Tất cả các mô tả ở trên là sự đúc kết kinh nghiệm và quy trình làm việc khoa học, tiên tiến cùng với sự đóng góp ý kiến của rất nhiều chuyên gia danh tiếng trong ngành quản lý.
e.Những Module chính trong phần mềm quản lý dịch vụ * Quản lý dịch vụ
- Quản lý thông tin khách hàng. - Quản lý thông tin xe.
- Quản lý thông tin hãng xe. - Quản lý thông tin dòng xe. - Quản lý lệnh sửa chữa. - Quản lý Đặt hàng nội bộ.
*Quản lý kho
- Quản lý thông tin nhà cung cấp. - Quản lý thông tin mặt hàng. - Quản lý nhập hàng.
- Quản lý xuất hàng.
- Cập nhập đặt hàng nội bộ. - Quản lý đặt hàng bên ngoài. - Cập nhập thông tin giá thị trường. * Kế toán
- Lập phiếu thanh toán. - Quản lý thông tin phiếu thu. - Quản lý thông tin phiếu chi.
Phiếu xuất hàng Xuất hàng Lệnh sửa chữa Có đủ hàng trong kho? Đ S
* Báo cáo
Tổng hợp tất cả các báo cáo của từng bộ phận và các báo cáo chung gồm: - Thống kê lệnh, thống kê xe.
- Tổng hợp thu - chi. - Tổng hợp lệnh. - Nhập xuất - tồn.
- Công nợ khách hàng, nhà cung cấp… * Quản lý
- Quản lý các thông tin liên quan tới hệ thống…
f.Các bước cơ bản để sử dụng được phần mềm
- Cần thiết lập thông tin người sử dụng, đó là những người trực tiếp sử dụng phần mềm vào công việc của mình. Để thêm người sử dụng và phân quyền cho người sử dụng cần phải đăng nhập vào hệ thống với tài khoản ADMIN hoặc một tài khoản nào khác có chức năng phân quyền cho người sử dụng.
- Thiết lập danh mục phụ tùng (hàng hoá) vì phụ tùng là đối tượng cơ bản nhất được quản lý trong phần mềm này. Để thêm được danh mục phụ tùng cần phải:
+ Thêm danh sách các loại hàng (đùng để phân biệt các chủng loại hàng hoặc vị trí lắp đặt ví dụ: gầm, máy, điện…) trong phần “kho/loại hàng”.
+ Sau đó vào “kho/danh mục phụ tùng” để thêm thông số phụ tùng vào trong phần mềm, chỉ nên thêm những danh mục hàng thực sự sử dụng trong đơn vị điều này giúp cho thao tác tìm kiếm sau này nhanh hơn và hiệu quả hơn.
- Thêm danh sách một số nhà cung cấp, trong danh sách nhà cung cấp nên thêm thông tin của đơn vị chủ quản vào vị trí đầu tiên.
- Lập phiếu nhập để nhập những mặt hàng còn đang tồn kho của đơn vị chủ quản vào phần mềm làm số liệu tồn đầu (việc này được làm sau khi đã kiểm kê phụ tùng tồn kho tại đơn vị chủ quản), sau khi lập phiếu nhập có thể lập các phiếu chi để thanh toán cho phiếu nhập hàng vừa rồi. Kể cả với đơn vị chủ quản cũng nên lập các phiếu chi này nhằm giúp cho các thông tin về công nợ trong hệ thống được giải trừ.
- Thêm danh mục các hãng và dòng xe (nên thêm cả logo hãng xe nếu có) – Danh mục này đã có sẵn trong phần mềm, nhưng chưa đầy đủ nên cần phải bổ sung thêm các danh mục hãng và dòng xe theo thực tế phát sinh cho phù hợp với đơn vị chủ quản.
- Lập báo giá cho xe hoặc cho khách hàng (có thể bỏ qua bước này nếu khách hàng không yêu cầu có báo giá).
- Sau đó có thể lập lệnh sửa chữa.
dụng chức năng “dịch vụ/danh mục khách” để thêm thông tin khách, “dịch vụ/danh mục xe” để thêm thông tin xe. Thông tin xe và khách chỉ cần thêm một lần duy nhất. Nếu lần sau xe tiếp tục vào sửa thì không cần thêm lại thông tin xe nữa, tương tự với khách hàng nếu khách có nhiều hơn một xe thì cũng chỉ cần thêm thông tin khách trong một lần, với những xe sau thì chỉ cần tìm đúng thông tin khách để gắn với thông tin xe mới vào.
+ Nếu đã có báo giá sửa chữa thì có thể lập lệnh sửa chữa theo báo giá (tất cả các thông tin trên báo giá sẽ được chuyển qua lệnh sửa chữa).
+ Khi đã có lệnh sửa chữa có thể lập phiếu xuất hàng cho lệnh, có thể lập phiếu chi cho lệnh.
+ Sau khi hoàn tất quá trình sửa chữa, kế toán lập phiếu thanh toán cho lệnh. Sau khi lập phiếu thanh toán thì các thông tin của lệnh sẽ không được sửa và không được xuất hàng nữa, không được phép lập phiếu chi cho lệnh nữa. Tiếp đó lập phiếu thu để thu tiền của khách.
g.Hướng dẫn sử dụng phần mềm: phụ lục 1
2.4. Kiểm định chi tiết và các cụm chi tiết
2.4.1. Mục đích, ý nghĩa công tác kiểm tra phân loại chi tiết
- Qua kiểm tra phân loại để cho phép sử dụng lại các chi tiết còn dùng lại được một cách có hiệu quả tránh lãng phí, loại bỏ những chi tiết bị hư hỏng và xác định những chi tiết có thể sửa chữa, phục hồi để dùng lại.
- Việc kiểm tra phân loại tốt sẽ cho phép nâng cao chất lượng và hạ giá thành sửa chữa.
- Nếu kiểm tra phân loại không tốt sẽ có hại cho việc sửa chữa và sử dụng sau này. Ví dụ: dùng lại các chi tiết hư hỏng.
Công tác kiểm tra phân loại chi tiết được tiến hành sau khi chi tiết đã được tẩy rửa sạch sẽ, bao gồm 3 loại công việc:
- Kiểm tra chi tiết để phát hiện và xác định trạng thái chất lượng của chúng. - Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật để phân loại chúng thành:
+ Dùng được.
+ Phải sửa chữa mới dùng được. + Loại bỏ.
-Tập hợp các tài liệu sau khi kiểm tra phân loại để chỉ đạo công tác sửa chữa. Dựa trên cơ sở chức năng của chi tiết trong cụm máy mà tổ chức kiểm tra kỹ ở mức độ nào.
Hình 2.4-Sơ đồ kiểm tra phân loại chi tiết 2.4.2. Các hư hỏng và phương pháp kiểm tra
2.4.2.1. Hư hỏng
- Chi tiết biến dạng: cong, xoắn trục dẫn đến sự không song song, không vuông góc giữa các bề mặt, các cổ trục...
- Thay đổi kích thước do hao mòn: mòn côn, ô van, giảm chiều cao, mất tính chính xác của biên dạng làm việc. Những hư hỏng này đến một giới hạn nào đó sẽ làm cho đặc tính làm việc của chi tiết, của cặp ma sát không còn đảm bảo dẫn đến hư hỏng cụm máy, xe.
- Thay đổi về tính chất: độ cứng, độ đàn hồi, trạng thái ứng suất. - Hư hỏng đột xuất ở mức vĩ mô: gãy, vỡ, sứt mẻ, nứt, thủng...
2.4.2.2. Các phương pháp kiểm tra chủ yếu a. Quan sát
- Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để xác định mức độ hư hỏng của chi tiết.
b. Đo lượng mòn
- Dùng các dụng cụ đo để xác định kích thước: thước kẹp, panme, đồng hồ đo lỗ, đo chiều sâu, căn lá, mũi V, bàn rà.
- Sử dụng các dụng cụ chuyên dùng: ca líp, các loại dưỡng, con lăn, trục chuẩn, các loại vòng chuẩn...
c. Kiểm tra hư hỏng ngầm
- Sử dụng các dụng cụ đặc biệt để phát hiện hư hỏng ngầm hoặc kiểm tra tính chất chi tiết: máy đo độ cứng, độ bóng, đàn hồi, các máy cân bằng tĩnh, cân bằng động, các máy dò khuyết tật: từ, siêu âm, quang tuyến... các thiết bị đo sử dụng quang học, khí động, các loại dụng cụ đồ gá để kiểm tra các vị trí tương quan giữa các bề mặt, các đường tâm...
2.5. Chu kỳ bảo dưỡng, sửa chữa ôtô 2.5.1. Chu kỳ bảo dưỡng:
(1). Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai thác của ôtô, tùy theo định ngạch nào đến trước.
chu kỳ bảo dưỡng định kỳ phải tính theo quy định của nhà chế tạo.
(b). Đối với những ôtô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ bảo dưỡng định kỳ phải tính theo quãng đường ôtô chạy hoặc theo thời gian khai thác của ôtô được quy định trong bảng.
(3). Đối với ôtô hoạt động ở điều kiện khó khăn (miền núi, miền biển, công trường, hải đảo..) cần sử dụng hệ số 0,8 cho chu kỳ quy định.
(4). Đối với ôtô chuyên dùng và ôtô tải chuyên dùng (ôtô cần cẩu, ôtô chở xăng dầu, ôtô đông lạnh, ôtô chữa cháy, ôtô thang, ôtô cứu hộ...) căn cứ vào đặc tính sử dụng và hướng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng định kỳ cho những hệ thống, thiết bị chuyên dùng ngoài những bộ phận thông thường của ôtô nói chung.
(5). Đối với ôtô mới hoặc ôtô sau sửa chữa lớn phải thực hiện bảo dưỡng trong thời kỳ chạy rà nhằm nâng cao chất lượng các bề mặt ma sát của cặp chi tiết tiếp xúc, giảm khả năng hao mòn và hư hỏng của các chi tiết, để nâng cao tuổi thọ tổng thành, hệ thống của ôtô.
a.Đối với ôtô mới, phải thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và quy trình bảo dưỡng của nhà sản xuất.
b.Đối với ôtô sau sửa chữa lớn, thời kỳ chạy rà được quy định là 1500km đầu tiên, trong đó phải tiến hành bảo dưỡng ở giai đoạn 500km và 1500km.
(6). Khi ôtô đến chu kỳ quy định bảo dưỡng định kỳ, phải tiến hành bảo dưỡng. Phạm vi sai lệch không được vượt quá 5% so với chu kỳ đã ấn định.
Bảng bảo dưỡng theo định kì theo sổ tay theo xe (Owner’s Manual).Trong bảng này có những quy định về bảo dưỡng theo định kỳ của từng chi tiết bộ phận trên ôtô. Nội dung bảng được quy định theo từng hãng xe.
Ví dụ: bảng bảo dưỡng theo định kỳ trong sổ tay theo xe của hãng xe HUYNDAI có nội dung như sau:
Bảng bảo dưỡng theo định kỳ: Ký hiệu sử dụng trong bảng: R: thay thế
I: Kiểm tra và sau khi kiểm tra, vệ sinh, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết. T T Nội dung Km x 1000 5 10 20 30 40 50 6 0 70 80 tháng 3 6 10 18 24 30 3 6 42 48 Bảo dưỡng máy
3 Thời gian chuẩn phun nhiên liệu
I I I I
4 Lọc nhiên liệu R R
5 Đai truyền (bơm nước/máy phát) I R I R 6 Rò rỉ hệ thống nhiên liệu I I I I I I I I 7 Dầu máy và lọc D4AF.D4AE,AL D R R R R R R R R D4AD,D4DB Cứ 15000 km hoặc 9 tháng: “R” 8 Chất làm mát máy R R
Bảo dưỡng chung
1 Dầu hộp số tự động R R
2 Dầu hộp số bằng tay I R I R
3 Dầu cầu sau I R I R
4 Bàn đạp ly hợp/phanh I I I I I I I I
5 Bình dầu ly hợp/phanh I I I I I I I I
6 Dầu phanh R R R R
7 Lót tang phanh sau I I I I
8 Phanh tay I I I I I I I I 9 Lốp xe áp lực hơi I I I I I I I I 10 Hệ thống xả I I I I I I I I 11 Rò rỉ dầu I I I I I I I I 12 Khớp và làm kín hệ nhún I I I I 13 Vòng bi bánh xe trước/sau I I I I 14 Ống mềm bộ phận làm mát I I I I I I I I 15 Chống ăn mòn phanh I I I I I I I I 16 Dây an toàn I I I I I 17 Đèn pha I I I I
18 Van kiểm tra chân không I I I I I I I
19 Khu vực vận hành tất cả các điều khiển
I I I I I I I I
Ở bảng này các hạng mục bảo dưỡng được chia làm 2 phần là phần bảo dưỡng máy và phần bảo dưỡng chung tuy nhiên ở bảng chu kỳ bảo dưỡng của hãng xe khác thì có bố trí khác đi một chút là các hạng mục bảo dưỡng được phân tách kỹ hơn.
2.5.2. Các phương pháp xác định chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật
Do tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, chất lượng chế tạo ôtô ngày càng cao, độ bền và tính tin cậy ngày càng lớn, vì vậy chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phải thay đổi để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nó có thể phát triển theo các hướng:
- Giảm bớt số cấp bảo dưỡng sửa chữa ôtô trên cơ sở duy trì tốt trạng thái kỹ thuật tốt của xe nhằm giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
- Tăng cường công tác chẩn đoán kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra. Qua đó giảm bớt tính cưỡng bức đối với một số công việc trong bảo dưỡng kỹ thuật.
- Tăng dần khối lượng công việc bảo dưỡng kỹ thuật để tạo khả năng giảm chi phí cho công tác sửa chữa.
- Kéo dài chu kỳ bảo dưỡng theo hướng tối ưu các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
a. Khái niệm về chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật hợp lý:
- Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật quá ngắn thì đảm bảo tính dự phòng an toàn cao nhưng chi phí bảo dưỡng lại quá lớn.
- Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật quá dài sẽ giảm được chi phí cho bảo dưỡng nhưng độ bền và tuổi bền của chi tiết bị giảm nhanh đồng thời tăng chi phí cho sửa chữa.
- Việc xác định chu kỳ bảo dưỡng liên quan đến nhiều yếu tố như thiết kế, chế tạo, khai thác.
Tóm lại: một chu kỳ bảo dưỡng được gọi là hợp lý khi nó đảm bảo cho phương tiện có độ tin cậy và tuổi bền sử dụng cao nhất, trong khi đó số ngày xe nằm để bảo dưỡng và chi phí cho bảo dưỡng là nhỏ nhất.
b. Các phương pháp xác định chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật:
Có nhiều phương pháp xác định chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật trên cơ sở dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau như qui luật mài mòn, năng suất vận chuyển của ôtô, xác suất hư hỏng cho phép, chi phí năng lượng cho bảo dưỡng, sửa chữa. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay thường áp dụng một số phương pháp sau:
* Phương pháp tương tự và hiệu chỉnh:
Thực tế của phương pháp này là xác định chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn hoặc với một số mô hình mẫu (loại tương tự) đã có trước ở nhà máy (hoặc ở nơi khác, nước khác) sau đó hiệu chỉnh kết quả bằng thực nghiệm trong khai thác sử dụng
* Phương pháp kinh tế kỹ thuật:
Phương pháp này kể đến ảnh hưởng đồng thời của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thông qua chi phí riêng cho bảo dưỡng và sửa chữa.
Tổng chi phí riêng cho bảo dưỡng và sửa chữa được xác định: C = Cbd + Csc ; (đồng/km)
Trong đó:
Cbd - Chi phí riêng về bảo dưỡng cho một đơn vị quãng đường (đồng/km); Csc - Chi phí riêng về sửa chữa cho một đơn vị quãng đường (đồng/km);
L B sc
L - Chu kỳ sửa chữa (km).
Ta thấy rằng: chi phí riêng cho bảo dưỡng sửa chữa là một hàm phụ thuộc vào quãng đường xe chạy:Cbd = ϕ (l); Csc = f(L). Trong trường hợp tổng quát chung là một hàm hypecbôn. Ta thấy khi chu kỳ bảo dưỡng ngắn → chi phí riêng cho bảo dưỡng tăng nhưng chi phí riêng cho sửa chữa giảm. Nếu kéo dài chu kỳ bảo dưỡng thì chi phí riêng cho bảo dưỡng giảm nhưng do lượng hao mòn tăng và hư hỏng nhiều nên chi phí riêng cho sửa chữa tăng.
Nếu kéo dài thời gian chu kỳ bảo dưỡng thì tổng chi phí giảm, nhưng đến một lúc nào đó tổng chi phí lại tăng lên. Dựa vào đồ thị ta xác định được chu kỳ bảo dưỡng hợp lý nhất để đảm bảo độ tin cậy
và đảm bảo tính kinh tế(tổng chi phí nhỏ nhất).
- C nhỏ nhất = C'
bd + C' sc ; (đ/km)
- Chu kỳ bảo dưỡng (l) hợp lý ;(km)
Hiện nay phương pháp này được áp dụng rộng rãi để xác định chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật hợp lý theo các yêu cầu của kỹ thuật và đảm bảo tính kinh tế tốt nhất.
2.6. Chạy rà
2.6.1. Ý nghĩa của việc chạy rà
Sau khi gia công cơ, các chi