Trước mục tiêu đến năm 2015 sẽ thành lập mới 350.000 DNVVN theo Quyết định 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Chính phủ, Bộ KH - ĐT đã đề ra 8 nhóm giải pháp cơ bản: Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DNVVN; Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các DNVVN; Phát triển nguồn nhân lực cho các DNVVN; Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho các DNVVN; Cung cấp thông tin hỗ trợ DN; Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DN; Quản lý thực hiện kết hoạch phát triển DNVVN.
- Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DNNVV: Xây dựng kế hoạch huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng, cũng như nguồn vốn Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn tín dụng. Đẩy nhanh phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đối với cơ chế, chính sách khuyến khích các Ngân hàng thương mại tăng mức dư nợ tín dụng cho các DNNVV.
- Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới đối với các DNNVV: Xây dựng báo cáo thống kê tổng hợp về chuyển giao công nghệ; xây dựng quy định hướng dẫn nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ nhằm hình thành các tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ. Xây dựng cơ chế hỗ trợ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ để các DNNVV có thể tiếp cận một cách có hiệu quả hơn nguồn thông tin sáng chế phục vụ nhu cầu sản xuất và đổi mới công nghệ.
- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV: Tập trung nâng cao năng lực quản trị cho các DNNVV. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Rà soát và lồng ghép các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật. Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động; thu thập, xử lý, phân tích, dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp trình độ, các ngành nghề, lĩnh vực; phát triển các hình thức thông tin thị trường lao động nhằm kết nối cung-
31
cầu lao động; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong qúa trình tuyển dụng lao động phối hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân, nhằm trang bị các điều kiện cần thiết để thích ứng và phát triển với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hàng năm căn cứ kế hoạch sẽ tổ chức mở các lớp đào tạo khởi s ự doanh nghiệp, các lớp quản trị doanh nghiệp. Nhằm giúp người dân, giúp doanh nghiệp tiếp cận được những thông tin mới nhất về quản lý và phát triển doanh nghiệp.
Thực tế trong thời gian qua Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế về chính sách tài chính, đặc biệt là chính sách về thuế hỗ trợ cho khu vực này. Cụ thể, Chính phủ đã trình và Quốc hội đã thông qua việc giảm 30% s ố thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 60/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết nói trên của Quốc hội. Bên cạnh đó Bộ Tài chính đang đề xuất kể từ 1/7/2013, doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động, doanh thu hàng năm dưới 20 tỷ đồng có thể được hưởng thuế thu nhập 20%, sớm hơn 6 tháng s o với dự kiến. Bộ Tài chính cũng đề xuất Thủ tướng cho phép tiếp tục giãn 6 tháng đối với số thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp trong quý I/2013 và 3 tháng đối với khoản thuế tương ứng của quý II và III. Đối tượng được hưởng ưu đãi này mở rộng thêm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng hạ tầng… đang sử dụng dưới 300 lao động. Phần thuế được giãn cũng không bao gồm các khoản thu đánh vào hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số, trò chơi có thưởng…
Bộ Tài chính cũng cho biết đã kiến nghị lên Chính phủ một số giải pháp nhằm hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn như cho phép Ngân hàng Phát triển Việt Nam bổ sung tối đa 10.000 tỷ đồng cho các dự án vay, đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, gia hạn thời gian vay tối đa từ 12 lên 36 tháng đối với các nhóm hàng xuất khẩu rau quả, thủy sản, giảm 50% tiền thuê đất năm 2013 - 2014 với các đối tượng có số phải nộp cao hơn 2 lần mức nộp năm 2010…
Về phía các Ngân hàng thương mại, cho đến thời điểm h iện tại, rất nhiều ngân hàng đã tung ra các gói sản phẩm tín dụng riêng cho loại hình khách hàng là DNVVN. Tuy nhiên các sản phẩm này chỉ dừng lại ở cho vay ngắn hạn, vì vậy các ngân hàng thương mại cũng cần tạo ra những sản phẩm “thân thiện” hơn với DNVVN và huy động các nguồn vốn trung dài hạn dành cho khu vực này.
32
KẾT LUẬN
Qua phần giới thiệu, phân tích đánh giá của chúng tôi ở phần trên có thể thấy Cty Minh Trường Sinh có tình hình tài chính tốt, chủ doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ôtô. So với những doanh nghiệp khác cũng ngành thì Minh Trường Sinh là một trong những doanh nghiệp hoạt động ổn định, có hiệu quả. Mạc dù vậy nhưng khi Minh Trường Sinh muốn huy động vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì ko tránh khỏi các khó khăng chung của các DNVVN khi đi vay vốn.
Các kênh huy động vốn của DNVVN là: vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu. Nhưng kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu và cổ phiếu thì gần như là không thể đối với các DNVVN. Ch ỉ những doanh nghiệp có uy tín, hoạt động lâu năm, có đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc nếu không thì phải có vốn chủ s ở hữu khá lớn, tạo dựng được thương hiệu trên thị trường… đặc biệt là chủ doanh nghiệp là người trình độ quản lý, điều hành và có uy tín tốt trên thị trường. Đối với hình thức huy động vốn qua phát hành trái phiếu và cổ phiếu là rất ít DNVVN có thể thực hiện được.
Còn đối với kênh huy động vốn bằng cách đi vay các ngân hàng là kênh huy động vốn hay được các DNVVN sử dụng và dễ tiếp cận hơn, Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ các DNVVN trên kênh huy động vốn này. Nhưng để có thể tiếp cận được với nguồn vốn này cũng không phải dễ do cả nguyên nhân từ phía ngân hàng, doanh nghiệp và nhà nước.
Về phía các doanh nghiệp do nhiều doanh nghiệp có qui mô quá nhỏ, vì vậy mà hiệu suất thấp. Chính điều này khiến cho họ khó khăn trong việc tiếp nhận dự án, lên đề án vay vốn, kinh nghiệm là m đề án vay vốn. Ngoài ra, trình độ quản lý, năng lực và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp không tốt do đó khi thực hiện thủ tục vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn ngay ở bước chuẩn bị hồ sơ, tính minh bạch về các báo cáo tài chính, phương án kinh doanh. Ngoài ra do qui mô nhỏ nên tài sản đảm bảo cho các khoản vay của DNVVN không phải là tài sản tốt vì vậy tỷ lệ cho vay thường nhỏ.
Về phía nhà nước mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ DNVVN nhưng công tác truyền thông về chính sách hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đầy đủ. Các doanh nghiệp không biết Nhà nước có chính sách đó và chính sách ban hành ra vì thế mà chưa đến được với đời sống doanh nghiệp, doanh nghiệp không được hướng dẫn đầy đu, từ đó khiến mọi hoạt động liên quan trở nên lúng túng. Thứ hai là thủ tục hành chính rườm rà. Vì vậy, nếu không cải cách thủ tục hành chính thì các DNNVV, hộ kinh doanh vẫn còn tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn.
Về phía các ngân hàng, họ chưa tin tưởng vào các phương án kinh doanh của DNVVN, chưa có những sản phẩm cho vay phù hợp với đặc điểm của DNVVN.
Do những khó khăn trên mà việc tiếp cận các nguồn vốn của DNVVN rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề này về lâu dài phải nâng cấp hoạt động đáp ứng nhu cầu của thị
33
trường tài chính và tiền tệ, nhất là thị trường vốn tín dụng. Đối với thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản thì phải hướng các thị trường này hoạt động có chất lượng trong phục vụ các chu chuyển vốn cho nền kinh tế, nhất là vốn dài hạn, đáp ứng có hiệu quả về số lượng, đúng về thời hạn cho doanh nghiệp.
Mặt khác, Nhà nước cần hỗ trợ về mặt điều kiện như hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ về đào tạo nguồn lực, tìm hiểu, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường…nhằm tạo thêm các yếu tố và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tự vươn lên tự hoàn chỉnh đáp ứng những điều kiện vay vốn ngân hàng và tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường, ngoài xã hội một cách chủ động và có hiệu quả.
Và đặc biệt các ngân hàng cần có những chính s ách, sản phẩm cho vay phù hợp dựa trên những đặc điểm của DNVVN. Đối với những doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt các ngân hàng có thể hỗ trợ cho vay mà không cần thế chấp TSĐB. Hoặc đối với các doanh nghiệp yếu kém trong khâu quản lý hành chính thì ngân hàng cần có nhân viên hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hoàn thiện đầy đủ những giấy tờ cần có trong hồ sơ vay vốn, hoặc đồng ý cho vay với điều kiện có người của ngân hàng được giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.