CÁC NGUYÊN TẮC LẬP TỔNG BÌNH ĐỒ CÔNG TRƯỜNG

Một phần của tài liệu bài giảng tổng mặt bằng xây dựng (Trang 57 - 61)

VI. TỔNG BÌNH ĐỒ CÔNG TRƯỜNG

2. CÁC NGUYÊN TẮC LẬP TỔNG BÌNH ĐỒ CÔNG TRƯỜNG

− Bố trí nhà cửa, công trình , mạng lưới đường sá, điện-nước, tạm thời sao cho chúng phục vụ thi công một cách thuận lợi

− Cự ly vận chuyển vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện phải ngắn, khối lượng công tác bốc dỡ phải ít nhất

− Tôn trọng các yêu cầu về an toàn lao động, luật lệ phòng chống hỏa hoạn, điều kiện vệ sinh và sức khỏe của công nhân

− Tuân theo các hướng dẫn, các quy chuẩn, các tiêu chuẩn về thiết kế kỹ thuật

a./ Bố trí cần trục

− Xác định vị trí tâm quay của cần trục (cần trục tháp cố định), hoặc vị trí đường ray (cần trục tháp di động) sao cho bao quát toàn bộ công trình

2. CÁC NGUYÊN TẮC LẬP TBĐ CÔNG TRƯỜNG (tt) b./ Bố trí máy vận thăng và thang máy

− Mặt bằng rộng thì bố trí máy vận thăng ở phía không có cần trục tháp hoạt động

− Nếu có một máy vận thăng, thường bố trí ở giữa công trình.

− Nếu có phân đoạn, bố trí 1 máy vận thăng/phân đoạn

− Bố trí sát mép công trình và được giằng vào công trình ở các mặt sàn

c./ Bố trí máy trộn BT và trộn vữa

− Bố trí gần nơi tiêu thụ hoặc phương tiện vận chuyển. Khi thi công móng, có thể bố trí xung quanh công trường hoặc di động theo sơ đồ đổ BT

− Nằm trong bán kính hoạt động của cần trục, ở vị trí ít nguy hiểm và quãng đường vận chuyển ngắn nhất

− Nên bố trí ít nhất hai máy trộn và đối xứng nhau so với trọng tâm của công trình (nếu mặt bằng rộng)

2. CÁC NGUYÊN TẮC LẬP TBĐ CÔNG TRƯỜNG (tt)

d./ Bố trí kho bãi

− Bố trí kho bãi phù hợp với dây chuyền thi công của các công tác.

− Kho đặc biệt phải bố trí ở khu riêng biệt.

− Có thể bố trí dọc theo đường nội bộ để tiện bốc xếp vật liệu xây dựng.

e./ Bố trí các xưởng sản xuất và phụ trợ (công trường lớn)

− Không gây cản trở quá trình thi công.

− Nếu có điều kiện nên tập trung vào một khu (để quản lý và cung cấp điện - nước).

− Tuân theo các hướng dẫn, các quy chuẩn, các tiêu chuẩn về thiết kế kỹ thuật và các yêu cầu về an toàn lao động, luật lệ phòng chống hỏa hoạn, điều kiện vệ sinh và sức khỏe của công nhân.

f./ Bố trí nhà tạm

− Khu hành chính và sinh hoạt (nhà làm việc, phòng họp, nhà ăn, y tế…) bố trí vào khu vực riêng, không ảnh hưởng đến tiến trình thi công.

− Khu nhà ở và dịch vụ (nhà ở công nhân, nhà trẻ, trạm xá) nên bố trí ngoài công trình nhưng ở cự ly gần

2. CÁC NGUYÊN TẮC LẬP TBĐ CÔNG TRƯỜNG (tt) g./ Hệ thống bảo vệ-an toàn lao động-vệ sinh môi trường

− Phải có hàng rào phân định ranh giới khu vực công trường bằng loại vật liệu phù hợp.

− Bên trong công trường phải chỉ rõ các khu vực nguy hiểm bằng rào chắn, căng dây, biển báo.

− Các biện pháp cụ thể đảm bảo an toàn lao động: lưới an toàn, lan can cho công nhân thi công trên cao, chống sét cho cần trục tháp, đèn chiếu sáng, đèn pha, đèn báo hiệu cần trục, …

− Quy định vệ sinh xây dựng hàng ngày vào cuối giờ làm việc.

− Bố trí trạm y tế gần cổng ra vào.

− Cần có các quy định và biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường: chống bụi và tiếng ồn, biện pháp thoát nước thải, …

− Tuân theo quy định của các hướng dẫn, các quy chuẩn, các tiêu chuẩn về an toàn lao động.

Một phần của tài liệu bài giảng tổng mặt bằng xây dựng (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)