Hướng dẫn thực hiện kế hoạch đối với thân chủ

Một phần của tài liệu Tham vấn tâm lý với giáo viên mầm non (Trang 26)

Để triển khai thực hiện để giải quyết vấn đề đòi hỏi phải thực hiện một số bước sau:

Bước 1. Xác định vấn đề

Thân chủ chỉ ra những hành vi mang tính triệu chứng và lập thành danh sách. Nhà tham vấn hướng dẫn thân chủ hoàn thành một bản liệt kê những vấn đề, những lo lắng mà thân chủ thấy cần được giúp đỡ trước khi đến gặp nhà tham vấn. Nhà tham vấn giúp thân chủ sắp xếp những thông tin thu được thành nhóm gọi là "nhóm có cùng chủ đề". Nhà tham vấn thảo luận cùng thân chủ những lo lắng và xem xét các hoạt động của thân chủ có theo mục tiêu đề ra và mang tính phát triển hay không và có phù hợp với hành vi theo chuẩn mực xã hội hay không?

Ví dụ: Vấn đề áp lực công việc của thân chủ. Nhà tham vấn có thể hướng dẫn thân chủ liệt kê các thông tin, sự kiện. Sau đó xác định sự kiện nào là quan trọng nhất, sự kiện nào là nguyên nhân chính sẽ kéo theo các sự kiện khác…Nhà tham vấn có thể sơ đồ hóa các sự kiện để giúp thân chủ nhìn thấy chúng một cách mạch lạc. Việc sắp xếp sơ đồ nên theo nhóm các vấn đề.

Sơ đồ 2: (Những sự kiện với thân chủ bị áp lực công việc)

Bước 2: Phân tích vấn đề

Yêu cầu thân chủ viết ra tất cả các giải pháp mà họ nghĩ có thể dùng để giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Giải pháp cho việc hạn chế áp lực công việc thân chủ đã liệt kê ra giấy là:

Chia sẻ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp; Thăm khám y tế đơn thuần; Thảo luận với nhà tham vấn về những áp lực đó (đến từ đâu, khi nào, mức độ, giải pháp hạn chế);....

Bước 3: Liệt kê các giải pháp có thể thực hiện với những thuận lợi và bất lợi trong mỗi giải pháp. Ví dụ, đối với các giải pháp liệt kê ở trên, ghi ra một loạt những thuận lợi và khó khăn:

1) Chia sẻ với gia đình, bạn bè và đồng nghiêp: Lợi là thời gian chia sẻ thuận lợi, không gian chia sẻ đa dạng, tức thì những bức xúc, căng thẳng gây áp lực. Bất lợi là tâm quy luật lây lan tâm lý những cảm xúc tiêu cực phía người chia sẻ có thể làm tình trạng áp lực thân chủ gia tăng, không phải ai cũng dễ dàng cảm thông với vấn đề của thân chủ.

2) Thăm khám y tế đơn thuần: Lợi là cải thiện về mặt sức khỏe sinh lý cho thân chủ, an thần, phát hiện ra những bệnh thực thể…Bất lợi không có tác dụng điều trị tâm lý, không chia sẻ được những uẩn khúc trong lòng gây áp lực, tốn kém về mặt thời gian, tài chính.

Thân chủ bị áp

lực công việc

Đồng nghiệp cam chịu Sức khỏe không tốt

Căng thẳng với học sinh Sống nguyên tắc,…

Hiệu trưởng khiển trách Phụ huynh o ép

3) Việc thảo luận với nhà tham vấn về những áp lực mà cá nhân cảm thấy: Lợi là thân chủ nói được ra những áp lực của mình; nhận thức được những nguyên nhân khiến thân chủ thấy áp lực. Đánh giá được thực sự áp lực cụ thể là gì và có hưởng giải pháp tốt nhất cho nan đề mình mắc phải. Bất lợi trong giải pháp này là thân chủ sẽ tốn nhiều thời giờ, tiền bạc và liên lạc trong việc đi tham vấn.

Bước 4: Đánh giá các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt ưu

Sau khi phân tích những điểm lợi hại, cần xác định giải pháp ít rủi ro nhất, giải pháp tốt hơn cả. Việc đánh giá và lựa chọn giải pháp cần nằm trong tính khả thi của cá nhân, như khả năng, điều kiện khách quan và chủ quan cho việc thực hiện, thời gian, nguồn lực

Ví dụ: Giải pháp chia sẻ với người thân bạn bè đã được thân chủ thực hiện trước

khi tìm đến nhà tham vấn và nó không giúp việc thân chủ giải tỏa được vấn đề của mình. Sau khi cân nhắc về mặt thời gian, nguồn lực điều kiện khách quan và chủ quan, thân chủ đã tìm đến giải pháp tốt hơn cả là tìm sự hỗ trợ, tham vấn tâm lý từ nhà tham vấn tâm lý học đường để thảo luận vấn đề của mình.

Bước 5: Đưa ra những yêu cầu trợ giúp để giải quyết vấn đó

Cân nhắc từng bước với những yêu cầu trợ giúp bên ngoài, nhà tham vấn có thể giúp các thân chủ tìm kiếm các nguồn lực, các dịch vụ để họ thực hiện được các giải pháp của mình.

Ví dụ: Giải pháp nhà tham vấn hướng tới là tổ chức hoạt động tham vấn nhóm trong đó: Thân chủ, các đồng nghiệp của thân chủ và nhà tham vấn sẽ cùng phân tích những giải pháp khác có thể để khắc phục triệt để nguyên nhân gây ra căng thẳng, áp lực công việc phía thân chủ và nơi đồng nghiệp. Nhà tham vấn yêu cầu sự hỗ trợ của thân chủ trong việc liên lạc với các đồng nghiệp để việc tổ chức tham vấn được thuận lợi và thu được kết quả tốt nhất.

Bước 6: Lượng giá kết quả thực hiện

Kiểm tra các giải pháp và việc thực hiện kế hoạch xem có cần sửa đổi hay bổ sung điều nào cho mục tiêu giải quyết vân đề của cá nhân được hoàn thành.

Ví dụ: Với tình huống này hoạt động tham vấn chưa kết thúc mới dừng lại ở tuần

tham vấn thứ hai giải pháp tạm thời mà thân chủ chấp nhận, phần nào đã giải tỏa được áp lực tâm lý cho thân chủ trong ngắn hạn. Tuy nhiên nguyên nhân gây áp lực, căng thẳng và bức bối vẫn còn. Việc nài ép từ phụ huynh và khiển trách phía hiệu trưởng chỉ có thể kết thúc khi nhà tham vấn với kinh nghiệm tham vấn học đường cùng thân chủ và đồng nghiệp của thân chủ tìm tới phụ huynh và hiệu trưởng để có hướng giải quyết thấu đáo.

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Với tình huống khó khăn mà thân chủ gặp phải, dẫn tới áp lực tâm lý đè nặng là: “Tình trạng phụ huynh nài ép cô giáo dạy trẻ viết chữ và làm toán dẫn tới những bất đồng với phụ huynh, cô giáo nhiều lần bị hiệu trưởng gọi lên phòng hội đồng khiển trách khi không thực hiện đúng yêu cầu của phụ huynh. Sau đó, cô tìm đến nhà tham vấn chuyên

nghiệp nhờ trợ giúp.” đã hướng tôi đến việc tìm hiểu chủ đề tham vấn tâm lý cho giáo viên mầm non. Qua quá trình hoàn thiện chủ đề này với tình huống xây dựng trên tôi đưa ra một số kết luận sau:

Các kỹ năng của nhà tham vấn là yếu tố quyết định nhất đến thành công của một ca tham vấn. Trong quá trình tham vấn nhà tham vấn phải sử dụng linh hoạt rất nhiều kỹ năng. Trong đó có các kỹ năng cơ bản sau sau: Kỹ năng lắng nghe, Kỹ năng khai thác thông tin và xâu chuỗi các sự kiện trong quá trình tham vấn, Kỹ năng quan sát, Kỹ năng đặt câu hỏi, Kỹ năng phản hồi, Kỹ năng tạo lập và duy trì mối quan hệ với thân chủ… Các kỹ năng tham vấn không tách rời nhau mà có sự đan xen, tương hỗ nhau trong quá trình tham vấn. Với tình huống của thân chủ tôi đã đưa ra trong bài phần nảo đã thể hiện được những kĩ năng quan trọng đó.

Trong buổi tham vấn đầu tiên các nhà tham vấn không thể không nói đến thời gian gặp gỡ, độ dài của các buổi tham vấn, kinh phí... Tất cà các nhà tham vân bằng cách này cách khác có thế đều nói đến sự tin cậy lim nhau giữa nhà tham vấn và thân chủ, trách nhiệm các bên. tính bí mật và giới hạn của sự giữ bi mật... Và, việc giúp thân chủ vượt qua khó khăn đôi hỏi nhà tham và ta phải xác đinh được những mối lo âu có nguyên nhân của thân chủ, cùng thân chủ xây dựng các mục tiêu, xác đinh những cách thức trợ giúp thân chủ để duy trì những mực tiêu đã được xác đinh và cuối cùng lả trò chuyện về sự chấm dứt mối quan hệ tham vấn. Tất cả những vấn đề trên sẽ được nhà tham vân bộc lộ trong các giai đoạn khác nhau trong mối quan hệ tham vấn và tất cả thân chủ đều sẽ trải qua những "thủ tục" này. Mô hình tham vấn tiếp cận từ góc độ nhà tham vấn tôi sử dụng cho thân chủ dưới đây được nhiều ngành trợ giúp trên thế giới sử dụng được tổng hợp từ các mô hình tham vấn được trình bày khác nhau, bao gồm 6 giai đoạn:

Giai đoạn l: Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa nhà tham vấn và thân chủ Giai đoạn 2: Thu thập thông tin và xác định vấn đề

Giai đoạn 3: Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện Giai đoạn 4: Triển khai thực hiện giải quyết vấn đề

Giai đoạn 5: Lượng giá và kết thúc Giai đoạn 6: Theo dõi sau khi kết thúc

Quy trình tham vấn theo mô hình này đã đưa nhà tham vấn và thân chủ trong tình huống của tôi tới giai đoạn thứ ba: Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện. Theo đó, việc lập hồ sơ đánh giá ban đầu cần bao gồm những nội dung: Thông tin về thân chủ; Ấn tượng banđầu của nhà tham vấn; Lên kế hạc giải quyết vấn đề và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đối với thân chủ cũng đã được tôi trình bày chi tiết. Tuy nhiên, với tình huống này xin nhấn mạnh hoạt động tham vấn chưa kết thúc mới dừng lại ở tuần tham vấn thứ hai giải pháp tạm thời mà thân chủ chấp nhận, phần nào đã giải tỏa được áp lực tâm lý cho thân chủ trong ngắn hạn. Tuy nhiên nguyên nhân gây áp lực, căng thẳng và bức bối vẫn còn. Việc nài ép từ phụ huynh và khiển trách phía hiệu trưởng chỉ có thể kết thúc khi nhà tham vấn với kinh nghiệm tham vấn học đường, cùng thân chủ và đồng nghiệp của thân chủ tìm tới phụ huynh và hiệu trưởng để có hướng giải quyết thấu đáo.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Về việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ mẫu giáo trước khi vào lớp một

Những yếu tố tâm lý của người học sinh chỉ có thể hình thành trong hoạt động học trong nhà trường phổ thông. Nhưng trước khi vào học, trẻ phải có được những tiền đề tâm lý nhất định để vượt qua được những khó khăn khi bước vào hoạt động chủ đạo mới, môi trường mới.

Khuyến nghị mà tôi muốn đưa ra ở đây là: Với giáo viên các lớp mẫu giáo lớn có nhiệm vụ quan trọng là cùng với phụ huynh chuẩn bị về mặt tâm lý trẻ vào lớp một trường phổ thông là chuẩn bị một cách toàn diện những phẩm chất tâm lý cần thiết làm tiền đề cho hoạt động học tập. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một không phải là việc cho trẻ làm quen trước với chương trình lớp một hoặc dạy trẻ viết chữ và làm toán thật nhiều trước đó vài tháng khi trẻ vào lớp một mà cần thực hiện trong cả quá trình giáo dục mẫu giáo, trọng tâm là lớp mẫu giáo lớn thông qua các hoạt động, nhất là hoạt động vui chơi (Phạm Thị Mơ 2009, tr. 77). Cô giáo và các bậc phụ huynh có thể tạo điều kiện cho trẻ làm quen với chữ viết bằng nhiều cách như:

- Tạo môi trường chữ viết phong phú tại gia đình qua sách truyện, tạp chí, báo, nhãn mác hàng hóa…

- Dạy trẻ các bài thơ, cao dao, bài hát. Khuyến khích trẻ kể lại chuyện bằng lời của mình. - Đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe hàng ngày và không được thay thế điều này bằng cách cho trẻ xem ti vi, nghe đài hay vi tính.

- Cho trẻ xem cách người lớn đọc và coi đó là cách làm mẫu để trẻ bắt chước các hành vi của người đọc.

- Chuẩn bị cơ tay cho trẻ qua các hoạt động nặn, xếp, dán, cài, đan, tết… Khuyến khích trẻ chơi logo, hình xếp xây dựng…

2.1. Về việc đào tạo kỹ năng tham vấn học đường cho giáo viên mầm non

Khuyến nghị mà tôi muốn đưa ra là việc mở những lớp tập huấn, khóa đào tạo ngắn hạn xin tạm gọi là “nghiệp vụ tham vấn học đường cho giáo viên mầm non”. Tôi thiết nghĩ: Một khi giáo viên mầm non được đào tạo thành “nhà tham vấn học đường nghiệp dư” trong môi trường học đường với sự hỗ trợ của những nhà tham vấn học đường chuyên nghiệp, họ có thể sử dụng những kiến thức tâm lý học và các kỹ năng tham vấn nhằm giúp trường học giải quyết những vấn đề sau:

- Hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhân cách, năng lực và kỹ năng học tập, lối sống khỏe mạnh, các mối quan hệ liên nhân cách và những rối loạn cảm xúc và nhân cách...

- Hỗ trợ phụ huynh trong việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái, phát triển mối quan hệ với nhà trường một cách tích cực, phát hiện những khó khăn của con cái và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục.

- Hỗ trợ giáo viên và những thành viên khác trong nhà trường trong việc giao tiếp và tiếp cận với học sinh, kịp thời phát hiện những nhu cầu và những vấn đề cần sự can thiệp của nhà tham vấn.

- Hỗ trợ nhà trường trong việc hoạch định các chiến lược giáo dục toàn diện cho học sinh, cách thức phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục, tổ chức các hoạt động…

Mặt khác khi chính người giáo viên mầm non gặp phải những tình huống gây căng thẳng trong công việc, những mâu thuẫn, bất đồng với phụ huynh, đồng nghiệp trong giao tiếp sư phạm và việc dạy dỗ trẻ. Hay cả những vấn đề trong cuộc sống mà bất kì ai trong chúng ta có thể gặp phải, thì người giáo viên sẽ có khả năng đương đầu và giải quyết thấu đáo chính nan đề của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Duane Brown, Walrer B. Pryznasky, Ann C. Schulte, Tâm lý học tư vấn, Bản dịch tiếng Anh của nhóm tác giả: PGS.TS Nguyễn Hữu Thụ, Trương Phúc Hưng, Nguyễn Thế Hiếu, Vũ Hồng Phong.

[2] GS.TS Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lý học tiểu học, NXB Giáo dục, 2005. [3] Kiến Văn, Lý Chú Hưng, Tư vấn tâm lý học đường, NXB Phụ nữ, 2007.

[4] Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội, 2007.

[5] PGS.TS Đào Thị Oanh (chủ biên), Vấn đề nhân cách trong Tâm lý học ngày nay, Nxb Giáo dục – Hà Nội, 2007.

[6] PGS.TS Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB ĐHQG Hà Nội, 2009.

[7] TS. Nguyễn Thị Trâm Anh, Tập bài giảng tâm lý học tham vấn, Đại học sư phạm - ĐHĐN, 2012.

[8] Th.S. Nguyễn Thơ Sinh, Tư vấn tâm lý căn bản, NXB Lao động, 2006.

[9] Th.S. Phạm Thị Mơ (biên soạn), Đề cương bài giảng tâm lý học trẻ em tuổi mầm non, Đại học sư phạm - ĐHĐN, 2009.

[10] Http://dantri.com.vn/ép học chữ khivào lớp 1 làm trẻ căng thẳng. [11 Http://dantri.com.vn/để bé trong độ tuổi mầm non phát triển toàn diện. [12] Http://www.viettalk.info/2011/kĩ năng cơ bản của nhà tham vấn. [13] Http://thuvienphapluat.vn/luật giáo dục 2005.

[14] Http://www.viettalk.info/2011/nguyên tắc cơ bản của tham vấn. [15] Http://thamvantamly.wordpress.com/tham vấn học đường.

Một phần của tài liệu Tham vấn tâm lý với giáo viên mầm non (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w