Sử dụng phân bón cho cây cam

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất cam tại huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 33 - 35)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nghĩa Đàn

4.2.5. Sử dụng phân bón cho cây cam

Về chủng loại phân bón và lượng phân bón mà người dân sử dụng cho cây cam, chúng tôi tổng kết theo phiếu điều tra và trình bày trên hình 4.2 và bảng 4.6

Hình 4.2. Tỷ lệ số hộ sự dụng các loại phân bón khác nhau

Như vậy, phân bón dùng cho cây cam rất đa dạng và phong phú về chủng loại, tỷ lệ số hộ sử dụng phân chuồng trong canh tác cam quýt khá cao đạt 98% , điều này cũng cho thấy mức độ thâm canh cây cam quýt của người dân cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác.

Một vấn đề đáng quan tâm trong sự dụng phân bón là việc dùng thuốc kích thích sinh trưởng, có tới 95% số hộ áp dụng biện pháp này. Nhưng chưa quan tâm nhiều tới thời điểm phun, nồng độ và nhiệt độ khi sự dụng.

Việc sử dụng vôi bột được khá đông số hộ thực hiện ( 80% ), vôi bột thường được trộn ủ cùng phân chuồng trước khi bón lót.

* Về lượng phân bón

Đa số các hộ trồng cam ở Nghĩa Đàn chưa tuân thủ qui trình bón phân (bảng 4.6 )

Có sự chênh lệch rất lớn giữa mức bón thực tế của nông dân với khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Thể hiện rõ nét việc bón thừa phân lân; 0 - 40 g/cây ( khoảng 0 - 16% ); 0 - 12g/cây (0 - 25 %), nhất là việc bón thừa phân đạm URE; 20 - 200g/cây ( 14,28 - 28,57% ). Bên cạnh đó tình trạng bón

phân của các hộ, nhìn chung không tuân thủ theo quy trình về thời điểm bón, bón theo kinh nghiệm là chủ yếu, chưa chú trọng tới phương pháp bón.Điều này gây tốn kém về thời gian, kinh phí, giảm chất lượng quả cam quýt ( thừa đạm ) và giảm hiệu quả kinh tế.

Bảng 4.6. Số lượng một số loại phân bón nông hộ thường sự dụng

Cây Loại phân bón đvt Lượng sự dụng % so với thực tế Quy trình Thực tế

Năm thứ 1 - 3

Phân chuồng kg/cây 20 - 40 20-40 0

N g/cây 50 - 150 70 - 200 (25 – 28,57) P2O5 g/cây 40 – 80 40 – 80 0 K2O g/cây 45 45 – 60 (0 – 25) Vôi bột kg/cây 1 - 2 1 - 2 0 Năm thứ 4 - 6

Phân chuồng kg/cây 30 - 40 30 – 50 (0 – 20) N g/cây 200 - 245 250 - 320 (18,36 – 21,87) P2O5 g/cây 80 - 165 80 - 180 (0 – 8,3) K2O g/cây 75 65 - 85 0 Vôi bột kg/cây 1 - 2 1 - 2 0 Năm thứ 7 - > 10

Phân chuồng kg/cây 30 - 40 30 - 40 0

N g/cây 300 - 800 350 - 1000 (14,28 – 20 ) P2O5 g/cây 210 - 330 250 - 350 (5,71 – 16 )

K2O g/cây 90 - 105 100 - 120 (10 – 12,5 )

Vôi bột kg/cây 1 - 2 1 - 2 0

(nguồn: kết quả điều tra nông hộ và quy trình kĩ thuật sở NN & PTNT Nghệ An )

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất cam tại huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 33 - 35)