Chương 3: Giải pháp.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật phá sản năm 2004 (Trang 30 - 33)

Luật phá sản năm 2004 đã khắc phục được một số nhược điểm về kỹ thuật của Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993. Cụ thể, đã đưa ra một số khái niệm dễ hiểu hơn trong việc xác định tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp; đơn giản hóa được một phần trình tự thủ tục thanh lý tài sản; đồng thời có quy định buộc chủ doanh nghiệp yêu cầu tuyên bố phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đây là những yếu tố thuận lợi để Luật phá sản phát huy tác dụng trong thực tế. Bên cạnh đó cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:

Một là: Tạo khả năng tiếp cận Luật phá sản cho các chủ doanh nghiệp, tầng lớp thương nhân nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung. Nói như thế không có

nghĩa là dùng Luật phá sản để gây sức ép với doanh nghiệp và các thương nhân và nhân dân mà đó chính là tạo cho các chủ doanh nghiệp, tầng lớp thương nhân và cả nhân dân được tiếp xúc và có kiến thức, phong cách giải quyết nợ văn minh, công bằng, kịp thời, hiệu quả và đúng pháp luật( Luật phá sản còn được hiểu thông thường là luật đòi nợ). Từ đó, xóa dần thói quen đòi nợ tự phát bằng hình thức xiết nợ; đồng thời với việc sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp, các thương nhân phải làm quen với việc giải quyết rủi ro trong kinh doanh theo những quy định pháp lý mang tính văn hóa truyền thống, khắc phục tối đa việc có Luật mà không sử dụng. Mặt khác phải khắc phục ngay tình trạng xây dựng pháp luật mà không quan tâm đến việc pháp luật có phù hợp và được sử dụng trong thực tế hay không.

Hai là: Phải có đội ngũ cán bộ tư pháp chuyên trách việc giải quyết phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã. Các cán bộ tư pháp chuyên trách phải được đào tạo chuyên môn chu đáo, không chỉ làm nhiệm vụ giải quyết các vụ án kinh tế, dân sự mà còn phải có chuyên môn sâu về quản lý tài sản doanh nghiệp. Những cán bộ này phải tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp, các thương nhân và toàn thể nhân dân. Tóm lại cán bộ ngành Tư pháp, đặc biệt là thẩm phán phụ trách phá sản phải thực sự là chỗ dựa tin cậy của mọi đối tượng trong quan hệ phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã.

Thực tiễn 10 năm thực hiện Luật phá sản năm 1993 cho thấy các chủ nợ, các doanh nghiệp mắc nợ không tìm đến tòa án một phần do không hiểu không biết đến pháp luật phá sản, một phần do chưa có niềm tin vào Tòa án (Số vụ án thụ lý ít hơn nhiều so với thực tế). Tuy nhiên để có một đội ngũ cán bộ Thẩm phán đáp ứng được yêu cầu giải quyết phá sản doanh nghiệp không phải dơn giản “muốn là có” mà đó phải là một quá trình và phải được thực hiện nghiêm túc, chặc chẽ, khoa học trước hết là phải làm tốt khâu tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ Thẩm phán, cán bộ Tư pháp trực tiếp giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, có như thế mới khắc phục được tình trạng có luật mà không biết sử dụng, sử dụng kém hiệu quả.

Ba là: Xóa bỏ dần thói quen hành chính hóa việc giải quyết nợ ở các doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp có tính chất đặc biệt liên quan đến quốc phòng, an ninh và phúc lợi xã hội). Giảm dần tư duy chính trị trong khái niệm phá sản doanh nghiệp, tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong các thành phần kinh tế; đồng thời bình đẳng trong giải quyết nợ đối với mọi loại hình doanh nhiệp (tránh hiện tượng doanh nhiệp được ưu đãi vay vốn; thua lỗ thì được hoãn nợ,

giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ còn với các doanh nhiệp khác thì bỏ mặc). Phải có cơ chế trách nhiệm vật chất rõ ràng đối với các chủ doanh nghiệp, của thương nhân bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn mà né tránh việc đệ đơn ra tòa, yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (để tránh gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân…); đồng thời có cơ chế mở cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh được xóa nợ trong trường hợp rủi ro thực tế khi giải quyết phá sản doanh nghiệp, tạo cơ hội cho họ có điều kiện lập nghiệp mới. Thực hiện tốt nội dung này, mới đảm bảo được tính ưu việc của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế bằng các công cụ chính sách của mình, cũng như tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường.

KẾT LUẬN

Khái quát chung về vấn đề phá sản, pháp luật phá sản cũng như sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của luật phá sản Việt Nam, giới thiệu nội dung luật phá sản năm 2004 và giải pháp tăng cường hiệu lực thực thi luật phá sản trong thời gian tới. Bản thân các thành viên trong nhóm 8 đã nghiên cứu, tìm hiểu để qua đó có được một nguồn kiến thức cơ bản phục vụ cho việc học tập sau này, bên cạnh đó cũng biết được những mặt ưu, nhược điểm có được ở luật phá sản năm 2004 đang hiện hành nước ta.

Qua bài tiểu luận này chúng em muốn chứng minh rằng pháp luật là một yếu tố cần và đủ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang theo đuổi.Việc đổi mới luật phá sản từ năm 1993 sang 2004 đã đánh dấu nhiều điểm tiến bộ trong cơ chế quản lí kinh tế thị trường của nhà nước. Chúng ta mong muốn sẽ áp dụng luật phá sản năm 2004 một cách hiệu quả nhất và mong luật ngày càng đổi mới, tiến bộ phù hợp với nhu cầu người dân giúp cho hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, luật phá sản nói riêng, đáp ứng được yêu cầu hội nhập và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật phá sản năm 2004 (Trang 30 - 33)