Về quản lý các hội đoàn và dòng tu Công giáo

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở LÂM ĐỒNG (Trang 31 - 34)

Quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, đồng thời cũng là lực lượng có thể phủ định lịch sử. Trong quá trình thực hiện mục tiêu chính trị của mình, bất kỳ một giai cấp, một tầng lớp hoặc một tổ chức xã hội nào cũng đều quan tâm tới việc lôi kéo quần chúng làm lực lượng hậu thuẫn. Cuộc đấu tranh để giành giật quần chúng giữa lực lượng cách mạng và

phản cách mạng được coi là một bộ phận quan trọng; có tính chiến lược, quyết định tới việc hoàn thành các mục tiêu của mỗi bên trong đấu tranh. Thực tiễn cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động lợi dụng Giáo hội Công giáo ở Lâm Đồng cho thấy: để tập hợp lực lượng, củng cố thế lực cho Giáo hội, bọn phản động trong Giáo hội luôn tìm mọi thủ đoạn để đoàn ngũ hóa giáo dân, cột chặt giáo dân vào tổ chức của mình bằng các tổ chức do Giáo hội lập ra. Thông qua các tổ chức đó hoặc thông qua các hoạt động tôn giáo dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là mua chuộc bằng vật chất, vỗ về, an ủi với những người gặp hoàn cảnh éo le, trắc trở trong cuộc sống mà tiêm nhiễm tư tưởng chống cộng cho họ. Hiện nay, trong hoạt động giành giật quần chúng với ta, Giáo hội đặc biệt chú ý tới việc phục hồi lại các hội đoàn tôn giáo mà sau năm 1975, Nhà nước đã cấm không cho phép hoạt động. Các hội đoàn tôn giáo hiện nay được tổ chức một cách phong phú, đa dạng dưới nhiều hình thức, tên gọi khác nhau có khả năng thu hút hầu hết tín đồ ở mọi lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp tham gia.

Hiện nay, ở Lâm Đồng, đạo Công giáo có 21 tổ chức hoạt động mang tính hội đoàn với những danh xưng khác nhau (có nơi gọi là "giới đoàn thể", có nơi gọi là "Nhóm cầu nguyện") thu hút 60 - 70% giáo dân tham gia. Có người cùng một lúc sinh hoạt 2 - 3 đoàn thể khác nhau, rất khó thống kê số hội viên của từng tổ chức. Có thể chia 21 hội đoàn này thành ba loại: loại hoạt động thuần túy tôn giáo (hội hát, hội kèn, hội trống, hội dâng hoa); loại hội hoạt động từ thiện xã hội (hội TOVIA); loại hội đoàn tập hợp quần chúng rộng rãi. Trong số những hội đoàn này, trước đây có một số hội đoàn đã bị bọn phản động lợi dụng như: hội lần hạt mân côi, hội đạo binh đức mẹ, hội hiền mẫu... Qua các hình thức tổ chức đó cho thấy có sự song trùng giữa các tổ chức do Giáo hội lập ra ở khắp các xứ đạo với các tổ chức chính trị - xã hội của ta (đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội liên hiệp phụ nữ, hội phụ lão...). Điều đó phần nào phản ánh ý đồ chính trị

của Giáo hội trong việc lập lại và đổi mới hình thức hoạt động của các hội đoàn tôn giáo, làm cho công tác vận động quần chúng của ta ở các vùng giáo gặp không ít khó khăn. Trên thực tế hội đoàn Công giáo còn là lực lượng nòng cốt tham gia tích cực trong các hoạt động tu sửa nhà thờ, đòi lại đất đai của Giáo hội.

Hiện nay, hoạt động của các hội đoàn đang chuyển biến mạnh mẽ, có tổ chức rộng rãi, tránh né sự quản lý của Nhà nước. Thông qua hoạt động từ thiện nhân đạo, các hội đoàn tuyên truyền, phát triển đạo, quản lý gia đình khỏi bị "ma quỷ" cám dỗ... Ở những vùng tập trung đông giáo dân (những xã, phường có từ 70 - 80% dân số là người Công giáo) thì hội đoàn, giới đoàn thể tồn tại hoạt động song song với các đoàn thể, có nơi lấn lướt các tổ chức đoàn thể cách mạng. Trong hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi có nhiều hội viên tham gia vào hội đoàn Công giáo. Có nhiều người làm trưởng, phó các hội đoàn. Có một số cán bộ trong Ban chấp hành hội phụ nữ xã, phường (xã Lạc Lâm, Liên Hiệp, phường 4) xin nghỉ công tác để tham gia hội đoàn Công giáo.

Nhiều hội đoàn, giới đoàn đã không đăng ký với chính quyền địa phương. Các hội đoàn thuộc các dòng tu quản lý đã hoạt động công khai, như hội dòng Đa Minh, Donboscô, Phan xi cô, Vinh Sơn... Có nơi hội đoàn tổ chức ở quy mô liên giáo xứ. Mỗi hội đoàn có từ 200 - 300 hội viên ngấm ngầm hoạt động, vừa phát triển hội viên, vừa phát triển tín đồ mới. Đặc biệt là Hội đoàn Công giáo ở nhiều nơi đang làm xói mòn các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng của ta ở vùng tôn giáo.

Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước đối với hội đoàn còn bị buông lỏng nhiều năm. Trung ương chưa có văn bản để hướng dẫn quản lý hội đoàn, nên mỗi nơi quản lý theo một kiểu, không thống nhất và không xử lý có hiệu quả. Nhiều nơi không có các đoàn thể quần chúng để thanh,

thiếu niên sinh hoạt, vui chơi, giải trí mà phải dựa vào các nhà thờ, nhà dòng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở chưa chú trọng vào công tác quản lý hội đoàn. Có thể nói, nơi nào mà chi bộ, Đảng bộ, chính quyền mạnh thì thực lực cách mạng vững, giữ thế chủ động. Ngược lại, nơi nào thực lực cách mạng yếu thì các hội đoàn chủ động nắm quần chúng.

Dòng tu là một hình thức hành đạo có từ rất lâu trong Giáo hội Công giáo. Hoạt động của các dòng tu nữ là dạy giáo lý cho thanh, thiếu niên, nuôi dạy các cháu mẫu giáo. Riêng lĩnh vực giáo dục mầm non, niên học 1998 - 1999, các dòng tu đã quản lý, điều hành 13 trường, 197 lớp với 7.064/33.413 cháu trong toàn tỉnh. Điều đáng lưu ý là các lớp mầm non tư thục do bên tôn giáo mở đóng lệ phí thấp hơn so với các trường dân lập, vài nơi không chỉ không thu tiền học phí mà còn bao cấp tiền ăn cho con em dân tộc. Đa số các cháu học ở các cơ sở này đều biết làm dấu thánh trước bữa ăn, thuộc những đoạn kinh đơn giản. Hiện nay, hầu hết các lớp mầm non tư thục đều nằm trong các cơ sở thờ tự của Công giáo. Nội dung chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn giáo viên chưa đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong khi đó, các ngành, các cấp chưa có biện pháp để chấn chỉnh hoạt động này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở LÂM ĐỒNG (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w