Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xúc tác của nước phèn trong xử lý nước thải dệt nhuộm (Trang 28 - 30)

 Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện 2 nội dung chính: - Nước phèn:

• Thu mẫu và xác định hàm lượng sắt trong nước phèn. • Bảo quản nước phèn phục vụ cho công tác nghiên cứu.

- Hoạt tính xúc tác của nước phèn trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm: • Ảnh hưởng tỷ lệ thể tích nước phèn (0-5 mL) và thể tích nước thải (100 mL) đến

hiệu quả giảm COD.

• Ảnh hưởng của giá trị pH (2-5) đến hiệu quả giảm COD theo thời gian xử lý ứng với tỷ lệ thể tích nước phèn và thể tích nước thải tối ưu.

• Theo dõi hiệu quả giảm COD theo thời gian (3-6-24 giờ) xử lý ứng với tỷ lệ thể tích nước phèn và thể tích nước thải và pH tối ưu.

 Bố trí thí nghiệm

• Xác định hàm lượng sắt trong nước phèn bằng máy ICP. • Xác định các điều kiện ban đầu của nước thải

• Mục đích: xem xét nồng độ ban đầu của nước thải. • Thực hiện: xác định pH và giá trị COD của nước thải. • Điều chỉnh pH của sắt nhằm bảo quản nước phèn (pH=2-4).

• Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ thể tích nước phèn (0 – 5mL) và thể tích nước thải (100 mL) đến hiệu quả giảm COD.

• Mục đích: xác định tỷ lệ thể tích nước phèn và thể tích nước thải tối ưu.

• Thực hiện:

+ Mẫu pha loãng: cho 5mL nước cất vào 100mL nước thải và tiếp

tục cho thêm 0,2 mL nước cất vào sau đó khuấy đều đến khi dung dịch hoà vào nhau. Mục đích: xem xét khả năng pha loãng của nước thải đến hiệu quả xử lý.

+ Mẫu: Chuẩn bị 11chai (250 ml), đánh số từ 1 – 11.

Bảng 3.1: Thể tích của các chất

Mẫu Thể tích nước thải

mL (V1) Thể tích nước phèn mL (V2) Thể tích H2O2 (30%) mL (V3) 1 100 0 0,2 2 100 0,5 0,2 3 100 1 0,2 4 100 1,5 0,2 5 100 2 0,2 6 100 2,5 0,2 7 100 3 0,2 8 100 3,5 0,2 9 100 4 0,2 10 100 4,5 0,2 11 100 5 0,2

Sau đó xác định COD của nước thải sau xử lý.

• Khảo sát ảnh hưởng của giá trị pH đến hiệu quả giảm COD. • Mục đích: xác định giá trị pH tối ưu

Thực hiện: tiến hành thí nghiệm như trên với điều kiện tỷ lệ thể tích nước phèn và thể tích nước thải tối ưu theo các giá trị pH môi trường khác nhau (khảo sát với khoảng pH = 2, 3, 4, 5). Sau đó xác định COD của nước thải sau xử lý.

• Theo dõi hiệu quả giảm COD theo thời gian (3-6-9-12-15-18-21-24 giờ) xử lý ứng với tỷ lệ thể tích nước phèn và thể tích nước thải và pH tối ưu.

Mục đích: xác định thời gian xử lý tối ưu.

Thực hiện: tiến hành thí nghiệm như trên với các điều kiệntỷ lệ thể tích nước phèn và thể tích nước thải, giá trị tối ưu đã tìm được. Theo dõi hiệu quả giảm COD theo các khoảng thời gian (3-6-9-12-15-18- 21 giờ), ứng với mỗi thời gian đó ta xác định giá trị COD của nước thải và màu của nước thải sau xử lý. .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xúc tác của nước phèn trong xử lý nước thải dệt nhuộm (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w