Như ta đã biết trong các tiêu chuẩn về chất lượng điện áp thì độ lệch điện áp so với điện áp định mức là tiêu chuẩn cơ bản. Điều chỉnh độ lệch điện áp là công việc khó khăn nhất, tốn kém nhất, được thực hiện đồng bộ trên toàn hệ thống điện.
Chất lượng điện áp được đảm bảo nhờ các biện pháp điều chỉnh điện áp trong lưới điện truyền tải và phân phối. Các biện pháp điều chỉnh điện áp và thiết bị cần thiết để thực hiện được chọn lựa trong quy hoạch và thiết kế lưới điện và được thực hiện thường xuyên trong công tác vận hành. Về cơ bản mục đích chính của việc điều chỉnh điện áp là:
- Đảm bảo độ lệch điện áp trên cực thiết bị dùng điện trong tiêu chuẩn
100 dm dm U U U U % 2 2 2 P Q P R U
Với U : là điện áp thực tế trên các cực của các thiết bị dùng điện
U
, U
: là giới hạn dưới và trên của độ lệch điện áp
- Giảm tổn thất điện năng
Tổn thất công suất và tổn thất điện năng phụ thuộc mạnh vào điện áp, ta có công thức tính tổn thất công suất:
44 2 2 2 P Q P R U
Nếu như P và Q biến thiên nhỏ thì P tỷ lệ nghịch với bình phương điện áp trong lưới điện cao áp, nếu điện áp vận hành càng cao thì tổn thất càng nhỏ.
Ở lưới điện trung, hạ áp thì mức giảm P còn phụ thuộc vào sự biến thiên của công suất thực dùng theo điện áp, nhiều trường hợp điện áp thấp có lợi hơn. Ở lưới điện truyền tải siêu cao áp(500kV) còn phải xét đến tổn thất vầng quang, tổn thất này tỷ lệ thuận với điện áp, khi thời tiết tốt tổn thất vầng quang nhỏ thì điện áp cao có lợi, tuy nhiên khi thời tiết xấu thì điện áp thấp sẽ có lợi hơn để hạn chế
phóng điện vầng quang.
- Đảm bảo an toàn cho lưới điện và hệ thống điện
Các thiết bị phân phối điện bao gồm: máy biến áp, thiết bị đóng cắt, sứ cách điện … trong chế độ làm việc bình thường chỉ có thể chịu được điện áp cực đại khoản từ 5% đến 10% điện áp định mức. Do đó phải điều chỉnh điện áp sao cho không vượt quá giới hạn cho phép.
Đối với nút tải lớn và hệ thống điện thì điện áp ảnh hưởng đến ổn định điện áp và ổn định tĩnh nên cũng phải chú ý khi điều chỉnh điện áp.