Nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp giảm tổn thất điện năng áp dụng cho lưới điện tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 30)

Giảm tổn thất điện năng là một vấn đề cần thiết không chỉ đối với ngành điện, không chỉ đối với riêng Điện Việt Nam mà đối với ngành điện các nước trên thế giới. Giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và ngành điện.

Theo EVN, năm 2013 Việt Nam giảm được 1% tổn thất công suất sẽ tiết kiệm được 1.237.400 MW, tương ứng với gần 2238 tỷ đồng (tổng sản lượng điện phát ra năm 2013 là 115.06 tỷ KWh).

Ngành điện là một ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm điện nên muốn tiếp tục duy trì và phát triển thì ngành điện phải có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư mở rộng để phát triển.

Trong trường hợp lượng điện tổn thất với tỷ lệ cao. Do đây chính là một bộ phận cấu thành nên chi phí sản phẩm, nên khi tỷ lệ tổn thất cao tất yếu sẽ dẫn đến giá thành điện cao. Công ty kinh doanh điện muốn có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư thì giá bán phải cao hơn giá thành sản phẩm, giữa giá bán và giá thành là mối quan hệ tỷ lệ thuận. Giá bán điện cao, theo quy luật cung- cầu, dẫn đến sản lượng điện tiêu thụ giảm. Đối với ngành điện, đây là một thiệt hại lớn, ngành sẽ thu hồi vốn lâu, như vậy, việc sử dụng đồng vốn không hiệu quả, tất yếu dẫn đến phá sản. Nền kinh tế quốc dân cũng bị thiệt hại rất lớn, bởi ngành điện có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, khi ngành điện không tự mình phát triển đi lên thì Nhà nước phải bù lỗ bằng

21

Ngân sách Chính phủ, mà nguồn ngân sách Chính phủ được thu từ các thành phần kinh tế. Vậy, gánh nặng ngân sách buộc các thành phần kinh tế muốn tồn tại phải tăng giá bán sản phẩm của mình, dẫn đến tình trạng hạn chế tiêu dùng. Đây không phải là điều mong muốn của thị trường, của các doanh nghiệp. Điều này làm cho nền kinh tế bị đình trệ, sản phẩm hàng hoá không được lưu thông. Vậy tổn thất điện năng vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.

Ngược lại, tỷ lệ tổn thất điện năng thấp sẽ mang lại lợi ích hết sức to lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành điện nói riêng. Giảm được tổn thất điện năng tức là giảm được tỷ lệ thiết bị phát điện của nhà máy, đồng thời giảm được nhiên liệu tiêu hao,…Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào việc giảm chi phí cho toàn bộ quá trình sản xuất, tạo điều kiện hạ giá thành bán điện cho các hộ dùng điện, kích thích tiêu dùng.

Đối với các hộ sử dụng điện để sản suất, giá điện giảm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thêm thu nhập thực tế. Các sản phẩm hàng hoá được kích thích tiêu dùng hơn do giá bán thấp, sức mua tăng lên.

Đối với Nhà nước, tổn thất điện năng giảm, ngành điện tiêu thụ được nhiều điện, có lợi nhuận nên Nhà nước không phải bù lỗ, Ngân sách Nhà nước được sử dụng đầu tư vào các công việc có ích khác, tạo sự phát triển đồng đều cho xã hội.

Người dân, hộ sử dụng điện được dùng điện với giá thấp, chất lượng cao: điện áp cố định, tần số ổn định do hệ thống điện được đầu tư mới, không còn hiện tượng câu móc điện làm cho điện sử dụng bị sụt tải,…nên độ bền của các máy móc, thiết bị cao hơn. Không còn xảy ra các tình trạng tai nạn về điện đáng tiếc do vi phạm sử dụng điện, sự cố do điện gây ra: phóng điện, chập điện,…

Việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối với toàn xã hội từ Nhà nước đến ngành điện, các hộ tiêu dùng. Chính vì lẽ đó nên tổn thất điện năng đã, đang và sẽ còn là vấn đề quan trọng, là mục tiêu số một của ngành điện cần được giải quyết.

22

CHƯƠNG II

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI PHÂN PHỐI TỈNH QUẢNG NINH

Tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối điện năng là một trong những chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật quan trọng trong sản xuất kinh doanh của ngành điện. Giảm tổn thất điện năng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho nền kinh tế – xã hội, cho ngành điện và cho các hộ tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp giảm tổn thất điện năng áp dụng cho lưới điện tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)