Sử dụng trạm biến áp có thời gian phục hồi nhanh

Một phần của tài liệu Đánh giá độ tin cậy của lưới điện phân phối và đề xuất một số giải pháp nâng cao độ tin cậy của lưới điện phân phối áp dụng cho lưới điện huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 98 - 102)

Trạm biến áp phân phối là đầu mối cấp điện trực tiếp cho phụ tải. Trạm biến áp phân phối thường chỉ có một máy biến áp. Thời gian sửa chữa, phục hồi khá lâu, do đó cần giảm thiểu thời gian sửa chữa, thay thế ở các trạm biến áp. Trạm biến áp có thời gian phục hồi nhanh là để giải quyết vấn đề đó. ( sơ đồ hình 5.3)

Về cấu tạo trạm gồm ba phần chính:

- Vỏ trạm: có hình hộp chữ nhật, Khung được làm bằng sắt hình và bao quanh bằng tôn dày 1,5 mm. Toàn bộ vỏ trạm được sơn bằng sơn tĩnh điện.

98

Vỏ trạm được thiết kế làm 3 ngăn: ngăn máy biến áp; ngăn thiết bị cao thế ; ngăn tủ hạn thế. Các ngăn này được thiết kế có đường ray và rãnh dẫn hướng để các tủ thiết bị và máy biến áp có thể trượt trên đó đi vào và đi ra.

- Máy biến áp: Máy biến áp được thiết kế có đầu ra hạ thế ở bên sườn máy để dễ dàng tiếp xúc với phần tĩnh của chốt hợp bộ. Đầu ra cao thế ở phía trên như các máy biến áp bình thường.

Để đảm bảo an toàn, phía bệ máy được thiết kế khoá liên động với dao cách ly cao thế. Khi dao đóng không thể kéo máy ra hoặc vào.

- Tủ thiết bị cao thế: Là tủ trọn bộ có lắp các thiết bị cao thế của trạm như: cầu dao, cầu chì 22kV, chống sét van 22kV.

A A A V k W h Tñ cao th Õ M B A Tñ H ¹ th Õ H ×n h 5.3 A T A T A T A T C S C SV DC L C C M BA

Tủ được thiết kế có 6 đầu ra chính là phần động của chốt hợp bộ, khi đẩy vào ăn khớp với tĩnh của nó nằm trong vỏ trạm.

Tủ có bốn bánh xe , có thể đẩy vào kéo ra dễ dàng. Để đảm bảo an toàn tủ có khoá liên động với cầu dao cao thế. Khi dao đóng không thể kéo tủ ra ngoài vỏ.

99

- Tủ hạ thế: là tủ hợp bộ được thiết kế phân khung giống như tủ cao thế. Các thiết bị trong tủ gồm: các áttômát, đồng hồ vôn, ampe, công tơ điện, biến dòng điện.

Tủ có các bộ đầu vào ra là các phần động của chốt hợp bộ, khi đẩy tủ vào nó an khớp với phần tĩnh của chốt hợp bộ trong vỏ trạm.

Để đảm bảo an toàn tủ có khoá liên động với atomat tổng. Khi Atomat tổng đóng đóng không thể kéo tủ ra ngoài vỏ trạm.

100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Luận văn đã trình bày được các vấn đề cơ bản để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho lưới phân phối điện. Cụ thể là đã nghiên cứu các phương pháp đánh giá độ tin cậy cung cấp điện , đưa ra các giải pháp để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho lưới phân phối, nghiên cứu các vấn đề đặt dao cách ly để nâng cao được độ tin cậy của lưới phân phối trung áp.

2. Do thời gian có hạn nên trong phần áp dụng tính toán để nâng cao độ tin cậy cho lưới điện huyện Xuân Trường tác giả chỉ có thể đi sâu trình bày phương pháp tính toán nâng cao độ tin cậy bằng phương pháp phân đoạn dùng dao cách ly điều khiển. Qua phương pháp tính toán này cho thấy, phân đoạn lưới điện bằng dao cách ly điều khiển. Qua phương pháp tính toán này cho thấy, pân đoạn lưới điện bằng dao cách ly điều khiển từ xa là biện pháp rất hiệu quả trong việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối. Tuy nhiên trong luận văn mới tính được hiệu quả phận đoạn khi xảy ra sự cố, nếu tính đến ngừng điện công tác thì hiệu quả cao hơn nữa. Phương pháp tín khi ngừng điện công tác cũng giống như tính toán khi có sự cố.

KIẾN NGHỊ

1. Trong thời gian tiếp theo tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa vấn đề nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của lưới phân phối điện để có thể áp dụng cho lưới điện tỉnh Nam Định.

2. Đối với lưới điện phân phối trung áp nên sử dụng nhiều các thiết bị phân đoạn có điều khiển từ xa để nâng cao hơn nữa độ tin cậy cho lưới, đưa vào sử dụng thiết bị tự động đóng cắt khi có sự cố xảy ra trên lưới.

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưới điện và hệ thống điện - Tập 1

Tác giả PGS. TS Trần Bách - Nhà xuất bản KHKT – 1999 2. Lưới điện và hệ thống điện - Tập 2

Tác giả PGS. TS Trần Bách – Nhà xuất bản KHKT – 2000 3. Giáo trình lưới điện

Tác giả PGS. TS Trần Bách – Nhà xuất bản Giáo dục – 2007 4. Mạng lưới cung cấp và phân phối điện

Tác giả Bùi Ngọc Thư – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 5. Cơ sở đánh giá độ tin cậy

Tác giả TS Phan Văn Khôi – Nhà xuất bản KHKT – 1987 6. Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện

Tác giả PGS.TS Lã Văn Út – Nhà xuất bản KHKT – 1999 7. Báo cáo của chi nhánh điện lực Tiên Du năm 2011

8. Richard E.Browun – Electric power distribution reliabiliti – CRC press – 2009 9. Ali A. Chowdhury, Don O.Koval – power dietribution system reliability – lEEF press – 2009.

Một phần của tài liệu Đánh giá độ tin cậy của lưới điện phân phối và đề xuất một số giải pháp nâng cao độ tin cậy của lưới điện phân phối áp dụng cho lưới điện huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)