Quá trình chọn kim tạo hoa

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận nội dung phần dệt kim (Trang 37)

1. Chế độ làm việc của kim

Chế độ làm việc của kim thể hiện sự hoạt động của kim trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ công nghệ của máy được xác địh bằng các yếu tố sau:

Quỹ đạo chuyển động của kim;

Thứ tự của các giai đoạn trong quá trình tạo vòng;

Quan hệ tương đối giữa kim và các chi tiết tạo vòng chính (platin, đè kim, cái đặt sợi) và các chi tiết phụ trợ khác (cần nâng hạ kim, them bớt kim, các móc chuyển vòng….) Cách đặt sợi cho kim cũng như cách sắp xếp các cái đặt sợi và chuyển động của chúng. Trên thực tế, các máy dệt kim có thể làm việc theo các chế độ khác nhau, tùy thuộc khả năng của máy và cấu tạo vải muốn dệt. Có thể chia làm hai chế độ: Kim làm việc theo chế độ thường xuyên nếu 4 yếu tố không thay đổi, dệt các loại vải cơ bản và dẫn xuất; và kim làm việc theo chu kỳ nếu 4 yếu tố thay đổi theo chu kỳ dệt các loại sọc và hoa.

thay đổi thứ tự đặt sợi để dệt được loại vải hoa. Do đó, với các kiểu đan hoa bất kỳ nào đều cần thay đổi chế độ làm việc một số kim đã chọn cho phù hợp với rappo hoa.

2. Cơ cấu điều khiển chế độ làm việc của kim

Các thành phần của cơ cấu điều khiển

Tất cả các kiểu đan hoa đều được dệt bằng cách thay đổi chế độ làm việc của kim. Để điều khiển sự thay đổi theo chu kỳ của các chi tiết máy dệt hoa, cần có cơ cấu chuyên dung gọi là cơ cấu tạo hoa. Đôi khi tên gọi của cơ cấu được đặc tả bằng tác dụng của nó: cơ cấu sọc ngang, cơ cấu jacka, cơ cấu rua lỗ….

3. Quá trình tiếp sợi

Trên các máy dệt kim đan ngang, để tạo vòng lien tục, sợi không ngừng tở ra từ các ống sợi đặt trên giá, dẫn qua các bộ dẫn và tạo sức căng, cái đặt sợi và sợi đặt vào móc kim. Quá trình này gọi là tiếp sợi. Các cơ cấu tiếp sợi thường gồm có ba bộ phận: giá cắm ống sợi, bộ dẫn sợi, bộ tạo sức căng và độ dài sợi, cái đặt sợi.

Sợi tiếp cho kim cần có sức căng vừa đủ và đều đặn. Nếu sức căng sợi nhỏ quá, sợi chuyển động không định hướng, dễ sinh tuột vòng, sùi mép vải. Sợi căng quá dễ bị đứt trong quá trình ma sát và tạo vòng. Nếu sức ăng sợi kho6g đều thì tạo các vòng sợi to nhỏ khác nhau ảnh hưởng tới chất lượng vải và mật độ không đều.

Có hai cách tiếp sợi cho máy dệt kim đan ngang thường dung là tiêu cực và tích cực:

3.1 Tiếp sợi tiêu cực: Sợi đượctở từ ống ra và tiếp vào máy nhờ sự kéo rút của bộ phận tạo vòng. Nếu sức căng sợi thay đổi, độ đồng đều của các vòng sợi thay đổi . Để cải thiện về sức căng sợi, một số máy có trang bị bộ cấp sợi dự trữ.

3.2 Tiếp sợi tích cực: Căn cứ chiều dài sợi yêu cầu tính trước lượng sợi cấp cho máy, đồng thời có them bộ phận điều chỉnh sức căng và độ dài sợi, bảo đảm sức căng chiều dài vòng sợi luôn đều, tuy nhiên nếu độ sâu uốn sợi không đều, sức căng tiếp sợi không đều.

3.3 Các phương pháp điều chỉnh sức căng:

Có hai phương pháp điều chỉnh sức căng là sử dụng đồng tiền và các thanh tạo sức căng.

Phương pháp tạo sức căng bằng đồng tiền: cho sợi đi qua các khe đồng tiền, sử dụng các trọng lượng đồng tiền khác nhau có kết hợp lò xo để tạo sức căng cho các loại sợi khác nhau. Dễ bám bụi và sức căng không đều giữa các sợi trên máy

Phươg pháp tạo sức căng bằng các thanh dẫn: Cho sợi luồn qua các thanh dẫn tạo góc ôm ma sát để điều chỉnh sức căng bằng cách cho khoảng cách các thanh gần hoặc xa nhau. Phương pháp này có thể tự động tạo sức căng bằng khí nén và có độ đồng đều sức căng cho các sợi và dễ vệ sinh.

IV. Quá trình kéo căng - cuộn vải

Cơ cấu kéo căng cuộn vải cần đảm bảo sức căng vải theo chiều dọc và chiều ngang đều đặn, mật độ quấn theo yêu cầu thiết kế, thành cuộn tốt, cơ cấu đơn giản, chắc chắn dễ thao tác và điều chỉnh.

Do đặc điểm khi ra khỏi máy vải bị kéo căng theo chiều dọc nên có xu hướng co gang, dẫn đến các cột vòng hai bên biên dài hơn các cột vòng giữa khổ và có xu hướng xiên. Có rất nhiều phương pháp kéo căng vải:

4.1 Kéo căng cuộn vải bằng trọng lực bản thân.

Loại cơ cấu này sử dụng sử dụng trọng lực của tạ hoặc trọng lực bản than cơ cấu kéo để kéo căng vải.

Trên máy ngang phẳng dung quả tạ đơn giản với lực căng ổn định

Trên máy một giường kim cố định, cơ cấu kéo căng vải cũng được tựa trên một giá cố định để kéo căng vải bằng trọng lực bản than của cơ cấu và quả tạ điều chỉnh lực kéo. Cơ cấu này kéo căng theo chu kỳ, lực kéo thay đổi ên chỉ dung cho máy có tốc độ chậm và độ đồng đều vòng sợi không phải là chỉ tiêu quan trọng.

4.2 Kéo căng cuộn vải bằng cặp trục.

Các cơ cấu kéo căng này dung một cặp trục kéo căng vải ra khỏi khu vực tạo vòng, đồng thời điều tiết sức căng trong một phạm vi nhất định. Sau đó cuộn vải vào trục cuộn. Sau đây là một dạng cơ cấu tiêu biểu

Trên máy dệt kim tròn, giường kim chuyển động nên cơ cấu kéo căng và cuộn vải phải chuyển động đồng bộ theo. Để truyền động cho cơ cấu kéo căng, thông thường người ta dung nguyên lý của bộ bánh răng hành tinh, cam hay chuyển động độc lập bằng cơ cấu điện riêng.

V. Các cơ cấu phụ

Trên các máy dệt kim, ngoài các cơ cấu chi1h còn có các cơ cấu phụ trợ cần thiết cho quá trình công nghệ của máy như cơ cấu tạo hoa, cơ cấu tự động dừng máy, tra dầu tự động… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VI. Truyền động - mở máy và hãm máy

6.1 Bộ phận truyền động máy dệt kim gồm:

các động cơ truyền qua hệ thống dây đai; dây xích và bánh xích, bánh ma sát thông qua hộp số làm quay trục chính của máy. Từ trục chính truyền chuyển động tới các cơ cấu khác của máy.

1- Động cơ Trục chính Giường kim Các cơ cấu khác 2- Động cơ Trục chính Giường kim

Các cơ cấu khác

3- Động cơ Trục chính Các cơ cấu khác “Giường kim cố định”

4- Hộp điều khiển động cơ Cơ cấu 1 động cơ Cơ cấu 2 ……….. động cơ Giường kim

6. 2- Cơ cấu mớ và hãm máy Khi mở máy tốc độ máy tắng dần Khi hãm máy phải dừng ngay

Các máy đời cũ thường đóng mở máy bằng cơ khí

Các máy đời mới đóng mở máy bằng bộ điều khiển trung tâm

Chương 4. Đặc trưng kỹ thuật của máy dệt kim đan ngang:

Các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của máy dệt kim chủ yết gồm các mục sau: Loại vải dệt trên máy và chất lượng vải

Cơ cấu tạo vòng và chất lượng tạo vòng Số tổ tạo vòng trên máy

Năng suất máy Kích thước máy

Năng suất lao động của máy.

Năng suất máy đan tròn tính theo công thức sau:

A= (kg). (1)

hoặc A= (2)

A: Năng suất máy lý thuyết t: Thời gian máy chạy M: số tổ tạo vòng n: tốc độ quay / phút

q: trọng lượng sợi dệt 1 hàng vòng tính bằng gram; và :

q =

l: chiều dài vòng sợi tính bằng mm

T: độ nhỏ trung bình của sợi tính bằng (tex) C: số tổ cần thiết để dệt một hàng vòng Công thức (1) dùng trong thực nghiệm Công thức (2) dùng trong thiết kế tính toán

Năng suất thực tế của máy Att bằng năng suất lý thuyết nhân hệ số thời gian có ích Kci Att = Alt.Kci (Kci = 0.6-0.85)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

@ Tài liệu kỹ thuật tại công ty Thắng Thăng

@ Tài liệu chuyên ngành

@ Tài liệu sách kỹ thuật dệt

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận nội dung phần dệt kim (Trang 37)