Sự di truyền liên kết giới tính:

Một phần của tài liệu NHẬN DẠNG các QUY LUẬT DI TRUYỀN BẰNG các PHÉP LAI và một số bài tập DI TRUYỀN HAY và KHÓ (Trang 27 - 28)

Cho cơ thể F1 lai với nhau. 4.1. Dấu hiệu nhận biết:

+ Tỉ lệ đực cái 1:1

+ Có tính trạng xuất hiện ở 2 giới, có tính trạng chỉ xuất hiện ở 1 giới + Kết quả F2 ở phép lai thuận và lai nghịch là khác nhau. Sự phân li tính trạng là 3:1 hay 1:1.

4.2. Các ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 1: Cho ruồi cái mắt đỏ lai với ruồi đực mắt trắng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho F1 lai với nhau được F2 phân li theo tỉ lệ 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng (ruồi mắt trắng toàn ruồi đực). Sơ đồ lai: P. XWXW x XwY ( mắt trắng) G: XW Xw, Y F1: 1XWXw: 1XWY (100% mắt đỏ) F1: XWXw x XWY G: XW, Xw XW, Y F2: 1XWXW : 1XWY: 1XWXw: 1XwY KH: 3 Ruồi mắt đỏ: 1 Ruồi mắt trắng

Ví dụ 2: Cho ruồi cái mắt trắng lai với ruồi đực mắt đỏ được F1, 50% ruồi cái mắt đỏ: 50% ruồi đực mắt trắng. Cho F1 lai với nhau được F2 phân li theo tỉ lệ 25% ruồi cái mắt đỏ: 25% ruồi cái mắt trắng: 25% ruồi đực mắt đỏ: 25% ruồi đực mắt trắng. Sơ đồ lai: P. XwXw (mắt trắng) x XwY ( mắt đỏ) G: Xw Xw, Y F1: 50%XWXw: 50%XWY F1: XWXw x XwY G: XW, Xw Xw, Y

F2: 25%XWXw : 25%XWY: 25%XwXw: 25%XwY KH: 25% ruồi cái mắt đỏ: 25% ruồi cái mắt trắng. 25% ruồi đực mắt đỏ: 25% ruồi đực mắt trắng Nếu chỉ xét tính trạng màu mắt thì tỉ lệ 1 đỏ: 1 trắng.

B-3: Phép lai thuận nghịch:

Phép lai thuận nghịch là phép lai khi ta thay đổi kiểu hình của bố mẹ. Bằng phép lai này ta có thể nhận biết được sự di truyền qua NST (di truyền qua nhân) hay sự di truyền qua tế bào chất, sự di truyền liên kết giới tính.

1. Dấu hiện nhận biết:

+ Trong sự di truyền qua nhân, kết quả phép lai thuận và lai nghịch là giống nhau.

+ Trong sự di truyền qua tế bào chất, kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau.

+ Trong sự di truyền liên kết với giới tính, kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, có tính trạng xuất hiện ở 2 giới, có tính trạng chỉ xuất hiện ở một giới. Ở đây có sự phân biệt giới tính qua các thế hệ (Tỉ lệ đực: cái là 1: 1).

(Lưu ý: Để phát hiện sự di truyền qua tế báo chất người ta còn dùng phương pháp thay nhân tế bào trứng).

2. Các ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 1: Ở đậu Hà Lan, khi lai cây đậu hạt vàng với cây đậu hạt xanh. Nếu bố mẹ thuần chủng thì dù chọn cây nào làm bố hay làm mẹ, F1 đều đồng loạt hạt vàng. Như vậy cặp gen quy định màu sắt hạt nằm trên NST thường, ở trong nhân tế bào.

Ví dụ 2: Lai 2 cây loa kèn với nhau.

Lai thuận: Lai nghịch:

P. Loa kèn xanh x Loa kèn vàng P. Loa kèn vàng x Loa kèn xanh F1: Loa kèn xanh F1: Loa kèn vàng

Ví dụ 3: Lai giữa lừa và ngựa

P. Ngựa x Lừa → F1: con la. Ngựa x Lừa → F1: con bác đô

Một phần của tài liệu NHẬN DẠNG các QUY LUẬT DI TRUYỀN BẰNG các PHÉP LAI và một số bài tập DI TRUYỀN HAY và KHÓ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w