6. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Các giải pháp đối với Ban quản lý các KCN
3.2.2.1.Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý các KCN
Trong thời gian tới, để củng cố hoạt động của Ban quản lý KCN của tỉnh, nhằm tăng cường khả năng quản lý của Ban đối với các KCN, hướng dẫn các KCN phát triển theo hướng CNH- HĐH, cần nghiên cứu hoàn thiện mô hình quản lý các KCN. Các Bộ, Ban, Ngành trung ương thực hiện uỷ quyển cho Ban quản lý các KCN với mức độ cao hơn.Trong Ban quản lý KCN tỉnh có thể có đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành để giúp đỡ vần đề liên quan thuộc lĩnh vực phụ trách. Đồng thới nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, có thể cử Ban quản lý sang các địa phương khác thậm chí ra nước ngoài để học tập và tích luỹ kinh nghiệm.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” và thực hiện tốt cơ chế này theo đúng nghĩa của nó. Phát huy công tác cải cách thủ tục hành chính thực hiện các thủ tục
đầu tư, quản lý hoạt động trong các KCN theo cơ chế “một cửa”, “một đầu mối” tại Ban quản lý các KCN tỉnh, việc thẩm định và chấp thuận dự án, cấp phép đầu tư không qua 5 ngày làm việc, thủ tục cho thuê đất xây dựng không quá 10 ngày làm việc…
3.2.2.2.Cải thiện mội trường làm việc cho người lao động
Sự ra đời của các KCN tại Hưng Yên đã góp phần không nhỏ tạo việc làm giải quyết tình trạng lao động thất nghiệp. Thực trạng sử dụng lao động tại các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập. Vẫn còn tình trạng công nhân phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt như: một ngày phải làm việc 10 đến 12 tiếng, các chủ sử dụng lao động chưa tuân thủ bộ luật lao dộng không có chế độ nghỉ ốm; điều kiện làm việc trong các công ty dệt may, da giày rất khổ; …Chính vì vậy mà trách nhiệm của Ban quản lý các KCN của tỉnh cần phải yêu cầu các chủ đầu tư khi sử dụng lao động Việt Nam phải đảm bảo cho người lao động về thu nhập,điều kiện lam việc, nhà ở…để người lao động yên tâm làm việc lâu dài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng lao động cũng phải có những biện pháp phối hợp với các cấp lãnh đạo trong việc tạo điều kiện cho họ có môi trường sống và làm việc tốt đẹp.
3.2.2.3.Tạo nguồn cung ứng lao động tin cậy cho các DN trong KCN.
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các KCN, KCX là một vấn đề rất quan trọng. Việt Nam đang có hiện tượng “ thừa thầy, thiếu thợ”, qúa trình đào tạo chưa xét đến nhu cầu sử dụng thực tế của các DN, nhiều ngành nghề mà DN cần chúng ta lại không có.Các KCN có thể đặt hang tại các trường dạy nghề. Dựa vào dự báo và qui hoạch phát triển, các KCN cần xây dựng kế hoạch đào tạo trong đo yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Nhà nước có cơ chế khuyến khích các các cơ sở đào tạo lao động thông qua bổ sung kinh phí, miễn giảm thuế cho các cơ sở đào tạo như Tổng cục dạy nghề, các trường chuyên nghiệp… Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực cần chú trọng nâng cao trình độ dân trí và thể chất của người lao động thông qua phát triển giáo dục phổ thông, mạng lưới đào tạo ngắn hạn, nâng cao trình độ tay nghề cho lực lượng lao động tại chỗ. Đặc biệt chú ý sự
liên kết giữa những người sử dụng lao động, các trường dạy nghề, các trung tâm dịch vụ việc làm với Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kĩ thuật lành nghề đáp ứng nhu cầu ma doanh nghiệp đang cần.Ban quản lý KCN cần theo sát doanh nghiệp và cung cấp đủ thông tin kịp thời những vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động và cơ hội việc làm theo định kì hang tháng, yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt những chính sách về tiển lương, thưởng, phụ cấp, đối với người công nhân để họ nâng cao chất lượng cuộc sống, gắn bó lâu dài với DN. Đồng thời, khuyến cáo các nhà đầu tư nên lựa chọn những ngành nghề hạn chế sử dụng nhiều lao động phổ thông, tập trung đầu tư các ngành công nghệ cao, ít tác động tới môi trường, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ,…để thúc đẩy KCN phát triển đúng hướng, chất lượng và hiệu quả. Biến các KCN tại Hưng Yên không chỉ là điểm đến của các DN sản xuất mà còn là nơi dừng chân của các nhà kinh doanh giáo dục. Bằng cách hợp tác đào tạo với các trường đại học, chuyên nghiệp, trung tâm đào tạo trong nước và quốc tế.
3.2.2.4.Qui định các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong các KCN
Hiện nay việc qui định ngành nghề kinh doanh trong các KCN chưa rõ ràng, chưa làm nổi bật tính chuyên dung của từng KCN.Việc qui định ngành nghề trong từng KCN phải căn cứ vào vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu, những ngành nghề sản xuất, nghề truyền thống tại khu vực và tính năng của KCN đó.
Sớm trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư đồng thời ưu tiên thu hút dự án sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao vào các KCN. Công bố công khai danh mục những ngành nghề lĩnh vực và địa phương mà tỉnh đang khuyến khích đầu tư qui định rõ những chính sách ưu đãi thuế, vốn vay, hỗ trợ…Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính mà trọng tâm là đội ngũ trực tiếp tiếp nhận, thẩm định, giải quyết các thủ tục triển khai dự án của các nhà đầu tư. Lập danh mục các dự an ưu tiên gọi vốn đầu tư đặc biệt những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật.
KẾT LUẬN
KCN là mô hình mà các nước đang phát triên, nhất là các nước Châu Á đã và đang sử dụng như một công cụ để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Các KCN, KCX ở Việt Nam nói chung và Hưng Yên nói riêng được thành lập cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.
Nhưng trong quãng thời gian xây dựng và đi vào hoạt động của các KCN,dòng đầu tư vào các KCN liên tục biến đổi do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau .Để các KCn có thể hoạt đồng hiệu quả, góp phần ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, khai thác hiệu quả nguồn lực của tỉnh , thành phố trong nước và nước ngoài…phải có những biện pháp cụ thể nhằm lôi cuốn dòng đầu tư “chảy mạnh” vào các KCN
Trong bài khoá luận này tôi đã hệ thống các quan điểm ,lý thuyết về khái niệm,đặc điểm, vai trò chủ đạo của KCN trong nên kinh tế quốc dân; đi vào thực trạng của việc thu hút vốn đầu tư và phát triển của các KCN ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian vừa qua,đồng thời cũng rút ra những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn, tăng cường thuận lợi nhằm từng bước hoàn thiện mô hình này.
Tôi đã cố gắng đi vào vấn đề một cách hệ thống.Tuy nhiên với trình độ của sinh viên còn nhiều hạn chế, bài Khoá luận chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót .Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và độc giả.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Ngọc Thanh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHN, và ông Phạm Thái Sơn, trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Hưng Yên.
Tài liệu tham khảo
1.Ban Quản Lý các KCN tỉnh Hưng Yên ( năm 2011 ),báo cáo quá trình hình thành và phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên.
2.Báo cáo tình hình phát triển KCN tỉnh Hưng Yên năm 2011,Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên.
3.Nguyễn Văn Tuấn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt
Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005.
4.Báo cáo phát triển KCN tỉnh Bình Dương năm 2011,Ban Quản Lý các KCN tỉnh Bình Dương năm 2011.
5.Báo cáo tình hình phát triển các KCN tỉnh Bắc Giang đầu năm 2011, Sở Đầu tư và Kế hoạch tỉnh Bắc Giang năm 2011.
6.Luận văn thạc sĩ : Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp (FDI ) nhằm hình thành và phát triển các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,tác giả Bùi Tiến Minh-Đại học kinh tế quốc dân.
7.Các Website: www.hungyen.gov.vn (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên)
www.khucongnghiep.com.vn www.BinhDuong.gov.vn www.Bacgiang.com.vn
MỤC LỤC
Phần mở đầu...1
1.Tính cấp thiết của đề tài...1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...2
3. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận ...3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...4
5. Phương pháp nghiên cứu...4
6. Kết cấu của luận văn ...4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN...6
1.1.Tổng quan về Khu Công Nghiệp...6
1.1.1.Khái niệm Khu công nghiệp...6
1.1.2. Đặc điểm của các Khu công nghiệp ...7
1.1.3.Phân loại theo KCN chung ...9
1.1.5.Vai trò của khu công nghiệp đối với nền kinh tế...11
1.2.Thu hút vốn đầu tư vào các KCN...14
1.2.1.Khái niệm về vốn đầu tư...14
1.2.2. Đặc điểm của vốn đầu tư...14
1.2.3.Phân loại vốn đầu tư...14
1.2.4.Nội dung thu hút vốn đầu tư...15
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN...16
1.3.1.Các nhân tố thuộc môi trường đầu tư bên ngoài...16
1.3.2.Các nhân tố thuộc môi trường bên trong KCN...19
1.4.Một số kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một số địa phương ...21
1.4.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào KCN ở Bình Dương...21
1.4.2.Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào KCN ở Bắc Ninh...24
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH...30
2.1. Quá trình hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ...30
2.1.1.Những lợi thế của Hưng Yên trong việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN...30
2.1.2.Giới thiệu khái quát về các KCN trên địa bàn tỉnh...31
2.2.Tình hình thu hút vốn đầu tư và thực hiện vốn đầu tư vào các KCN trong thời gian qua...32
2.2.1.Các chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh...32
2.2.2.Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp trong thời gian qua ...36
2.2.3.Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các KCN...40
2.3.Đánh giá chung về thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh...46
2.3.1.Những thành công và hạn chế...46
2.3.2.Nguyên nhân của những thành công và hạn chế...52
CHƯƠNG 3 : QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH TRONG THỜI GIAN TỚI...55
3.1.Quan điểm thu hút vốn đầu tư...56
3.1.1.Phát triển nhanh, có chọn lọc, bền vững, có hiệu quả...56
3.1.2.Phát triển KCN tỉnh trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài...57
3.2.Giải pháp...58
3.2.1.Các giải pháp từ chính quyền tỉnh...58
3.2.2. Các giải pháp đối với Ban quản lý các KCN...65
KẾT LUẬN...68
Tài liệu tham khảo...69