5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
3.2. Mô phỏng phân bố sự cố
Trong phương pháp dự báo ngẫu nhiên, mô phỏng phân bố sự cố trong lưới
điện sẽ cho phép tính toán tần suất sự cố ngắn mạch (hoặc số lần xảy ra sự cố ngắn mạch trong 1 khoảng thời gian) cho tất cả các sự cố khác nhau tại mọi vị trí trong lưới điện. Mô phỏng phân bố sự cố bao gồm lựa chọn: điểm sự cố, loại sự cố và tính toán suất sự cốứng với ừng sự cố.
- Điểm sự cố: là điểm mà các loại ngắn mạch sẽ gây ra biến thiên điện áp ngắn hạn tại phụ tải cùng đặc tính sụt áp. Đối với lưới phân phối với đặc trưng là các mạch hình tia ngắn thì điểm sự cố sẽ là một trạm biến áp (TBA) phân phối, đoạn đường dây ngắn nối giữa 2 TBA phân phối, giữa các nút trung gian và TBA phân phối, giữa các nút trung gian với nhaụ
- Loại sự cố: Nguyên nhân gây ra sự cố trong lưới điện có nhiều và đa dạng nhưng chia ra làm 2 yếu tố là hư hỏng của thiết bị (khuyết tật, ngắn mạch,...) và các nguyên nhân bên ngoài (sét, mưa, chim,...). Trong luận văn này nghiên cứu sự cố do ngắn mạch tại TBA phân phối và các nút trên đường dây phân bố đều trên ba pha gồm 4 dạng ngắn mạch sau đây với tỷ lệ các dạng ngắn mạch như sau [2]:
33
- Ngắn mạch một pha N(1): 65% ;
- Ngắn mạch hai pha chạm đất N(1,1): 20%;
- Ngắn mạch hai pha N(2): 10% ;
- Ngắn mạch ba pha N(3): 5%;
- Suất sự cố là tổng số sự cố xảy ra trong hệ thống được xem xét trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Suất sự cố: phụ thuộc chủ
yếu vào điểm sự cố, loại sự cố và nguyên nhân gây ra sự cố. Phần lớn các giả
thiết phổ biến cho đến nay đều cho rằng sự cố có thể xảy một cách ngẫu nhiên ở bất kỳ đâu trong lưới điện, trong luận văn này không xét đến sự cố
tại lưới truyền tải và lưới hạ áp. Có thể mô phỏng suất sự cố trên lưới điện phân phối theo phân bố đều, phân bố mũ, phân bố chuẩn. Luận văn xét trường hợp phân bố suất sự cố là phân bốđềụ