Quy trình thực hiện dự báo

Một phần của tài liệu Lựa chọn tốc độ huấn luyện hợp lý khi sử dụng thuật toán lan truyền ngược giải bài toán dự báo (Trang 48 - 51)

Dự báo là một quá trình phức tạp, về cơ bản quy trình dự báo thực hiện theo các bước sau:

Hình 3.1. Quy trình dự báo

Bước 1. Thu thập số liệu

Cần phải xem xét số liệu mà hệ thống sẽ sử dụng: nguồn dữ liệu, cách phân loại, chọn lọc, xử lý dữ liệu làm đầu vào cho hệ thống. Trong hệ thống dự báo thời tiết, nguồn dữ liệu có thể được lấy từ các trạm khí tượng, vệ tinh, ra đa, các phương tiện truyền thông, …Tùy theo loại dữ liệu mà có cách phân loại và xử lý phù hợp, ví dụ: dữ liệu ảnh, dữ liệu âm thanh,…

Thu thập số liệu

Lựa chọn mô hình dự báo

Đánh giá mô hình dự báo

Áp dụng mô hình để dự báo

Trình bày kết quả dự báo

1. Xác định mục tiêu

Bước 2. Lựa chọn mô hình dự báo

Việc quyết định xem mô hình dự báo nào là thích hợp liên quan đến nhiều yếu tố: dữ liệu đầu vào, các yêu cầu về thời gian, yêu cầu về kết quả đầu ra,…Lựa chọn mô hình dự báo có thể dựa trên chiến lược dự báo sau:

+ Tiền định: Dựa trên mối quan hệ mật thiết giữa hiện tại và tương lai.

+ Triệu chứng: Dựa trên những dấu hiệu hiện tại để dự báo cho tương lai.

+ Hệ thống: Dựa trên ý tưởng cho rằng xu hướng phát triển trong tương lai sẽ tuân thủ theo một quy tắc nào đó.

Bước 3. Đánh giá mô hình dự báo

Đối với các phương pháp dự báo định tính thì không cần phải đánh giá mô hình, nhưng với các phương pháp dự báo định lượng thì cần phải đánh giá mức độ phù hợp của mô hình (trong phạm vi mẫu dữ liệu) và đánh giá mức độ chính xác của dự báo (ngoài phạm vi mẫu dữ liệu). Nếu mô hình không phù hợp thì quay lại bước 5.

Bước 4. Áp dụng mô hình để dự báo

Sau khi đã lựa chọn và đánh giá được mô hình dự báo phù hợp thì chuẩn bị các số liệu phục vụ cho việc dự báo.

Bước 5.Trình bày kết quả dự báo

Có nhiều cách để trình bày kết quả dự báo. Có thể dùng bảng biểu, đồ thị, hình ảnh minh họa; Có thể trình bày ở dạng viết hoặc nói; Trình bày tại một vị trí hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng,…Cho dù trình bày kết quả bằng cách nào thì những kết quả dự báo phải ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện được sự tin cậy của dự báo và phải bằng ngôn ngữ mà người nghe hiểu được.

Bước 6. Theo dõi kết quả dự báo

Độ lệch giữa giá trị dự báo và giá trị thực phải được thảo luận tích cực, khách quan, cởi mở. Mục tiêu của việc thảo luận là để hiểu tại sao lại có các sai số và xác định độ lớn của các sai số đó, qua đó bảo trì và nâng cấp hệ thống dự báo.

Một phần của tài liệu Lựa chọn tốc độ huấn luyện hợp lý khi sử dụng thuật toán lan truyền ngược giải bài toán dự báo (Trang 48 - 51)