CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp đánh giá tổn thất điện năng trong hệ thống điện, áp dụng hiệu chỉnh hệ số tổn thất cho số liệu của lưới điện phân phối việt nam (Trang 78 - 80)

Đồ thị phụ tải ngày đêm của lưới điện mẫu

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Đối với công tác quy hoạch thiết kế và quản lý hệ thống điện, do không có đầy đủ thông tin về phụ tải, thông thường tính toán tổn thất điện năng trong các lưới điện thường áp dụng các công thức quy đổi dựa trên kinh nghiệm, cả trong thực tế vận hành lẫn trong nghiên cứu giảng dạy tại các trường đại học.

Trong hầu hết các tính toán xác định TTĐN hiện nay đối với lưới điện Việt Nam, các công thức kinh nghiệm nhằm xác định mức tổn thất dựa theo phụ tải trong lưới điện đều áp dụng các đánh giá gần đúng của nước ngoài. Trong đó cách tính toán TTĐN sử dụng khái niệm hệ số tổn hao điện năng (Loss Factor) hoặc tương tự là thời gian tổn thất công suất lớn nhất (Equivalent Loss Hours) được áp dụng nhiều hơn cả.

Các kết quả tính toán trong luận văn cho thấy công thức kinh nghiệm đối với các hệ số tính TTĐN đang được áp dụng cho kết quả có sai số đáng kể so với giá trị tính chính xác từ đồ thị phụ tải.

2. Luận văn đã trình bày quy trình tính toán và một số kết quả xây dựng đồ thị phụ tải cho lưới phân phối điện Việt Nam. Khi không có số liệu đồ thị phụ tải đo lường thực tế, các đồ thị phụ tải đã xây dựng có thể được áp dụng trong một số bài toán thông dụng. Ngoài ra, các đặc trưng tiêu thụ điện năng và tổn thất điện năng cũng có thể xác định được từ đồ thị phụ tải, cho phép hiệu chỉnh các công thức kinh nghiệm phù hợp nhằm đánh giá tổn thất trong các bài toán quy hoạch, thiết kế và nâng cấp lưới điện sau này.

Các kết quả tính toán đặc trưng tổn thất điện năng từ đồ thị phụ tải xây dựng cho giai đoạn 2001÷2010 đã được sử dụng nhằm phục vụ những nghiên cứu đánh giá tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối Việt Nam.

3. Đa số kết quả (hơn 95%) cho phạm vi sai số từ 6-9%, có thể chấp nhận trong một số tính toán gần đúng. Tuy nhiên các phân tích trong luận văn cho thấy xu

hướng của các kết quả tính toán theo công thức kinh nghiệm đều cho thấy sai số dương, có nghĩa là kết quả nhận được lớn hơn giá trị thực. Vì thế hệ số tổn thất có thể hiệu chỉnh lại theo số liệu của phụ tải trong lưới điện của Việt Nam.

Dựa trên kết quả tính toán theo dữ liệu phụ tải hệ thống năm 2010, luận văn đã đưa ra đề xuất hiệu chỉnh sơ bộ công thức kinh nghiệm nhằm xác định hệ số tổn thất và thời gian tổn thất công suất lớn nhất phù hợp hơn với điều kiện lưới điện Việt Nam. Các kết quả tính toán so sánh cũng cho thấy sai số tính toán TTĐN đã giảm đi đáng kể.

4. Cần thiết có các nghiên cứu tiếp theo, thực hiện các tính toán đánh giá với một khối lượng dữ liệu của phụ tải đủ lớn trong giai đoạn vận hành gầm đây cũng như các dự báo phụ tải tương lai gần. Các nghiên cứu này nhằm mục đích đề xuất hệ số hiệu chỉnh chính xác nhất cho toàn bộ lưới điện Việt Nam. Ngoài ra cũng có thể nghiên cứu lựa chọn dạng công thức kinh nghiệm phù hợp và thuận tiện nhất đối với dữ liệu phụ tải hệ thống điện Việt Nam, có thể dễ dàng thay đổi và hiệu chỉnh trong các giai đoạn vận hành khác nhau. Trên cơ sở đó có thể thực hiện các tính toán chính xác hơn TTĐN trong điều kiện lưới điện Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp đánh giá tổn thất điện năng trong hệ thống điện, áp dụng hiệu chỉnh hệ số tổn thất cho số liệu của lưới điện phân phối việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)