Giá trị văn hóa, đạo đức nhân cách trong thời đại ngày nay

Một phần của tài liệu Thảo luận giá trị của tư tưởng hồ chí minh trong thời đại ngày nay (Trang 33 - 39)

Nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách của một vĩ nhân không chỉ ở tầm dân tộc, mà ở tầm thời đại, tầm nhân loại. Chính vì thế, Người đã được thế giới tôn vinh là danh nhân văn hóa. Trong thế giới biến động như hiện nay thì nhân cách trong sáng, thanh tao của Hồ Chí Minh lại càng nổi cao vời vợi.

Chúng ta đang nghiên cứu để hiểu sâu hơn di sản Tư tưởng, Đạo đức Hồ Chí Minh nhằm kế thừa, vận dụng và phát triển vào hoàn cảnh hiện nay, khi chúng ta đang thực hiện đổi mới và mở cửa... Có thế nói, nhiều người trong chúng ta, kể cả một số cán bộ, đảng viên và người có chức, có quyền, đã thực hiện không tốt, thậm chí lãng quên nhiều bài học vỡ lòng cơ bản mà Hồ Chí Minh nêu lên ngay từ những ngày đầu sau khi cách mạng Tháng Tám thành công và không ngừng nhắc lại cho đến khi Người sắp qua đời. Học lại và nhất là thực hiện cho tốt những bài học ấy là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức của tất cả chúng ta từ các đồng chí Trung ương đến mọi người dân bình thường, để khẩu hiệu "sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại" không phải là một câu sáo rỗng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng ta nêu rõ rằng, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng yêu cầu: đưa các nhân tố văn hóa, tinh thần thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, ghi rõ: "Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước..." và khẳng định rằng: "Đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước,

trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình". Nghị quyết Đại hội IX của Đảng một lần nữa yêu cầu: "Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân". Kết luận của Hội nghị Trung ương 10, khóa IX, nhấn mạnh: Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước. Trong Diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng yêu cầu phải phấn đấu để mỗi tổ chức đảng và đoàn thể, mỗi cơ quan nhà nước đều là "một tấm gương văn hóa trong xã hội"

Nhắc lại các nghị quyết nói trên để thấy rõ tính bức bách của nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay; cũng là để thấy rõ rằng muốn xây dựng được tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết phải xây dựng được các phẩm chất đó trong các tổ chức của Đảng và bộ máy của Nhà nước...

Đối chiếu với tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vừa đề cập, ta càng thấy rõ vai trò quan trọng biết dường nào của đạo đức cách mạng trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung, và xây dựng văn hóa trong Đảng nói riêng. Không phải ngẫu nhiên trong Di chúc Người nói về Đảng và đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đạo đức: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân".

Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng, đối với Đảng ta, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, ngày nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi; nhất là những phẩm chất trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, về đảng viên đi trước, làng nước theo sau... là không bao giờ cũ. Nếu có cái gì gọi là cũ thì đó chính là nhận thức của chúng ta về các lời dạy của Bác không đến nơi, đến chốn, không thật đầy đủ và nhuần nhuyễn, nhất là chúng ta nói mà không đi đôi với làm, hoặc nói nhiều làm ít, khiến cho đời sống văn hóa trong Đảng, nhất là đời sống về đạo đức, có những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, đòi hỏi phải khắc phục bằng được tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống trong cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tình

trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, một căn bệnh nguy hiểm đang đục khoét cơ thể sống của Đảng ta. Trong cuộc chiến đấu sinh tử này, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta càng phải đề cao trách nhiệm tu dưỡng và thực hành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

3.2.2. Đối với thế giới

Ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ trên nhiều lĩnh vực khác về xây dựng con người và văn hóa... Trong bối cảnh mới, tư tưởng của Người mang ý nghĩa và giá trị mới.

Có thể nói, chưa bao giờ thế giới lại diễn ra nhiều nghịch lý như hiện nay. Thế giới càng giàu lên thì sự phân hóa giàu nghèo càng trở nên sâu sắc. Chính nghịch lý đó đang tạo ra những khủng hoảng về niềm tin, về tâm lý, dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như một tất yếu ở các nước được xem là văn minh, vào chính con người ở ngay các nước giàu có nhất. Trớ trêu thay, cái thế giới văn minh như đã thấy khiến con người có đủ mọi thứ, thực hiện được mọi ước mơ mà trước kia chỉ là huyền thoại lại vẫn có vô số sự bất công, vô số người mất lòng tin đã tìm đến cái chết để trốn tránh cuộc đời. Trớ trêu thay, chính ở những nước có nền kinh tế phát triển, có nhiều người là tỷ phú đô-la, lại nảy sinh hiện tượng khủng hoảng về lẽ sống, phải tìm đến những cách sống xa lạ trái với tự nhiên. Phải chăng, đó cũng chính là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức khi con người chỉ hướng vào "cái tôi" thuần túy, chạy theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Trong bối cảnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa nhân văn, về đạo đức mới đang có ý nghĩa định hướng cho con người hành động, cho con người thấy hướng đi đúng đắn.

Thế giới đã và đang nhắc tới một chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới. Người ta tìm về Hồ Chí Minh như một giá trị “bất biến” trong một thế giới đầy “vạn biến”. Thế giới ngày nay vẫn đầy rẫy bất công, vô nhân đạo, sự ích kỷ và ham muốn cá nhân. Giáo sư Sử học Ấn Độ Xanti Mauroi nhận xét có lý rằng: “Ngày nay nhân loại đang ở ngã tư đường một sự xáo động mãnh liệt khác. Nhân loại đói khát, bị tước đoạt, bị áp bức, đang kinh hoàng nhìn cuộc diễu hành huyênh hoang của phồn vinh và giàu có, bị chà đạp bởi sự giả nhân giả nghĩa xã hội ghê gớm, đi liền với cuộc cách mạng kỹ thuật khổng lồ đã tạo nên cho loài người vô vàn quyền lực, của cải và ảnh hưởng, nhưng lại không có sự tiến bộ tinh thần tương ứng và các giá trị nhân đạo phổ biến là cái gắn bó loài người thành một khối đoàn kết anh em vững chắc từ buổi bình minh của văn minh. Nhân loại dần dần đang nhường bước cho sự xuất hiện tàn nhẫn của ham

muốn cá nhân, ích kỷ để thống trị như chưa hề thấy. Chính sự xuyên tạc các giá trị nhân đạo đã làm nảy sinh những sự thiên lệch nghiêm trọng khác, xa rời con đường biến đổi cách mạng về xã hội và văn hóa số phận con người xung quanh ta. Điều cần đến là một cuộc nổi dậy về đạo đức, một sự phục hưng mới chống lại quá trình bất ổn định phi nhân tính này- ít nhiều nổi bật khắp thế giới. Ở giữa cơn khủng hoảng này, nhân loại đã sản sinh ra những danh nhân lỗi lạc làm nên thời đại như Lênin, Hồ Chí Minh và Găngđi là những người đã để lại những dấu ấn không thể sai lầm của mình để được tiếp tục theo đuổi trong các đảo lộn nhiều biến động”.

Nơi này, nơi khác người ta vẫn đang tiếp tục tìm hiểu Hồ Chí Minh là nhà dân tộc chủ nghĩa hay người cộng sản. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ những dòng sau đây của các loại chính kiến khác nhau thì chúng ta sẽ thấy có những giá trị còn lớn hơn thế. Năm 1983, để chuẩn bị cho sự ra đời của tác phẩm loại từ điển tiểu sử mang tên Văn hóa thế kỷ XX (XX Centurry culturre) do Alan Bullock và R.B Wodinger chủ biên (Do Harper and Row xuất bản năm 1983), 300 nhà khoa học trên thế giới đã được hỏi ý kiến để bình chọn danh nhân văn hóa thế kỷ XX. Hồ Chí Minh, với những tiêu chí được xác định, đã được 300 nhà khoa học chọn là một nhân vật tra cứu trong công trình đó. Trong các cuộc thảo luận, 300 nhà khoa học nhất trí cho rằng: “Hồ Chí Minh là nhà mácxít hay nhà Nho, điều đó không quan trọng. Hồ Chí Minh là người cộng sản hay là người dân tộc chủ nghĩa, điều đó không quan trọng. Chỉ cần biết Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc- người yêu nước- thế là đủ để xếp ông vào hàng danh nhân văn hóa thế kỷ XX. Vì Hồ Chí Minh là người khởi xướng và giương cao ngọn cờ giải phóng các dân tộc thuộc địa và trở thành người dẫn đường chủ chốt được mặc nhiên thừa nhận và kính trọng của châu Á và của thế giới thứ ba”.

Nhân loại sống trong thế kỷ XXI có sứ mệnh tiếp tục kế thừa và phát triển nhiều giá trị trong thế kỷ XX, một trong số đó là giá trị nhân văn. Hồ Chí Minh là người cộng sản được cả thế giới ngưỡng mộ vì có một chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Étmông Misơlê (Edmond Michelet), Bộ trưởng các quân Pháp, nhận xét về Hồ Chí Minh: “Đó là một người cộng sản theo lý tưởng... Tôi thấy ông dường như luôn luôn chịu ảnh hưởng của tác giả lớn của ông là Mác, chắc chắn là cả Lênin nữa... Nhưng trong ông có Giôrex (Jaurès)... Ông là người đã chọn chủ nghĩa cộng sản, đúng thế, nhưng có một chủ nghĩa nhân văn sâu sắc... Tôi cho là trong thế giới cộng sản, chắc chắn ông là một trong những người chấp nhận cách mạng

cộng sản chủ nghĩa, phải!... nhưng trong tự do”. Một đại biểu Mỹ đã phát biểu trong Hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nếu chủ nghĩa cộng sản như chủ nghĩa cộng sản Hồ Chí Minh thì cũng chấp nhận được”

Không phải ngày nay chúng ta mới thấy được ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ rất lâu, nhân loại tiến bộ trên thế giới, nhất là những trí thức lớn, những chính khách giàu lòng bác ái, đã từng ca ngợi và bày tỏ sự khâm phục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng, có thể nói, trong bối cảnh thế giới đang có những diễn biến phức tạp, đan xen những thời cơ và thử thách, những tiêu cực và tích cực, những nghịch lý... thì ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh càng được tỏa sáng hơn bao giờ hết.

Tên tuổi và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã thực sự là ngọn cờ trong khối óc và trái tim cửa người Việt Nam của dân tộc Việt Nam. Giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong tư tưởng của Người đã có tầm ảnh hưởng rất lớn tới dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc yêu hòa bình trên thế giới nói chung.

Tính khoa học đúng đắn và tính cách mạng sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh đã được lịch sử kiểm chứng. Trải qua những biến động của thời cuộc, tư tưởng Hồ Chí Minh càng chứng tỏ giá trị và sức sống mãnh liệt của nó. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh hoa của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào vô hạn của mỗi chúng ta. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân ta càng vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, theo mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Mỗi người Việt Nam hãy học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy lòng yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam mới, trong thời đại mới, sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới.

Không phải là không có lý khi người ta cho rằng: thế giới đã thay đổi và kiểu tư duy tuyến tính không con thích hợp với một thế giới phi tuyến. Không có một bản đồ vạch sẵn cho con đường phía trước. Những kinh nghiệm có sẵn, những phương pháp truyền thống không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Vì thế, sáng tạo và linh hoạt trong tư duy cũng như trong hành động phải là phẩm chất hàng đầu của con người Việt Nam đang sống trong thế kỷ XXI. Để có được phẩm chất đó, đỏi hỏi phải có “sự nhận thức mới, không phải về lý tưởng mà về lý luận cách mạng, thực tiễn hoạt động và thực tế đời sống”. Để làm được điều đó, phải biết khai thác cái lợi thế vô song của chúng ta, đó là uy tín của tên tuổi và sự nghiệp, tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá mà thế giới từng biết và đã tỏ lòng ngưỡng mộ. Mỗi người dân Việt Nam cần phải có ý thức giữ gìn, học tập và tiếp tục phát huy những thế lợi ấy để xây dưng đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu mong đợi.

Một phần của tài liệu Thảo luận giá trị của tư tưởng hồ chí minh trong thời đại ngày nay (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w