ngoại. Có khá nhiều các nhà đầu tư ngoại tìm hiểu về thị trường chứng khoán Việt Nam, một số quỹ rất lớn đang muốn đến đầu tư, tuy nhiên vẫn còn có vấn đề là thị trường cần phải giao dịch với một số lượng giá trị lớn từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD mỗi ngày. Đối với cổ phiếu thì phải có những mã giao dịch trên 20 triệu USD mỗi ngày, hoặc ít nhất là 1 triệu USD trở lên, hơn nữa thị trường phải có sản phẩm phái sinh có tính chất phòng ngừa rủi ro khác.
Tuy nhiên, như đã được đề cập ở phần thực trạng, năm 2014 sẽ là năm khó khăn với một số công ty quản lý quỹ bởi vì đã tới tới hạn cần phải giải thể vì hết hạn. Theo đánh giá của các công ty quản lý quỹ các năm tiếp theo đặc biệt là năm 2014 là năm khó khăn, vì vậy rất cần có sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng. Đặc biệt vai trò của UBCKNN cần được phát huy, cần phải có các định hướng cần thiết cho các công ty quản lý quỹ, tiếp tục có các chính sách tạo tiền đề để thu hút vốn đầu tư vào quỹ.
Nhìn chung, dự báo tình hình cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014 là khả quan, các nhà đầu tư ngoại vẫn tiếp tục tham gia mua ròng trên thị trường chứng khoán, sẽ xuất hiện các nhà đầu tư mới với quy mô lớn hơn. Vì thế, trong năm 2014 sẽ có một lượng lớn các cổ phiếu, trái phiếu do các nhà đầu tư ngoại nắm giữ. Việc nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần hay còn gọi là việc nới room cho các nhà đầu tư ngoại sẽ càng thu hút các nhà đầu tư hơn, tuy nhiên, nếu thị trường phát triển quá nóng sẽ xuất hiện hiện tượng bong bóng và lúc đó rủi ro sẽ xuất hiện và tác động tiêu cực là khó tránh khỏi. Như vậy, cần phải có các biện pháp vừa thu hút được dòng vốn ngoại lại phải vừa có các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
3.2. Định hướng phát triển đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam khoán Việt Nam
Nhà nước và chính phủ đã có những định hướng nhất định trong phát triển thị trường chứng khoán nói chung và dòng vốn gián tiếp nước ngoài nói riêng trong giai đoạn 2010- 2020. Thị trường chứng khoán hoạt động vẫn chưa dầy dặn kinh nghiệm khi mới ra đời từ năm 2000, vì thế rất cần có sự định hướng đúng đắn của Nhà nước
và các cơ quan có thẩm quyền đồng thời để cho thị trường giữ được ổn định và phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Mục tiêu chính của định hướng phát triển trong giai đoạn này chính là phát triển cả về quy mô trong đó có cả số lượng và chất lượng. Chất lượng ở đây chính là chất lượng hoạt động cho thị trường chứng khoán, đảm bảo và duy trì trật tự an toàn cho thị trường. Thị trường chứng khoán vì còn chưa có nhiều kinh nghiệm nên bất kể các ý đồ liên kết thao túng nào cũng dễ dàng làm tổn thương tới thị trường nghiêm trọng, vì thế mà rất cần có sự quản lý chặt chẽ, tạo lập trật tự và giữ sự an toàn cho toàn bộ thị trường. Cụ thể trong chiến lược phát triển như sau:
Thứ nhất, tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường chứng
khoán, trong đó phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào năm 2020 đạt khoảng 70% GDP; đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế; đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân.
Thứ hai, tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán bằng các hình thức:
Tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường chứng khoán theo hướng cả nước chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán và từng bước cổ phần hóa Sở Giao dịch chứng khoán để bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trường.
Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm nghiệp vụ của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán; từng bước kết nối với các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong khu vực Asean.
Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và
các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các công ty chứng khoán, từng bước tăng quy mô, tiềm lực tài chính của công ty chứng khoán, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trường cho các trung gian tài chính nước ngoài phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh đối với các tổ chức trong nước.
Bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực
thi của cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở cho phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi. Đứng trước các nhà đầu tư có kinh nghiệm đến từ nước ngoài thì cần phải hết sức chú ý vì họ đã có thâm niên hoạt động lâu năm, tích lũy nhiều kinh nghiệm, mánh khóe và đều có uy tín trên thế giới. Vì thế mà các cơ quan chức năng cần phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng để quản lý được các nhà đầu tư nước ngoài này.
Thứ năm, tham gia chương trình liên kết thị trường khu vực ASEAN và thế
giới theo lộ trình phát triển và đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng hạn chế rủi ro, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát