Những giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội vớ

Một phần của tài liệu Những giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội với tuổi vị thành niên (Trang 29 - 32)

D. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

6. Những giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội vớ

vai trò quan trọng của mạng xã hội đối với việc học tập, giải trí, thư giãn… của học sinh trong lứa tuổi vị thành niên là rất cao. Tuy nhiên, đa số các bạn sử dụng mạng xã hội vào mục đích ngoài học tập như: giải trí (100/500 phiếu), kết bạn (147/500 phiếu), bày tỏ cảm xúc chiếm 178 phiếu. Đây là con số rất đáng quan tâm bởi phần lớn các bạn sử dụng mạng xã hội vào mục đích ngoài học tập.

Mạng xã hội đang dần chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống con người, nhất là các bạn trẻ. Song cũng cần biết sử dụng mạng xã hội một cách khoa học để nó trở thành công cụ hữu ích trong cuộc sống chứ đừng để bị biến thành “nô lệ” của nó. Từ đó, biết tận dụng và phát huy những lợi ích tích cực mà mạng xã hội đem lại, hạn chế và loại bỏ những tiêu cực do thói quen sử dụng mạng xã hội gây ra.

6. Những giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội với tuổi vị thành niên thành niên

6.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

6.1.1. Cơ sở khoa học

Trước thực trạng học sinh trong độ tuổi vị thành niên tiếp cận mạng xã hội chưa đúng đắn đã gây những ảnh hưởng xấu. Chúng tôi đề xuất các giải pháp dựa vào những cơ sở khoa học sau:

* Cơ sở lí thuyết về tâm lí học:

Tuổi vị thành niên là lứa tuổi ham học hỏi và có nhiều khát vọng, hơn bao giờ hết, trí tò mò “phát triển” nhất trong lứa tuổi này, hơn nữa lứa tuổi này muốn được khẳng định mình, muốn khám phá và muốn người khác đặc biệt tôn trọng mình vì vậy, cần định hướng vấn đề tiếp nhận những giá trị mà cuộc cách mạng KHKT về tin học đem lại.

* Tâm lí học nhận thức:

Tổi vị thành niên là giai đoạn mà hành vi và nhận thức thường bị xáo trộn. Chính vì vậy mà chúng tôi đưa ra những giải pháp nhằm định hình cho các bạn có cái nhìn đúng đắn về mạng xã hội

6.1.2. Cơ sở thực tiễn

Trong những năm gần đây, từ khi mạng xã hội đã trở thành phổ biến ở Việt Nam bên cạnh những mặt tích cực thì những điều phiền toái từ mạng xã hội cũng

không hề ít, nó là ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống và hành động cũng như tư duy của lứa tuổi vị thành niên. Cũng từ mạng xã hội mà có nhiều “bệnh mới” được hình thành, như: Trầm cảm, ít nói, bạo lực học đường, vô cảm, lười tư duy, không viết thạo tiếng Việt và xuất hiện nhiều tiếng lóng khi giáo tiếp…

6.2. Các nhóm giải pháp

Dựa vào số liệu thống kê trên, chúng tôi nhận định rằng, gần như toàn bộ học sinh trong các trường đều tham gia các mạng xã hội, trong đó phổ biến nhất là Facebook với 93% với học sinh THPT và 47% với học sinh THCS.

Việc sử dụng mạng xã hội là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người. Nhóm tuổi vị thành niên ngồi trên ghế nhà trường đã ứng dụng rất tốt những tiện ích mà công nghệ mang lại, phục vụ cho cuộc sống, học tập, giải trí, giao lưu, kết bạn, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó, các bạn khẳng định được sự năng động, thể hiện được bản thân trước bạn bè, trước xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng một cách lạm dụng mạng xã hội của một bộ phận không nhỏ tuổi vị thành niên là quá đà. Trước thực tế đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

* Nhóm giải pháp từ phía nhà trường và gia đình.

Gia đình, nhà trường, các tổ chức trong nhà trường thường xuyên định hướng cho các bạn ý thức được những nguy cơ của việc sử dụng mạng xã hội, những nguy hiểm khi chia sẻ thông tin và suy nghĩ của bản thân lên các trang mạng này. Chúng ta có thể liên kết và mời công an, những chuyên gia tư vấn, chuyên gia tâm lý tổ chức các buổi trao đổi, cung cấp cho các bạn những thông tin pháp lý và thực tế để cảnh báo và giúp các bạn sử dụng mạng xã hội theo hướng có lợi nhất.

Cần tích hợp với môn giáo dục công dân, môn tin học. Thay vì giảng những nội dung ít thực tiễn, có thể 2 môn đó ta kết hợp giảng kỹ năng, giảng mạng xã hội, và hướng dẫn tạo facebook lớp học (để lớp trưởng quản lý facebook), tạo facebook trường (để thầy dạy tin trong trường quản lý), họ có trách nhiệm tạo các cộng đồng, các tin hay trên facebook, các thông báo, bài tập, … để các bạn thay vì lướt những thông tin không bổ ích thì sẽ đọc những thông tin có ích. Trên facebook có hướng dẫn làm bài tập từ các bạn khác, để các bạn thay vì trốn học, thì trên facebook nêu danh các bạn trốn, họ sẽ cảm thấy xấu hổ và không dám trốn.

Các gia đình nên có nhiều buổi trao đổi chuyện trò thân mật với con em mình, sắp xếp thời gian để cùng nhau tổ chức những buổi vui chơi ngoài trời, dã ngoại, du lịch ngắn để giúp các bạn học sinh thân thiện hơn với gia đình, tiếp xúc nhiều hơn với môi trường sống lành mạnh.

* Nhóm giải pháp từ Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị xã hội khác

Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị xã hội khác phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh giúp tăng cường sự giao lưu tiếp xúc thực giữa các bạn học sinh, tạo môi trường cho các bạn được hòa mình vào những hoạt động sôi nổi, bổ ích sau những giờ học. Khoảng thời gian “thực” này sẽ giúp các bạn có sự cân bằng trong cuộc sống, thay vì sống “ảo” với mạng xã hội Facebook.

Các cơ quan chức năng cần quản lý các mạng xã hội chặt chẽ hơn nữa và thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của cá nhân người sử dụng để có thể phát huy tối đa các giá trị tích cực, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội.

* Nhóm giải pháp từ chính nhà cung cấp dịch vụ

Nhà cung cấp dịch vụ góp phần rất lớn trong việc điều tiết, quản lí các dịch vụ ứng dụng của mình sao cho “cư dân mạng” có thể dễ dàng tận dụng tối đa các điểm có lợi khi tham gia mạng xã hội, hạn chế các trường hợp quá lạm dụng mạng xã hội gây nguy hại đến bản thân người tham gia. Các nhà cung cấp cũng nên hạn chế thời gian của người tham gia như không nên chơi quá khuya hay tham gia mạng xã hội trong ngày quá lâu…

Các nhà cung cấp dịch vụ hoặc bộ phận quản lý internet có thể thiết kế 1 phần mềm quản lý thời gian sử dụng Mạng xã hội dành cho các đối tượng cần dùng. Từ đó bố mẹ và nhà trường sẽ khuyến khích con em họ dùng phần mềm, để có thời gian hợp lý sử dụng mạng xã hội và học hành (giống như ko dùng quá khuya, dùng quá 12h đêm phần mềm sẽ tự động ngắt tài khoản mạng xã hội của bạn và báo ngày hôm sau truy cập tiếp)

* Nhómgiải pháp từ các cơ quan chức năng, Bộ thông tin và truyền thông.

Nhóm này có thể có các phương án như: Không cho mở quán internet thâu đêm quá 24h (hiện tại vẫn còn tình trạng các quán internet gần trường luôn hoạt động 24/24h để phục vụ các con nghiện internet); Bộ thông tin và truyền thông kết hợp các nhà cung cấp dịch vụ không cho đăng các hình ảnh, video mang tính chất 18+, bạo động, náo loạn, ….. hình ảnh không lành mạnh. Nếu làm được điều này thì các bạn sẽ không phải nhận các thông tin xấu.

Ngoài những nhóm giải pháp trên, theo quan điểm của nhóm chúng tôi, việc sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lí còn phải phụ thuộc mục đích và ý thức của người sử dụng, đó là giải pháp hữu hiệu nhất, an toàn nhất. Qua đề tài này, nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn gửi tới tất cả các bạn trẻ nói chung và các bạn trong độ tuổi vị thành niên nói riêng một thông điệp là “Hãy sử dụng mạng xã hội như những người văn minh!”.

Một phần của tài liệu Những giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội với tuổi vị thành niên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w