 Mean dependent var 11.46310 Adjusted R-squared 0.993338 S.D. dependent var 1.120098 S.E. of regression 0.091422 Akaike info criterion -1.882330 Sum squared resid 1.170106 Schwarz criterion -1.681621 Log likelihood 151.1748 Hannan-Quinn criter. -1.800789 F-statistic 2469.629 Durbin-Watson stat 0.181470 Prob(F-statistic) 0.000000

PHỤ LỤC 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả hồi quy với hiệu ứng Random effect

Dependent Variable: LN_GDP_

Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 07/01/16 Time: 09:30

Sample: 1990 2014 Periods included: 25 Cross-sections included: 6

Total panel (balanced) observations: 150

Swamy and Arora estimator of component variances

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 3.208037 0.127298 25.20105 0.0000 LN_X_ 0.313735 0.019670 15.95019 0.0000 LN_K_ 0.360764 0.018591 19.40526 0.0000 LN_L_ 0.037624 0.038189 0.985204 0.3262 LN_FDI_ 0.035191 0.015883 2.215736 0.0283 Effects Specification S.D. Rho Cross-section random 0.109392 0.5888 Idiosyncratic random 0.091422 0.4112 Weighted Statistics

R-squared 0.971290 Mean dependent var 1.889786

Adjusted R-squared 0.970499 S.D. dependent var 0.599842

S.E. of regression 0.103029 Sum squared resid 1.539168

F-statistic 1226.398 Durbin-Watson stat 0.150217

Prob(F-statistic) 0.000000

Unweighted Statistics

R-squared 0.932661 Mean dependent var 11.46310

Một phần của tài liệu Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp các quốc gia đông nam á (Trang 67)