Chức năng quan trọng của tụ bù dọc và kháng bù ngang trên đường dây dài là điều chỉnh điện áp cho các chế độ làm việc, nâng cao khả năng tải.
Chương này nghiên cứu cách thức đánh giá sơ bộ nhu cầu sử dụng các TBB này theo chức năng nêu trên. Xét một đường dây dài có các trạm phụ tải rẽ nhánh với một số giả thiết sau:
- TBB sẽ đặt trước tiên tại các trạm; kháng bù và tụ bù đặt kết hợp trong mỗi trạm bù.
- Chiều truyền tải có thể thay đổi, do đó đặt đối xứng TBB ở hai đầu đoạn - BNK và BDT có ảnh hưởng qua lại do đó cần xét phối hợp.
Như đã phân tích ở chương 2, hai TBB này có hiệu quả trong các chế độ mang tải khác nhau của đường dây. BNK tiêu thụ dòng nạp (gây bởi điện dung của đường dây), giúp giảm điện áp và giảm dòng điện trên đường dây trong chế độ làm việc non tải. Trái lại BDT làm giảm điện kháng của đường dây (giảm thông số truyền B), giúp nâng cao điện áp trong chế độ nặng tải và tăng khả năng tải. Đối với chế độ tải nhẹ đã có trang bị BNK thì dòng trên đường dây có thể có tính dung hoặc tính cảm, do đó BDT có thể gây ra bước nhảy xuống hặc nhảy lên của điện áp, còn tùy theo dòng qua tụ có tính dung hay tính cảm. Ở chế độ nặng tải BNK làm tăng thêm dòng tính cảm lại có thể tạo ra bước nhảy lên của áp trên tụ bù dọc. Do những phân tích này, ảnh
--- 56 ---
Học viên: Vũ Thế Vinh – Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
hưởng của BDT đối với chế độ non tải và ảnh hưởng của BNK trong chế độ nặng tải có thể cần tính toán cụ thể hơn.
Từ những phân tích này, ta sẽ tiến hành chọn vị trí trạm bù theo chế độ không tải / non tải và đánh giá nhu cầu BNK trước cho chế độ này. Tiếp theo xét chế độ nặng tải: đánh giá hiệu quả của việc cắt bớt các BNK hoặc trang bị BDT (BDT có thể có hiệu quả tốt cho tất cả các chế độ).