B. NỘI DUNG
3.2. Không gian thành phố Atlanta
Gắn với những đổi thay trong tính cách Scarlett trong và sau chiến tranh. Một thành phố trẻ trung, sôi động và hừng hực sức sống như chính nàng. Đây còn là thành phố tâm điểm của nội chiến Nam - Bắc và thời kì Tái Thiết.
Trong cuộc Nội Chiến Nam Bắc (1861-1865), Atlanta đã từng là thủ phủ của miền Nam. Là đầu não chỉ huy, và cũng là xương sống nuôi dưỡng quân đội Miền Nam (gồm 11 tiểu bang liên kết chống lại chính sách Giải Phóng Nô Lệ Da Đen). Atlanta dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công tối hậu của quân đội liên bang miền Bắc. Nhiều trận giao tranh đẫm máu đã đổ ra xung quanh Atlanta như Kennesaw Battle Fields, Battle of Peachtree Creeks, Battle of Atlanta, Battle of Ezra Church. Ngày 1 tháng 9 năm 1864, tư lệnh chiến trường Liên quân miền Bắc John Bell Hood đã chọc thủng phòng tuyến sau 4 tháng bao vây. Vừa vào tới Atlanta. ông đã vội vàng ra lệnh lập tức đốt cháy các cơ quan chính quyền và tất cả các tòa nhà công cộng. Qua ngày sau, thị trưởng Atlanta là James Calhoun tuyên bố đầu hàng. Một tuần sau, Tổng
Tham Mưu Liên quân William T. Sherman vào đến Atlanta, nhìn thấy tiềm năng quá lớn của thành phố liền ra lệnh thiêu rụi cả thành phố đề phòng mầm mống phục hồi mạnh mẽ của cả miền Nam. Lịch sử ghi lại trận lửa thiêu Atlanta cháy kéo dài hơn một tuần lễ. Đây là một quyết định hết sức khó khăn. Sir Williams Sherman gặp sự chống đối từ nhiều phía từ một người lính quèn cho tới chính quyền trung ương ở Washington DC. Kêu lính đi đốt nhà dân ư? Thà ra lệnh cho họ nhảy vào lửa dễ hơn. Ví như một người phải đi đến quyết định chặt bỏ chân tay.
Nhưng Atlanta không phải nổi tiếng trong lịch sử vì trận lửa được ghi trong lịch sử. Mà nó mê hoặc người ta bằng một trận lửa khác. Một trận lửa cháy trên giấy mà mãi mãi sẽ không bao giờ tắt. Ngọn lửa trong cuốn tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió. Nữ văn hào Margaret Mitchell, một cư dân Atlanta đã viết lại toàn bộ cuộc chiến trong tác phẩm của mình theo cách nhìn của một người miền Nam. Margaret đã mô tả Atlanta trong dòng chảy lịch sử đã bị quân lính Miền Bắc đốt cháy ra sao, xây dựng lại như thế nào và nơi này tượng trưng cho cách thích nghi nhanh chóng của Miền Nam.
Nếu Tara là điểm tựa, là quê hương yêu dấu, là nơi lưu giữ những ký ức tươi đẹp nhất, là động lực làm nên sức mạnh của Scarlett thì Atlanta là nơi Scarlett hòa nhập và thích nghi với những thay đổi của cuộc sống trong và sau chiến tranh. Nhưng không chỉ có vậy Atlanta còn là tấm gương phản chiếu chính con người Scarlett. Atlanta được miêu tả hoàn toàn khác với Tara. Tara gắn với phong cảnh đồng quê tịch mịnh, êm ả, gắn với ký ức tuổi thơ và những người thân trong gia đình, những người bạn nối khố đã vĩnh viễn ra đi. Tara là một điều lớn lao, thiêng liêng hơn tất thảy, nó là nơi che chở, là điểm tựa tinh thần của Scarlett. Atlanta lại “đồng trang đồng lứa” với nàng. Atlanta cũng chính là tấm gương phản chiếu con người nàng trong và sau chiến tranh. Atlanta thay đổi cùng Scarlett với những điểm mạnh điểm yếu cùng song song tồn tại.
Có một điều đặc biệt khi miêu tả Atlanta, nhà văn Margaret không chú trọng nhiều đến kiến trúc và cảnh quan tự nhiên của thành phố mà chủ yếu “kể” về quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của thành phố qua bao thăng trầm của lịch sử. Atlanta hiện
lên qua trang sách không gợi lên nhiều hình dung cụ thể về cảnh vật mà gắn nhiều hơn với con người sống nơi đây. Nói cách khác thì cái nhịp sống khẩn trương, sôi động, ồn ào và náo nức của Atlanta chính là “diện mạo” cơ bản của không gian. Vẻ đặc trưng của Atlanta không được thể hiện cụ thể qua cảnh quan như Tara mà được gợi lên từ lịch sử, từ không khí nhộn nhịp của đời sống sinh hoạt của người dân. Và chủ yếu, Atlanta được “nhìn” từ điểm nhìn của Scarlett. Margaret đặt Atlanta trong sự di chuyển điểm nhìn từ zezo đến điểm nhìn bên trong và bên ngoài. Có khi đó là lời dẫn chuyện, nhưng có lúc không gian ấy được nhìn từ Scarlett. Chính sự di chuyển không gian tạo nên cách nhìn Atlanta vừa khách quan vừa mang đậm dấu ấn chủ quan của nhân vật.
Ngay từ ấn tượng đầu tiên, Atlanta được miêu tả từ góc độ lịch sử hình thành và phát triển. Nhưng lịch sử đó không khách quan và tẻ ngắt bởi vì nó lại gắn với tuổi đời và tính cách nhân vật Scarlett. Cái chung lẫn trong cái riêng trở nên đặc biệt gần gũi. Scarlett và Atlanta tự tìm thấy cá tính tương đồng trong nhau.
“Atlanta luôn luôn là nơi yêu thích đối với nàng hơn bất cứ thành phố nào khác, vì từ lúc bé nàng đã nghe Gerald bảo rằng nàng và Atlanta cùng một tuổi với nhau. Khi lớn lên, nàng khám phá ra rằng Gerald đã nói hơi quá sự thật phần nào vì thói quen muốn phong phú hóa câu chuyện của ông. Atlanta chỉ hơn nàng chín tuổi, và điều này làm cho thành phố vẫn còn trẻ trung một cách lạ thường so với những thành phố khác mà nàng được biết. Savannah và Charleston thật xứng đáng với cái tuổi của chúng, một đã ở thế kỷ thứ hai và một đang bước vào thế kỷ thứ ba. Và dưới đôi mắt trẻ trung của nàng, chúng lúc nào cũng như những tổ mẫu, phe phẩy quạt một cách bình lặng dưới ánh mặt trời . Nhưng chính Atlanta mới thuộc về thế hệ của nàng, xanh chua đúng nghĩa lại trẻ trung, ương ngạnh và sôi động như chính nàng. Chuyện Gerald kể dựa trên sự kiện nàng và Atlanta cùng được đặt tên trong một năm. Chín năm trước khi nàng ra đời, thành phố đầu tiên mang tên là Terminus rồi sau đó là Marthasville, và nó chỉ được chính thức gọi là Atlanta vào năm Scarlett được sinh ra.” [12, tr.209, I]
“Scarlett bao giờ cũng thích Atlanta vì chính những lý do mà Savannah, Augusta và Macon đã kết án nó. Giống như chính nàng, đô thị này là sự pha trộn giữa mới và cũ ở Georgia, trong đó cái cũ thường bị đè bẹp trong những cuộc xung đột với cái mới ngoan cố và nhiều nghị lực hơn. Hơn nữa, có một cái gì riêng tư khiến nàng cảm động đối với một thành phố đã ra đời ... hay ít nhất là đã được đặt tên cùng một năm với nàng.” [12, tr.212, I]
Tiếp đó, Atlanta của hiện tại hiện lên sống động hơn với những thay đổi chóng mặt trong cơn lốc chiến tranh giai đoạn đầu tiên. Những thay đổi ấy được nhận ra qua sự so sánh mốc thời gian trong vòng một năm khi Scarlett trở lại Atlanta.
“Khi chiếc xe ra khỏi vũng bùn, tiến vào đường Cây Đào, nàng tìm lại được cảm giác yêu đời đã mất mát mấy tháng qua. Thành phố đã phát triển quá đồ sộ ! Nó không còn như khi nàng đến lần cuối vào năm trước. Nàng không ngờ nổi là thị trấn Atlanta nhỏ bé kia lại thay đổi nhiều đến thế. Năm trước, bị chi phối bởi quá nhiều phiền muộn riêng tư, bởi bực mình khi nghe nhắc đến chiến tranh, nàng đã không biết rằng ngay những phút đầu chiến tranh bùng nổ Atlanta đã biến đổi rồi. Cũng chính những thiết lộ đã biến thị trấn nầy thành giao điểm của mọi dịch vụ thương mại trong thời bình, bây giờ lại là những con đường chiến lược sanh tử. Nằm thật xa chiến tuyến, thành phố và hệ thống thiết lộ của nó đã làm một gạch nối giữa hai đạo quân của Liên bang miền Nam, đoàn quân Virginia với đoàn quân Tennessee và Tây bộ. Ngoài nơi gặp gỡ của các đạo quân với miền cực Nam, Atlanta còn là một căn cứ tiếp liệu. Để đáp ứng nhu cầu chiến tranh, Atlanta biến thành một trung tâm sản xuất, một tổng y viện và là một trong những kho dự trữ thực phẩm và quân trang, quân dụng cho các đoàn quân ngoài hỏa tuyến. Scarlett nhìn quanh để nhớ lại cái thị trấn nhỏ bé mà nàng vẫn chưa quên. Tất cả đều thay đổi. Cái thành phố hiện thời dưới mắt nàng giống như một đứa bé chỉ qua một đêm đã biến thành một gã khổng lồ tràn trề sức sống.” [12, tr.215-216, I]
Trong những cảm xúc phấn khích ban đầu, Atlanta được Scarlett ưu ái dành cho mọi lợi thế trong phép so sánh với những vùng lân cận. Thậm chí lúc này với nàng, Atlanta còn cuốn hút hơn cả Tara, đơn giản vì nó hợp với bản chất và tuổi trẻ của nàng.
“Với số dân đông đúc, nhộn nhịp và làn sóng khích động ngấm ngầm, Atlanta thật là thú vị, sôi động và xinh đẹp hơn vùng đồn điền heo hút của Charleston, nơi đêm đêm chỉ nghe có tiếng cá sấu, nơi suốt ngày chỉ quanh quẩn mộng mơ trong những khu vườn có tường cao vây kín. Atlanta cũng có nhiều sinh khí hơn Savannah, nơi chỉ có những con đường rộng thênh thang, hai bên toàn là dừa với con rạch bùn lầy bên cạnh. Phải, ngay lúc này nó còn đẹp hơn cả Tara, cho dầu Tara đã chiếm một địa vị quan trọng đối với nàng cũng vậy. Có một cái gì phấn khởi bao trùm thành phố với những con đường bùn lầy chật chội, những ngọn đồi trọc đất đỏ bao quanh, một cái gì non nớt và thô bạo như bản chất thô bạo và non nớt của nàng được che phủ bởi lớp vỏ dịu dàng mà Mammy và Ellen đã cố tạo ra. Đột nhiên nàng nhận ra, đây chính là nơi nàng mong mỏi, không trầm lặng êm ả như tính chất của những thành phố cũ buồn tẻ bên cạnh những dòng sông nước đục ngầu.” [12, tr.225-226, I]
Đây là một trong những đoạn rất hiếm hoi Margarett cho người đọc một hình dung cụ thể về cảnh quan cụ thể của Atlanta “với những con đường bùn lầy chật chội, những ngọn đồi trọc đất đỏ bao quanh..”.
Chiến tranh ập đến cuốn Atlanta vào cuộc sống gấp gáp và sôi động chưa từng thấy. Quân đội, gái điếm, đám cưới, tiệc tùng triền miên ngày đêm. Mọi người đều bị cuốn vào vòng xoáy mê cuồng ấy mà chưa hiểu được nỗi đau thực sự của chiến tranh.
“Mặc dầu phải trải qua bao nhiêu thử thách và gian khổ, Atlanta vẫn cứ gia tăng dân số gấp đôi, từ mưòi ngàn vọt lên tới hai chục ngàn người. Điều đáng nói là uy tín của Atlanta cũng được tăng theo vì cuộc phong toả. Từ thủa xa xưa, miền Nam hoàn toàn chịu ảnh hưởng của các thành phố miền duyên hải về thương mại và bao nhiêu phương diện khác. Nhưng bây giờ, hầu hết các thành phố đó nếu không bị chiếm đóng thì cũng bị phong tỏa nên miền Nam phải tự lực cứu vãn để phục hồi và chính Atlanta là trung tâm điểm. Dân chúng cũng gánh chịu cảnh thiếu thốn, gian khổ, bệnh tật và chết chóc như bao nhiêu nơi khác của miền Nam, nhưng Atlanta thay vì thiệt thòi bởi chiến tranh lại sinh lợi. Là trái tim của miền Nam, nhịp sống của Atlanta vẫn rộn ràng, đầy sinh khí với các đường xe lửa huyết mạch lúc nào cũng tấp nập binh sĩ, quân dụng và đồ tiếp tế.” [12, tr.417, I]
Khi lưỡi hái của Thần Chiến Tranh thực sự sắc bén, cùng với miền Nam, Atlanta bước vào thời kì đau thương đầy tử khí và mất mát.
“Thành phố được bao bọc bởi những công sự đất đỏ, tiếng nổ ầm ì nhàm chán của đại bác không bao giờ dứt. Những đoàn dài xe cứu thương, xe bò nhỏ máu trên đường bụi tiến về phía nhà thương, những toán phu mộ lả người lôi các xác chết chưa kịp lạnh ném xuống như những khúc củi trong các dãy huyệt đào vội vã và mỗi ngày một dài thêm.” [12, tr.508, I]
Sự nhộn nhịp, sôi động của một thành phố trẻ đang phát triển đã biến mất, nhường chỗ cho im lặng và chết chóc.
“Atlanta không còn là nơi nhộn nhip mà nàng đã từng sống những giờ phút mê say. Bây giờ nó giống như một đô thị đang bị bệnh dịch hoành hành, quá im lìm và đầy đe doạ sau những ngày vang rền tiếng trái phá. Trong những lần bị pháo kích, người ta cảm thấy nguy hiểm nhưng đồng thời cũng khích động được phần nào. Nhưng sự yên tĩnh đột ngột chỉ làm cho lòng người khiếp hãi thôi. Thành phố bị ám ảnh… ám ảnh bởi sợ sệt, bởi sự bất an không biết sẽ tới lúc nào và chỉ sống bằng kỉ niệm. Những binh sĩ đi qua trông mệt lả như những tay đua đang vận dụng toàn lực để chạy về mức đến mặc dầu đã biết mình thua cuộc.” [12, tr.513-514, I]
Khi Atlanta thất thủ, nơi đây trở thành một địa ngục thật sự. Rett đưa Scarlett và mẹ con Melanie rời khỏi Atlanta về Tara và trên đường đi, họ đã chứng kiến toàn bộ khung cảnh Atlanta trong ngày tàn.
“Rhett lái con ngựa lừ đừ rời khỏi phố Cây Đào và rẽ hướng tây. Cỗ xe bắt đầu lúc lắc trên con đường gồ ghề mạnh đến nỗi làm Melanie phải thốt lên một tiếng rên bị bịt lại ngay. Những cây cối âm u đan những cành nhánh của chúng lại với nhau trên đầu những người bỏ chạy. Những ngôi nhà lướt hai bên thành xe và những chiếc cọc xanh qua hàng rào, giống như một dãy bia mộ, phản chiếu lại một ánh sáng yếu ớt. Người ta tưởng như đi trong một hầm ngầm, nhưng qua vòm lá cây xuyên vào ánh sáng đỏ ghê rợn của bầu trời, và ở đầu phố những bóng đuổi nhau như những con ma trong cơn mê sảng. Mùi khói mỗi lúc một trở nên mạnh hơn và từ trung tâm thành phố nổi lên, do làn gió mang tới, tiếng động khiếp đảm của những tiếng hát, tiếng xe tải nhà binh lăn ầm ầm, tiếng bước chân của đám đông.” [12, tr.566, I]
Trận lửa nổi tiếng trong lịch sử được tái hiện gắn với các nhân vật càng trở nên sinh động và chân thực hơn với độc giả. Ta như được “sống” trong những thời khắc lịch sử một thời của Atlanta cùng với các nhân vật tiểu thuyết.
“Rhett không nói gì nhưng vụt lấy vụt để con ngựa làm nó chồm lên phía trước. Với tất cả tốc độ mà con ngựa có khả năng, chiếc xe lắc lư đi qua phố Marietta. Trước mặt họ mở ra một cái hầm lửa. Hai bên đường phố ngắn và hẹp dẫn đến đường sắt, những ngôi nhà đang làm mồi cho lửa. Họ lao vào đấy. Một ánh lửa mạnh gấp mười lần ánh mặt trời làm họ loá cả mắt. Một sức nóng ghê gớm làm khô da. Tiếng nổ, tiếng lách cách của lửa, tiếng răng rắc đủ loại đập vào tai họ thành những làn sóng đau đớn. Họ có cảm tưởng như phải chịu bị hành hạ vĩnh viễn ở đây rồi bỗng nhiên họ thấy mình ở trong một bóng tối mờ mờ.” [12, tr.570-571, II]
Sau chiến tranh, Scarlett trở lại Atlanta sống. Sự tiêu điều của thành phố sau chiến tranh được miêu tả từ điểm nhìn của nàng. Sự nuối tiếc và ngậm ngùi và đau xót của nhân vật như lan tỏa sang người đọc.
“Đi trên khoảng lề hẹp ra đường Cây Đào, Scarlett vừa khiếp đảm vừa buồn bã, Atlanta quá tiêu điều và khác hẳn ngày xưa. Họ di qua mấy bức tường cháy nám của lữ quán Atlanta ngày trước nơi Rhett và chú Henry từng cơ ngụ. Những kho hàng nằm dọc theo dường sắt khoảng một phần tư dặm và các kho quân lương vẫn chưa được dựng lại, nền kho hình chữ nhật nằm trơ dưới bầu trời xám. Không còn những cao ốc, không còn những nhà dù hai bên, con đường sắt trông hoang vắng.” [12, tr.58, II]
Và cũng như Scarlett đã không gục ngã, Atlanta cũng đã không đầu hàng chiến tranh. Atlanta bắt đầu hồi sinh bất chấp những vết thương chiến tranh. Và có một
điều không thể không nhắc tới là trong không gian rộng lớn của Atlanta có một con phố rất đặc biệt vì nó là nơi Scarlett gắn bó khi ở thành phố này. Đó là phố Cây Đào- phố duy nhất gần như ít bị phá hủy nhất trong và sau chiến tranh.
“Nhưng nàng cũng tìm được một chút phấn khởi trước cảnh những nhà cửa mới mọc lên ở hai bên đường. Khoảng một chục ngôi nhà mới xây trong đó có vài cao ốc ba tầng. Đưa mắt nhìn