Kiến nghị về các giải pháp kết nối trạm biến áp hiện hữu và xây lắp mới

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cấp khả năng truyền thông trong hệ thống (Trang 121 - 123)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.6.4. Kiến nghị về các giải pháp kết nối trạm biến áp hiện hữu và xây lắp mới

Giải pháp kết nối thiết bị các trạm biến áp 110kV hiện hữu

Từ phân tích chi tiết mô hình kết nối thiết bị theo Chương 2 đối với các trạm biến áp hiện hữu hay các trạm biến áp có các thiết bị vẫn đang áp dụng theo giao thức IEC60870 -5-101 đang sử dụng kết nối theo cổng Serial là chủ yếu, điều cần thiết là phải mua bổ sung các bộ chuyển đổi từ cổng Serial sang Ethernet.

Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành: Điều khiển & Tự Động Hóa

Lê Thanh Bằng – 13BĐKTĐH Page | 109

Đối với các thiết bị viễn thông cũng như các thiết sử dụng trong trạm hiện hữu chưa có cổng Ethernet. Khi tiến hành nâng cấp hoặc mua mới phải đáp ứng kỹ thuật là có đủ số cổng Ethernet tích hợp sẵn trên thiết bị theo chuẩn giao thức IEC60870 -5-104.

Giải pháp nâng cấp khả năng truyền thông của trạm 110kV Hiện hữu

Như đã phân tích tại Chương 3, hiện nay từ các TBA 110kV sử dụng đường truyền cáp quang làm đường truyền chính hoặc thông qua mạng truyền thông EDH/ SDH của các nhà cung cấp ISP với dung lượng băng thông chủ yếu theo chuẩn STM-1 luồng E1 - 2.048 Mbps để truyền dữ liệu từ trung tâm điều khiển trạm 110kV về trung tâm Điều độ hệ thống điện Miền.

Dung lượng đường truyền E1 hiện nay được sử dụng với mục đích để phục vụ cho truyền tín hiệu SCADA, hệ thống hội nghị truyền hình (HNTH), hệ thống camera giám sát các trạm biến áp, truy cập website, thư điện tử nội bộ, khai thác các ứng dụng dùng chung (FMIS, e-Office, e-QLDA, …) và các ứng dụng chạy trên nền web. Tại cùng thời điểm có nhiều ứng dụng và dịch vụ chạy cùng lúc nên khả năng gây nghẽn mạng là rất cao nên việc nâng cấp dung lượng đường truyền E1 là rất cần thiết và giải pháp đưa ra là:

- Tăng kênh dữ liệu luồng E1 hiện hữu từ 01 luồng E1 lên 4, 8 hoặc 16 .. luồng E1 trên thiết bị truyền dẫn quang STM1/STM-4 hoặc qua các bộ chuyển đổi

Converter 4E1/8E1/16E1 sang 4FE/8FE/16FE tùy thuộc vào nhu cầu thực tế để

có băng thông Ethernet từ (8/16/20) Mbps. Khi đó sẽ đáp ứng được nhu cầu của ngành điện đưa ra từng bước tiến tới xây dựng TBA 110kV không người trực.

Giải pháp kết nối thiết bị với các trạm 110kV xây dựng mới

Đối với các TBA 110kV đầu tư xây dựng mới: Theo định hướng, ngành điện Việt Nam đang nỗ lực chuyển từ TBA 110kV có người trực sang trạm không người trực nhằm nâng cao năng suất lao động, vì vậy cần lựa chọn các giải pháp kỹ thuật và công nghệ phù hợp với yêu cầu về quản lý vận hành và điều độ lưới điện. Đề xuất mô hình giải pháp đầu tư TBA 110kV theo giải pháp tự động hoá TBA 110kV trên nền tảng giao thức truyền thông IEC 61850.

Giải pháp nâng cấp khả năng truyền thông của trạm 110kV xây mới

Cũng giống như các trạm biến áp 110kV hiện hữu, việc xây dựng TBA 110kV mới tiến tới không người trực. Chức năng và nhiệm vụ của kênh truyền là

Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành: Điều khiển & Tự Động Hóa

Lê Thanh Bằng – 13BĐKTĐH Page | 110

không thay đổi. Do được xây dựng mới nên đề xuất thiết bị truyền dẫn sử dụng phải được tích hợp trong với số luồng kênh E1 tối thiểu từ 16 tới 20 luồng E1. Thiết bị ghép kênh PCM30 phải tích hợp trong tối thiểu 08 cổng E1.

Theo định hướng vận dụng giao thức IEC 61850 do vậy tất cả các thiết bị trong trạm khi mua mới đều phải có giao diện kết nối Ethernet ở tốc độ 100/1000 Mbps.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cấp khả năng truyền thông trong hệ thống (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)