Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề tìm đường cứu cs có gì khác so với các bậc tiền bối đi trước?

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TỪ NĂM 1919 – 1925 (Trang 36 - 40)

khác so với các bậc tiền bối đi trước?

HD:

1. Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc:

- Công lao đầu tiên cuảNg]ời là đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam- con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ đó, mở ra hướng giải quyết cho tình trạng khủng hoảng về đơngf lối của cách mạng Việt Nam

- Người xác lập được mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, tạo cho cách mạng Việt Nam những đồng minh mới, đồng minh ấy là giai cấp vô sản toàn thế giới các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc và cả cách mạng chính quốc

- Là người Việt Nam đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng

- Nguyễn Ái Quốc đã sang lập ra Đảng cộng sản Việt Nam- nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

- Nguyễn Ái Quốc đã đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam thong qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt- một cương lĩnh giải phóng dân tộc nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp, thấm đượm tinh thần dân tộc và tính nhân văn

 Trong những công lao trên thì công lao đầu tiên được coi là công lao lớn nhất, vĩ đại nhất vì chỉ có tìm ra con đường cứu nước đúng đắn mới có thể tìm ra được những đồng minh mới phù hợp và thành lập được chính Đảng của giai cấp công nhân, vạch ra được đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam

2. Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề tìm đường cứu nước có gì khác:

- Qua thực tế lịch sử cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu đương thời ( Phan Bội Châu,

Phan Châu Trinh…) muốn dựa vào Nhật, Pháp. Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới

- Hướng ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: Người quyết định sang Châu Âu vì Châu Âu là nơi có những quan điểm dân tộc, dân chủ, bình đẳng, có nhiều học thuyết chính trị, có kinh tế, khoa học phát triển…

- Người đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, tiếp xúc với nhiều tầng lớp, Người quan sát, học hỏi, chọn lọc, khảo nghiệm. Động cơ sức mạnh tác động đến việc ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là xuất phát từ long yêu nước

- Lòng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện mang tính kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ( điều này hoàn toàn khác với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) nhưng ở Nguyễn Ái Quốc trong lòng yêu nước có một yếu tố mới đó là kết hợp ý thức đổi mới phù hợp với những biến chuyển không ngừng của thời đại. Người khẳng định: “ Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”

Câu 7: Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản?

HD:

- Trước yêu cầu lịch sử, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước. Từ năm 1911-1919, Người đã đi đến nhiều nước ở khắp các châu lục…Quá trình này đã cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc nhiều nhận thức quan trọng làm cơ sở để Người lựa chọn con đường cứu nước sau này

- Sau khi đọc sơ thảo Luận cương lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê- nin (7/1920), Nguyễn Ái Quốc quyết định lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản

Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản vì:

* Chủ quan:

- Xuất phát từ yêu cầu cách mạng của Việt Nam: Phong trào cách mạng Vn diễn ra sôi nổi, lien tục, sử dụng nhiều vũ khí tư tưởng khác nhau ( phong kiến, dân chủ tư sản) nhưng kết quả đều thất bại. Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra một con đường cứu nước mới

- Do nhãn quan chính trị và trí tuệ của NAQ: NAQ đã nhận thấy những hạn chế trong phong trào cứu nước của các bậc tiền bối…Vì vậy, dù đã khâm phục

nhưng Người không tán thành…Người đã tiến hành khảo sát thực tiễn và tìm hiểu lí luận ở nhiều nước, rút ra những kết luận về bạn và thù, nhìn thấy những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản..

* Khách quan:

- Do tác động của bối cảnh thời đại: CNTB đã chuyển hẳn sang CNĐQ, trong lòng nó tồn tại những mâu thuẫn gay gắt…

- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, chủ nghĩa Mác Lê- nin trở thành hiện thực và được truyền bá khắp nơi…sự ra đời của các ĐCS và Quốc tế cộng sản… đã giúp NAQ tìm hiểu lí luận và thực tiễn để lựa chọn một con đường cứu nước đúng đắn

Câu 8: Sự ra đời và hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh niên? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập hội?

HD:

1. Sự ra đời:

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp xuc với một số thanh niên Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm tâm xã..Đến tháng 6/1925, Người sang lập hội VNCMTN…

2. Hoạt động:

- Nguyễn Ái Quốc mở lớp chính trị đào tạo cán bộ cách mạng…

- Ra báo Thanh niên (6/1925) làm cơ quan ngôn luận, xuất bản sách Đường cách mệnh (1927), Báo Thanh niên và tác phẩm Đường cách mệnh là tài liệu tuyên truyền của hội…

- Tích cực xây dựng tổ chức cơ sở của hội và phát triển hội viên về trong nước

- Năm 1928 hội có chủ trương “ vô sản hóa”… nhờ thế phong trào công nhân có chuyển biến rõ rệt

3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc:

- Sáng lập và lãnh đạo hội VNCMTN, trực tiếp huấn luyện chính trị, trực tiếp viết bài dạy..

- Thực hiện được mục đích đào tạo cán bộ cách mạng, đem chủ nghĩa Mác Lê- nin truyền bá về trong nước

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Khi thực hiện chuyên đề “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925” tôi thấy đây là một chuyên đề có ý nghĩa thiết thực,tôi và các đồng nghiệp của mình đã và đang từng bước áp dụng chuyên đề vào thực tế giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử tai trường THCS Yên Lạc. Hy vọng kết quả học tập bộ môn sẽ tốt hơn và tạo cho học sinh thói quen tìm hiểu, sưu tầm, so sánh, đối chiếu và tìm ra mối liên hệ của các sự kiện lịch sử trong và ngoài nước.

Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi, được rút ra trong quá trình giảng dạy môn lịch sử lớp 9. Trong quá trình chuẩn bị không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để chuyên đề thực sự có hiệu quả trong giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn!

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Các cấp có liên quan cần cung cấp thêm tài liệu tham khảo và đồ dung dạy học cho được đầy đủ, kịp thời để tạo điều kiện cho giáo viên được giảng dạy tốt hơn

- Bản thân giáo viên không ngừng nghiên cứu, học hỏi, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

- Học sinh cần rèn luyện phương pháp tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, khám phá, có hứng thú, say mê, chủ động, tự giác trong học tập

- Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức cuộc thi cho học sinh thi tìm hiểu về những hoạt động, về quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TỪ NĂM 1919 – 1925 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w