Sau khi giành được chính quyền 1945, nhà nước ta phấn đấu xây dựng một nhà nước pháp chế xã hội chủ nghĩa với mục tiêu; tất cả là vì nhân dân, điều này đã được Đảng ta xác định “nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân”
Cũng như bất kỳ một đất nước nào khác, Pháp luật ra đời mang tính quyền lực nhà nước, thể hiện được quyền lực của giai cấp thống trị, pháp luật là phương tiện để thực hiện các ý chí, các mục tiêu, chính sách mà nhà nước đưa ra và để bảo vệ lợi ích của nhà nước. Vì trong xã hội có nhiều mối quan hệ khác nhau, có nhiều người có nhận thức khác nhau, trong khi đó xã hội luân luân vận động theo nhiều chiều hướng khác nhau, chính những điều này đã làm cho xã hội phát triển không ổn định. Do vậy pháp luật ra đời là để quản lý xã hội, để tạo ra một xã hội ổn định chính điều này pháp luật sẽ được áp dụng đối với toàn xã hội nghĩa là bao trùm toàn xã hội và sẽ không có một phương tiện nào thay thế được. Để cho người dân biết và bảo đảm cho pháp luật đi vào được đời sống của người dân bằng cách tuyên truyền, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông như: Báo, đài và các phương tiện truyền thông khác, các lớp tập huấn, các lớp học .v.v.. Để pháp luật đi từ Trung ương xuống đến các thôn, bản và đi vào cuộc sống của người dân;
Cùng với yêu cầu, đòi hỏi của hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội nên bắt buộc bộ máy quản lý nhà nước không ngừng nâng cao năng lực, vai trò của mình trong công tác quản lý nhà nước, trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Việc Quốc hội ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo và không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan là một bước ngoặt, thể hiện quan điểm chủ chương của Đảng và Nhà nước về xây dựng một nhà nước do dân và vì dân, đã thể hiện một bước ngoặt quan trọng trong việc thể chế hóa quyền khiếu nại, tố cáo, đây là một trong những quyền cơ bản của công dân và đã được hiến pháp công nhận.
Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, không chỉ là phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện được vai trò quản lý của nhà nước mà còn có nhiều ý nghĩa khác tác động chung đến quá trình phát triển của xã hội, góp phần vào việc ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường quản lý, chỉ đạo của cơ quan nhà nước, thúc đẩy quá trình đổi mới đất nước, tạo được lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và của Nhà nước, thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Những năm gần đây tình hình khiếu nại tố cáo tuy đã giảm đi đáng kể nhưng tính chất khiếu nại vẫn gay gắt và diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc vẫn còn tồn đọng. Nếu không đánh giá chính xác kịp thời đúng đắn tình hình thực tế, giải quyết đúng pháp luật thì sẽ gây ra hâu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới tình hình trật tự an ninh xã hội, mất lòng tin của nhân dân với cơ quan nhà nước. Do vậy, thanh tra Sở và các cấp đơn vị phải luôn coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.