Chi phí cho hệ thống truyền tải bao gồm 3 thành phần:
*1-Chi phí cố định: là chi phí vốn đầu tư và chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định. *2-Chi phí biến động : là chi phí cho tổn thất điện năng trên lưới điện + chi phí cho điện năng không được cung cấp(loss of load) (chi phí cho độ tin cậy ).
Chi phí tổn thất điện năng được giả thiết là SO phải chịu bằng cách mua trên thị trường điện. Không tính đến công suất phản kháng.
Chi phí do mất điện là chi phí người dùng điện phải chịu khi xảy ra mất điện. Đó không nhất thiết là chi phí cho SO, nhưng đó là chi phí thực tế của người dùng điện, là chi phí của xã hội.
Ta thấy ở lưới điện hệ thống thành phần vốn đầu tư lớn nhất, sau đó đên tổn thất điện năng, chi phí bảo dưỡng và chi phí do độ tin cậy khá nhỏ. Ở lưới phân phối bán lẻ vốn cũng lớn nhất, nhưng các thành phần vận hành, tổn thất điện năng và mất điện đều lớn.
*3-Chi phí bù trừ, chi phí thứ 3 này chỉ áp dụng khi có các truyền tải điện giữa các khu vực xa nhau hay liên quốc gia.
37
2.2.2.Doanh thu yêu cầu của hệ thống truyền tải :
Doanh thu (từ đơn vị sử dụng lưới điện) = phần biến động + phần còn lại. Thành phần thu biến động bị ảnh hưởng bởi chi phí biên ngắn hạn cho sử dụng lưới điện (short term marginal cost for use of grid). Biến động ở đây có nghĩa là phụ thuộc vào phụ tải điện.
Thành phần thu biến động gồm: tổn thất điện năng và nghẽn mạch. Thành phần con lại để bù vào chi phí còn lại.
Các thành phần chính của doanh thu yêu cầu là: *1-Lợi nhuận hợp lý trên vốn cơ bản *2-Chi phí hành chính&chi phí chung *3-Chi phí sửa chữa và bảo quản *4-Chi phí khấu hao
*5-Chi phí lợi tức và tài chính
*6-Dự phòng cho nợ sấu và nợ khó đòi *7-các chi phí khác.
2.2.3.Phương pháp tính chi phí cố định của hệ thống truyền tải:
Hệ thống lưới truyền tải gồm có: đường dây truyền tải, máy biến áp, tụ điện, kháng điện, thiết bị đóng cắt, hệ thống thông tin liên lạc và các thiết bị tài sản khác cần thiết cung cấp cho dịch vụ truyền tải điện để đảm bảo cho lưới hoạt động an toàn, hiệu quả.
*1-Chi phí cho vốn đầu tư, bảo quản và vận hành:
Công thức tổng quát để xác định chi phí cố định cho lưới điện truyền tải hàng năm (DTTT) của Công ty Truyền tải điện sẽ là :
DTTT = CV-STT + CQLTT + CKTT (2.1) Trong đó:
CV-STT: các chi phí vận hành và bảo trì hàng năm tài sản truyền tải; CQLTT: chi phí quản lý hành chính hàng năm;
CKTT: chi phí khấu hao hiện tại của lưới truyền tải điện;
38
phí “chìm” và nó có giá trị rất lớn khi so với các thành phần còn lại. Do vậy, trong các thị trường điện phần chi phí này luôn được giám sát bởi các Cơ quan Nhà nước có chức năng điều tiết thị trường. Các vấn đề được giám sát chẳng hạn như: việc xác định tổng giá trị hiện tại của lưới, tỷ lệ khấu hao, thời gian khấu hao v.v… Chi phí liên quan đến các việc đầu tư xây dựng và duy trì bảo dưỡng hệ thống điện hiện có và được xác định theo công thức sau:
CKTT = GTTT × RTT (2.2) Trong đó:
GTTT: giá trị của tổng tài sản truyền tải điện tại thời điểm đầu năm + (30% -:- 50%) tài sản truyền tải dự định sẽ đưa vào vận hành trong năm;
RTT: là tỷ lệ khấu hao (%) do cơ quan điều tiết quy định.
Việc nghiên cứu các mục tiêu và cấu trúc của thị trường điện là yếu tố chính trong việc lựa chọn các thuật toán để xây dựng các phương pháp phân bổ phí sử dụng hệ thống. Tuy nhiên, do dòng công suất truyền tải trên các đường dây là các dòng phi tuyến nên rất khó khăn để tìm được mô hình tính toán chính xác. Trong thực tế, phải sử dụng các mô hình xấp xỉ, chỉ số độ nhạy hoặc các thuật toán tỷ lệ để phân bổ dòng công suất trên các đường dây cho từng đơn vị sử dụng lưới.
2.2.4. Lợi nhuận (LNTT) mà các công ty truyền tải điện thu được phải được xác định dựa trên tiêu chí thu hút được nguồn vốn đầu tư để mở rộng, nâng cấp lưới điện truyền tải và đủ để các đơn vị này nâng cao khả năng tài chính của mình. Lợi nhuận này được xác định như sau:
LNTT = G*TT × RLTTT (2.3) Trong đó:
G*TT: giá trị của tổng tài sản truyền tải cố định ròng tại thời điểm đầu năm + -:- 50%) chi tiêu vốn dự định trong năm tới;
RLTTT: suất lợi tức được điều tiết tính theo %.
2.3. Các cách tiếp cận quốc tế đối với định giá truyền tải điện
Trong thực tiễn quốc tế, có một số cách tiếp cận đối với định giá dịch vụ truyền tải điện; các cách tiếp cận phổ biến nhất là:
39 *Phương pháp tem thư
*Phương pháp đường truyền tải hợp đồng
*Phương pháp MW-km theo khoảng cách truyền tải * Phương pháp MW-km theo tính toán dòng công suất
2.3.1-Phương pháp Tem thư:
Phương pháp tem thư, mô phỏng cách trả tiền khi gửi thư qua bưu điện. Phương pháp này cải tiến hơn phương pháp (mọi người dùng trả như nhau không phụ thuộc công suất dùng, cách này đơn giản nhưng chỉ chấp nhận được khi công suất sử dụng của người dùng không khác nhau nhiều và số tiền trả nhỏ) ở chỗ khách hàng trả theo công suất sử dụng. Cách này dễ hiểu , dễ tính nhưng vẫn không công bằng. Cũng như tem thư, thư gửi giữa 2 nhà hàng xóm sát vách cũng có giá như gửi xa hàng 100 km, tất nhiên là tem thư cũng tính theo trọng lượng thư.
Người dùng điện ở ngay cạnh nhà máy điện cũng phải trả tiền như người ở xa hàng 100 km, đây chính là chỗ yếu nhất của phương pháp tem thư khiến cho các thị trường điện dần chuyển sang dùng các phương pháp khác công bằng hơn. Hiện tại vẫn còn thị trường điện sử dụng phương pháp này do truyền thống từ trước.
Phương pháp tem thư tính tiền tải điện theo công suất tải và thời gian tải, giá này cũng phụ thuộc thời điểm : ở thời gian đỉnh (phụ tải max) giá cao hơn ngoài đỉnh. Giá ở các mùa cũng có thể khác nhau: mùa mưa, mùa khô.
Có một cải tiến của phương pháp này là phần bù vào chi phí vốn thì chia theo công suất tải còn phần chi phí hoạt động thì tính theo từng thời gian vận hành.
Phí truyền tải được tính như chi phí gửi thư của bưu điện. Chi phí gửi thư thu qua tem thư, giá tem thư chỉ phụ thuộc trọng lượng thư chứ không phụ thuộc khoảng cách gửi thư.
Theo phương pháp này phí truyền tải cũng được tính theo công suất bơm vào hoặc lấy ra từ nút của đơn vị sử dụng lưới điện , không phụ thuộc khoảng cách tải điện.
Ưu điểm của phương pháp tem thư là đơn giản nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế.
40
Phương pháp tem thư chỉ phù hợp với các hệ thống điện nhỏ, tập trung , không phân chia thành các khu vực tương đối xa nhau phải liên hệ bằng các đường dây dài.
Nếu tính phí truyền tải theo phương pháp tem thư thì sẽ dẫn đến khuyến khích mua điện năng giá rẻ từ xa. Có thể làm toàn bộ nhà máy điện ở một phía của đất nước rồi dùng đường dây siêu cao áp tải đi khắp nước, điều này dẫn đến hệ thống điện không kinh tế. Tải điện đi xa gây ra nhiều vấn đề phức tạp như chi phí tải điện lớn, tổn thất điện năng cao, dễ nghẽn mạch , thiếu công suất phản kháng , giảm khả năng ổn định của hệ thống điện.
Phương pháp “tem thư” được các dịch vụ cung cấp điện sử dụng để phân bổ chi phí truyền tải cố định cho người sử dụng dịch vụ truyền tải cố định. Đây là phương pháp tính chi phí cố định hay còn được gọi là phương pháp cố định đầu vào. Sử dụng phương pháp này sẽ không cần phải tính toán các dòng và không phụ thuộc vào khoảng cách truyền tải cũng như cách sắp xếp mạng lưới truyền tải. Nói cách khác, các cước phí truyền tải liên quan đến việc sử dụng hệ thống truyền tải xác định bằng phương pháp “tem thư” không phụ thuộc vào khoảng cách truyền tải, điểm cung cấp, điểm phân phối hay quá trình tải trên các thiết bị truyền tải khác nhau được thực hiện trong các giao dịch có trong nghiên cứu này. Phương pháp này dựa trên giả thuyết rằng toàn bộ hệ thống truyền tải được sử dụng, không kể đến những thiết bị thực tế cung cấp dịch vụ truyền tải. Với phương pháp “tem thư” sẽ phân bổ phí truyền tải cho những người sử dụng dựa trên chi phí cố định bình quân và lượng điện năng được giao dịch.
Đối với các nút phụ tải, phân bổ doanh thu theo yêu cầu sử dụng lưới truyền tải có thể chia làm hai thành phần là phí sử dụng lưới theo công suất và theo điện năng, tức là phân bố tỷ lệ doanh thu theo đóng góp của các khách hàng vào công suất cực đại của hệ thống và theo điện năng sử dụng của khách hàng được truyền tải qua lưới điện. Dưới đây trình bày ba cách tính của phương pháp “tem thư” :
41
Theo phương pháp này phí sử dụng hệ thống mà đơn vị sử dụng lưới truyền tải phải trả cho công ty truyền tải là:
𝑈𝑜𝑆𝑡,𝑦 = 1
12𝑈𝑜𝑆𝑇𝑅,𝑦𝑥 𝑃𝐷𝑡,𝑦
∑𝑛𝑡=1𝑃𝐷𝑡,𝑦 + 𝑈𝑜𝑆𝑡,𝑦−1𝐴𝐹 (2.4) Trong đó:
𝑈𝑜𝑆𝑡,𝑦: phí sử dụng hệ thống của đơn vị “t” phải trả hàng tháng của năm “y”;
𝑈𝑜𝑆𝑇𝑅,𝑦: tổng doanh thu sử dụng của hệ thống năm “y” (TR - Total Remuneration);
𝑃𝐷𝑡,𝑦: công suất đỉnh dự báo (MW) của đơn vị sử dụng lưới truyền tải “t” (PD – Peak demand);
𝑈𝑜𝑆𝑡,𝑦−1𝐴𝐹 : hệ số điều chỉnh mức chênh lệch giữa dự báo và thực tế của đơn vị “t”
cho năm trước “y-1”.
Với hệ số điều chỉnh 𝑈𝑜𝑆𝑡,𝑦−1𝐴𝐹 được cho bởi công thức:
, 1 , 1 , 1 1 , 1 , 1 , 1 1 1 1 1 (%) 12 Est t y t y AF t y y TR y n n Est t y t y t t PD PD UoS I UoS PD PD (2.5) Trong đó:
𝐼𝑦−1: tỷ lệ lãi suất 12 tháng của năm trước “y-1”;
𝑈0 𝑆𝑇𝑅,𝑦−1 : tổng doanh thu sử dụng hệ thống năm trước “y-1”;
𝑃𝐷𝑡,𝑦−1𝐸𝑠𝑡 : công suất đỉnh dự báo (MW) của đơn vị sử dụng lưới truyền tải “t” năm
trước “y-1”;
𝑃𝐷𝑡,𝑦−1: công suất đỉnh thực tế (MW) của đơn vị sử dụng lưới truyền tải “t” năm
trước “y-1”.
*2-Phương pháp “tem thư” công suất đỉnh kết hợp điện năng:
, , , , 1 , 1 , 1 , , 1 1 1 1 12 12 t y t y CAF t y TR y n TR y n t y t y t y t t PD EC
UoS UoS UoS UoS
PD EC (2.6) Trong đó:
42
𝑈𝑜𝑆𝑡,𝑦: phí sử dụng hệ thống của đơn vị “t” phải trả hàng tháng của năm “y”;
𝑈𝑜𝑆𝑇𝑅,𝑦 : tổng doanh thu sử dụng hệ thống năm “y”;
𝑃𝐷𝑡,𝑦 : công suất đỉnh dự báo (MW) của đơn vị sử dụng lưới truyền tải “t”;
𝑈𝑜𝑆𝑡,𝑦−1𝐶𝐴𝐹 : hệ số điều chỉnh kết hợp mức chênh lệch giữa dự báo và thực tế của đơn
vị “t” cho năm trước “y-1”;
𝐸𝐶𝑡,𝑦: điện năng dự báo (MWh) của đơn vị sử dụng lưới truyền tải “t” (EC – Energy Consumption);
𝛼, 𝛽: là các hệ số phân bổ tổng doanh thu sử dụng của hệ thống giữa công suất đỉnh và điện năng 𝛼 + 𝛽 = 1
Với phương pháp này hệ số điều chỉnh kết hợp được cho bởi công thức (2.7):
, 1 , 1 , 1 , 1 , 1 1 , 1 , 1 , 1 , 1 , 1 1 1 1 1 1 1 (%) 12 Est Est t y t y t y t y CAF t y y TR y n n n n Est Est t y t y t y t y t t t t PD PD EC EC UoS I UoS PD PD EC EC Trong đó:
𝐼𝑦−1 : tỷ lệ lãi suất 12 tháng của năm trước “y-1”;
𝑈𝑜𝑆𝑇𝑅,𝑦−1: tổng doanh thu sử dụng hệ thống năm trước “y-1”;
𝑃𝐷𝑡,𝑦−1𝐸𝑠𝑡 : công suất đỉnh dự báo (MW) của đơn vị sử dụng lưới truyền tải “t” năm trước “y-1”;
𝑃𝐷𝑡,𝑦−1: công suất đỉnh thực tế (MW) của đơn vị sử dụng lưới truyền tải “t” năm trước “y-1”;
𝐸𝐶 𝑡,𝑦−1𝐸𝑠𝑡 : điện năng dự báo (MWh) của đơn vị sử dụng lưới truyền tải “t” năm trước
“y-1”;
𝐸𝐶𝑡,𝑦−1: điện năng thực tế (MWh) của đơn vị sử dụng lưới truyền tải “t” năm trước
“y-1”;
𝛼, 𝛽: là các hệ số phân bổ tổng doanh thu sử dụng của hệ thống giữa công suất đỉnh và điện năng 𝛼 + 𝛽 = 1
43
*3- Phương pháp “tem thư” công suất đỉnh tháng trước
Phí sử dụng của một đơn vị trong một tháng (m) nào đó sẽ được tính trên cơ sở của công suất đỉnh của đơn vị này sử dụng trong tháng trước đó (m-1) và tổng doanh thu sử dụng hệ thống trong năm đó:
, 1 , , 1 1 1 12 t m t m TR n t m t PD UoS UoS PD (2.8) Trong đó:
𝑈𝑜𝑆𝑡,𝑚: phí sử dụng hệ thống của đơn vị “t” phải trả trong tháng m;
𝑈𝑜𝑆𝑇𝑅: tổng doanh thu sử dụng hệ thống năm “y”
𝑃𝐷𝑡,𝑚−1: công suất đỉnh (MW) của đơn vị sử dụng lưới truyền tải “t” tại tháng “m-
1”.
Công suất đỉnh của các đơn vị sử dụng lưới sẽ được dự báo bởi đơn vị vận hành hệ thống điện (SO), còn công suất đỉnh thực tế sẽ là giá trị được ghi trong hệ thống đo đếm phục vụ thanh toán thương mại. Nếu thiết bị đo đếm không được đặt tại điểm ranh giới giữa tài sản của công ty truyền tải điện và các đơn vị sử dụng lưới thì công suất đỉnh sẽ được tính toán lại để hiệu chỉnh tổn thất công suất.
Việc tính toán phí sử dụng hệ thống dựa trên phụ tải đỉnh là phù hợp về mặt kinh tế vì bản chất của dịch vụ truyền tải là vấn đề công suất và hệ thống cần được xây dựng và thanh toán theo nhu cầu tối đa của công suất. Nếu chỉ phân bổ UoS theo công suất đỉnh thì sẽ nảy sinh sự không công bằng giữa các đơn vị sử dụng lưới truyền tải vì với cùng một công suất đỉnh như nhau (tức là mức phí sử dụng hệ thống sẽ bằng nhau) thì nhà máy nào có sản lượng điện (MWh) lớn hơn sẽ có lợi hơn. Do đó, phương pháp tính toán UoS dựa trên công suất đỉnh kết hợp với điện năng sẽ chính xác và công bằng hơn cho các đơn vị sử dụng lưới.
Tóm lại: theo mô hình đơn giản nhất của phương pháp “tem thư”, phí truyền tải không phụ thuộc vào vị trí năng lượng được cung cấp lên lưới hay vị trí năng lượng được lấy ra khỏi lưới.
44
Nói cách khác, phương pháp này không phụ thuộc vào khoảng cách và vị trí. Đồng thời, phí truyền tải cũng không phải là hàm của thời gian. Nói chung, phí truyền tải theo phương pháp “tem thư” không đưa ra tín hiệu kinh tế thích hợp cho việc truyền tải điện, các đơn vị tham gia thị trường phải bù chéo lẫn nhau và không tính đến trách nhiệm của từng đơn vị trong vấn đề gây ra nghẽn mạch. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất là việc áp dụng tương đối đơn giản nên được áp dụng rộng rãi.
2.3.2-Các phương pháp căn cứ trên sự sử dụng thực tế lưới truyền tải :
*1-phương pháp MW-km theo khoảng cách truyền tải: phương pháp này tính phân bố phí truyền tải cho các giao dịch truyền tải điện theo dòng công suất mà giao dịch tham gia vào từng đường dây và độ dài của đường dây:
, , k k t k k K t k k t k t T k K c L MW TC TC