Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh của liên

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở việt nam (Trang 27)

5. Cơ cấu của luận vãn

2.1.1. Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh của liên

minh Châu Ầu EU

Nhượng quyền thương mại (NQTM) là hoạt động thương mại phát triển với tốc độ cao trên thế giới hiện nay, được sử dụng trong hơn 60 lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ thuê xe, giải trí đến các dịch vụ giáo dục, y tế.... NQTM giúp cho BNQ mở rộng hệ thống kinh doanh, sử dụng khả năng của các đối tác địa phương để phát triển thị trường mới mà không cần phải đầu tư vốn. Đối với BNHQ, NQTM giúp cho BNHQ sử dụng thương hiệu, kinh nghiệm đã được phát triển cũng như sự trợ giúp, huấn luyện từ BNQ. Tuy nhiên, NQTM cũng có nhược điểm nhất định. NQTM có thể khiến cho BNQ chịu những tổn thất do mất quyền kiểm soát đối với BNHQ, mất uy tín của thương hiệu và rủi ro của cái gọi là “ngư ông đắc lợi” từ BNHQ và đối thủ cạnh tranh không trung thực, không lành mạnh. Và mặc dù NQTM cho phép BNHQ có những tự chủ tương đối, nhưng BNHQ vẫn phải chịu những ràng buộc, hạn chế nhất định hên quan đến hoạt động kinh doanh, cạnh tranh, hay chuyển giao doanh nghiệp... từ bên chuyển quyền.

Xuất phát từ bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại (NQTM), họp đồng NQTM cũng giống như các loại họp đồng thông thường khác, là sự thoả thuận của các bên trong quan hệ NQTM về những vấn đề chính trong nội dung của quan hệ nảy. Đây chính lả cơ sở phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện họp đồng.

Cộng hoà Pháp cũng không ban hành một luật riêng cho hoạt động NQTM. ở đây, các án lệ, các quy định của Hiệp hội NQTM Pháp được coi là luật lệ chính điều

13 Graham and Trotman, Commercial Agency and Distribution Agreements, Lavvs and practice in the Member States of the European Community, Association Internationale des Jeunes Avocats, page 203,204,205.

Pháp và một cá nhân với tư cách là bên nhận quyền. Sau này, nghĩa là sau thời điểm có phán quyết của Toà án về vụ Pronuptia vào năm 1986, hầu hết các vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng NQTM đều được các Toà án ở Pháp và trong khối Cộng đồng chung châu Âu xem xét dưới góc độ của án lệ Pronuptia. Khi giải quyết tranh chấp đối với Pronuptia, Toà Phúc thẩm Paris đã lần đầu tiên công nhận hiệu lực của họp đồng NQTM với tính chất không phải một dạng họp đồng phân phối sản phẩm mà là họp đồng theo đó, một bên có thể mở rộng mạng lưới, kiếm tìm lợi nhuận mà không cần đầu tư bằng tiền của chính chính mình13. Như vậy, ở Pháp, đây là lần đầu tiên họp đồng

NQTM được nhìn nhận đúng với bản chất của nó. Có thể nói, hầu hết những khái niệm về họp đồng NQTM ra đời sau này ở một số nước châu Âu đều dựa trên những đặc điểm chính mà các chủ thể của án lệ Pronuptia đã thoả thuận. Một thực tế là, không phải quốc gia nào cũng có khái niệm riêng biệt để nhận biết họp đồng NQTM. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, loại hợp đồng này vẫn được phân biệt với các loại họp đồng khác như họp đồng li-xăng hay họp đồng đại lý phân phối sản phẩm.

Qua đó, cho ta thấy nội dung của họp đồng nhượng quyền thương mại của liên minh Châu Âu EU là một tập họp các thoả thuận của các bên chủ thể, trong đó các bên

phải đề cập đến ít nhất một số vấn đề chủ yếu liên quan đển: thứ nhất, sự chuyển giao

các yếu tố của quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ từ bên nhượng quyền sang bên

nhận quyền nhằm khai thác thu lợi nhuận; thứ hai, sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối

với bên nhận quyền trong suốt quá trình thực hiện họp đồng; thứ ba, nghĩa vụ tài chính cũng như các nghĩa vụ đối ứng khác của bên nhận quyền đối với bên nhượng quyền. Với khái niệm này, họp đồng NQTM đã thể hiện được đúng bản chất pháp lý của hoạt động NQTM, giúp cho công chúng có thể dễ dàng phân biệt được loại họp đồng thương mại đặc biệt này với một số loại hợp đồng khác có cùng một hoặc một số tính chất nhất định. Tuy nhiên đối với họp đồng NQTM cũng có một số ràng buộc nhất định. Đối với BNQ để bảo vệ uy tín thương hiệu của mình và để hạn chế rủi ro do đó BNQ thường buộc BNHQ phải chấp nhận những hạn chế cạnh tranh nhất định như giới hạn về địa điểm kinh doanh, nghĩa vụ không cạnh tranh với BNQ, hạn chế về giá về khách hàng, buộc BNHQ phải mua các nguyên vật liệu đầu vào từ BNHQ hay bên thứ ba được chỉ định... Ngược lại, BNHQ có thể buộc BNQ phải chuyển giao quyền thương mại độc quyền cho mình. Những quy định hạn chế cạnh tranh như vậy trong NQTM trong một chừng mực nhất định có thể bị lạm dụng bởi các bên, nhất là bởi BNQ, và có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh (PLCT). ở Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) cho đến nay đã

14 ECJ, Case 161/84, Pronuptia de Paris GmbH V Pronuptia de Paris Irmgard Schillgallis, 28/1/1986, [1986]ECR

353.

15 http://www.nclp.org.vn/thuc tien_phap luat/nhuong-quyen-thuong-mai-duoi-goc-l 11 o-phap-luat- canh-

tranh/?

searchterm=%22tranh%20chấp%22

16 Hiệp ước thành lập ccộng đồng Châu Âu có hiêu lực ngày 1.1.1958

có nhiều tranh chấp liên quan đến NQTM ừên cơ sở PLCT. Mặc dù pháp luật về NQTM ở các quốc gia này đã phát triển và luôn đuợc hoàn thiện, nhung các bên có liên quan vẫn sử dụng các quy định của PLCT để chống lại những hành vi hạn chế cạnh tranh trong NQTM, chống lại hành vi lạm quyền của BNQ và cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền về cạnh tranh thậm chí vẫn ban hành các quy định về việc áp dụng PLCT trong hoạt động NQTM.

Cho đến nay, án lệ Pronuptia14, là vụ việc liên quan đến NQTM đầu tiên và duy nhất mà Tòa án Tu pháp Châu Âu (ECJ) xem xét duới góc độ PLCT. Trong vụ việc này, BNHQ (bà Schillgallis) và BNQ (Pronuptia de Paris) đã giao kết 3 hợp đồng NQTM, theo đó BNHQ đuợc mở 3 cửa hàng bán áo cuới, áo dạ hội và các sản phẩm liên quan mang thuơng hiệu Pronuptia de Paris tại 3 thành phố của nuớc Đức. Theo quy định của hợp đồng, BNHQ có quyền độc quyền trong 3 thành phố này, tức BNQ không đuợc tụ mình hay cho phép bên thứ ba mở cửa hàng mang thuơng hiệu Pronuptia de Paris, hay bán sản phẩm của Pronuptia cho bên thứ ba trong phạm vi 3 thành phố trên. Đổi lại BNHQ chỉ có quyền bán sản phẩm áo cuới, áo dạ hội vả sử dụng thuơng hiệu Pronuptia de Paris tại 3 cửa hàng đã đuợc xác định; phải mua khoảng 80% áo cuới và sản phẩm liên quan từ BNQ, và chỉ đuợc mua số còn lại từ các nhà cung cung đã đuợc BNQ chấp nhận truớc; phải xem xét các khuyến nghị về giá mà BNQ đề xuất tuy điều đó không ảnh huởng đến quyền tự ấn định giá của BNHQ; không đuợc phép có các hoạt động cạnh tranh với bất kỳ cửa hàng mang thuơng hiệu Pronuptia de Paris khác; phải chấp nhận một số giới hạn về quảng cáo.15

Trong quá trình thực hiện họp đồng NQTM, BNHQ không trả phí duy trì (tiền bản quyền) nên bị BNQ khởi kiện. Nhung BNHQ đã đua ra lập luận cho rằng các quy định nêu trên là hạn chế cạnh tranh, vi phạm Điều 81 Hiệp định thành lập Cộng đồng Châu Âu (TEC)16. Do đó, các họp đồng NQTM này bị vô hiệu theo quy định của Điều 81 TEC, và BNHQ không phải trả phí duy trì chua thanh toán.

ECJ dựa trên bản chất của NQTM cho rằng BNQ khi cho phép BNHQ sử dụng thuơng hiệu, bí quyết kinh doanh vả những trợ giúp càn thiết khác để mở cửa hàng NQTM luôn cần phải đề phòng rủi ro, tránh truờng họp các bí quyết kinh doanh và sự

17 Pronuptia, tlđd, đoạn 16

18 OECD (1993), Competitionpolicy and Vertical rẻtaint ữanchise, Paris forthcom-ing Ínl993, ừ. 151

trợ giúp đó lại làm lợi cho đối thủ cạnh tranh (dù chỉ là gián tiếp). Do đó, nghĩa vụ không cạnh tranh của BNHQ với BNQ là càn thiết, không vi phạm Điều 81 TEC.

Qua vụ việc trên cho chúng ta thấy đuợc quy định của pháp luật Châu Âu về nhuợng quyền thuong mại duới góc độ của pháp luật cạnh tranh nhu: Chấp nhận các hạn chế cạnh tranh trong họp đồng NQTM. Thứ nhất, cấm BNHQ mở cửa hàng giống hay tuơng tụ ở trong khu vực mà BNHQ đó có thể cạnh tranh với một thảnh viên khác trong hệ thống các cửa hàng NQTM trong suốt thời gian có hiệu lực của họp đồng NQTM và trong một khoảng thời gian họp lý sau khi họp đồng kết thúc. Thứ hai, cấm BNHQ chuyển giao cửa hàng NQTM của mình cho một bên thứ ba khác mà không có sự đồng ý trước của BNQ17. Trong họp đồng NQTM, BNHQ trong suốt thời gian họp đồng có hiệu lực thì BNHQ không được quyền mở cửa hàng trong phạm vi, khu vực mà

ở đó có một của hàng khác trong hệ thống và một khoảng thời gian họp lý sau khi kết thúc hợp đồng (theo các án lệ tại Châu Âu, thông thường thời hạn đó là 5 năm kể từ khi họp đồng kết thúc) thì điều đó sẽ không gây cản trở BNHQ thành lập cơ sở kinh doanh tương tự như cửa hảng nhận quyền18. Do vậy tòa án cho rằng điều khoản đó họp lý nhằm bảo vệ hệ thống nhượng quyền. Và như vậy thì cũng không có hiện tượng tranh giành khách hàng của nhau trong cùng một hệ thống điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của thuơng hiệu. Và còn một điều khoản là không cho phép BNHQ khi đang kinh doanh mà chuyển giao cửa hàng NQTM của mình cho một bên thứ ba khác mà không có sự đồng ý trước của BNQ. Điều đó sẽ làm cho BNQ không kiểm soát được các cửa hàng trong hệ thống và không đảm bảo được uy tín. Bởi vì khi mà BNHQ chuyển giao cửa hàng cho người khác, nếu như cửa hàng đó không thực hiện đúng theo BNQ như: về nguyên liệu, về giá, khác hàng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống nhượng quyền.

Bên cạnh đó, BNQ cần phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ uy tín và bản sắc của các cửa hàng mang thương hiệu của mình, cũng như để xây dựng và đảm bảo tính thống nhất hình ảnh của toàn hệ thống NQTM. Vì vậy các biện pháp càn thiết để đạt các mục đích nêu trên không phải là các hạn chế cạnh tranh theo quy định của Điều 81 TEC. Cụ thể, ECJ chấp nhận các điều khoản trong họp đồng NQTM quy định BNHQ phải có nghĩa vụ:

- Áp dụng phương thức kinh doanh đã được phát triển bởi BNQ và sử dụng các bí quyết kinh doanh mà BNQ cung cấp;

- Bán sản phẩm theo quy định của họp đồng tại địa điểm đã được xác định; trang

trí cửa hàng theo hướng dẫn của BNHQ.

- Không được chuyển cửa hàng sang địa điểm mới, không được chuyển giao

quyền và nghĩa vụ trong họp đồng cho bên thứ ba mà không có sự đồng ý trước của BNQ.

- Chỉ được bán sản phẩm cung cấp bởi BNQ hay cung cấp bởi bên thứ ba được

BNQ đồng ý trước (tuy nhiên quy định như vậy không được phép ngăn cản BNHQ mua sản phẩm bán bởi BNHQ khác để bán lại).

- Phải được BNQ chấp thuận đối với các hoạt động quảng cáo (nội dung quảng

cáo).

Tuy nhiên ECJ chấp nhận các điều khoản trên trong họp đồng NQTM là không vi phạm pháp luật cạnh tranh nhưng cũng nhấn mạnh rằng, các hành vi vượt quá mức cần thiết để bảo vệ bí quyết kinh doanh của BNQ và duy trì uy tín, bản sắc của hệ thống NQTM có thể gây hạn chế cạnh tranh, vi phạm Điều 81TEC, nhất là các điều khoản liên quan đến phân chia thị trường, ấn định giá, hạn chế số lượng bán của BNHQ. Nhưng để đi đến kết luận đó thì càn phải xem xét tổng thể bối cảnh kinh tế của hạn chế cạnh tranh đó. Có nghĩa là nếu cho các hành vi đó có thể gây hạn chế cạnh tranh thì cần phải xem xét các hạn chế đó có ảnh hưởng đến nền kinh tế, nó có làm cho bối cảnh kinh

tế không phát triển bị độc quyền, không cho các cửa hàng khác tham gia. Hay tạo điều kiện thuận lợi hơn, có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp sáng tạo hơn, linh hoạt hơn và từ đó có nhiều lĩnh vực khác cùng phát triển. Nếu những điều khoản đó vi phạm Điều 81TEC, nhưng thỏa mãn 4 điều kiện quy định tại Điều 81, thì chúng vẫn được miễn trừ.

Trên cơ sở phán quyết của ECJ trong án lệ này, ủy ban Châu Âu đã ban hành 5 quyết định miễn trừ áp dụng Điều 81 TEC cho các hạn chế cạnh tranh trong họp đồng NQTM liên quan đến độc quyền về khu vực kinh doanh, nghĩa vụ không cạnh tranh của BNHQ, giới hạn về khách hàng... Đặc biệt, ủy ban Châu Âu cũng đã ban hành Nghị định số 4087/88 về việc áp dụng Điều 81 TEC đối với họp đồng NQTM, theo đó một số hạn chế cạnh tranh trong họp đồng NQTM được tự động miễn trừ.

Đến cuối năm 1999, đầu năm 2000, trên cơ sở “cải cách” PLCT của EU, ủy ban Châu Âu đã ban hành Nghị định số 2790/1999 về việc áp dụng Điều 81 TEC đối với các thỏa thuận theo chiều dọc, và Hướng dẫn đối với Nghị định này để điều chỉnh các họp đồng NQTM. Theo đó, nếu thị phàn trên thị trường liên quan của BNQ không vượt quá 30%, vả họp đồng NQTM không có các điều khoản hạn chế cạnh tranh nghiêm

19 Nghị định số 2790/1999 ban hành năm 1999

trọng, đặc biệt là hạn chế quyền tự định giá bán của BNHQ (trừ trường họp quy định giá tối đa hay đưa ra khuyến cáo về giá) thì hợp đồng NQTM đó sẽ không vi phạm Điều 81 hoặc sẽ được miễn trừ tự động. Nếu họp đồng NQTM không tự động được miễn trừ theo Nghị định số 2790/1999, họp đồng đó sẽ được xem xét trên cơ sở phân tích bối cảnh kinh tế của nó, nhằm đánh giá tổng thể ảnh hưởng khuyến khích cạnh tranh và ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh. Đặc biệt, Hướng dẫn của ủy ban Châu Âu cho phép thời hạn của nghĩa vụ không cạnh tranh trong họp đồng NQTM dài hơn (nhưng không quá thời hạn hiệu lực của họp đồng NQTM) nếu nghĩa vụ đó là càn thiết để duy trì bản sắc và uy tín của hệ thống NQTM, mặc dù Nghị định số 2790/1999 quy định nếu thời hạn của nghĩa vụ không cạnh tranh trong thỏa thuận theo chiều dọc nói chung vượt quá 5 năm thì thỏa thuận đó không được miễn trừ chung theo Nghị định này19.

Như vậy theo nghị định 2790/1999 thì một họp đồng NQTM sẽ được tự động miễn trừ khi thị phàn trên thị trường liên quan của BNQ không vượt quá 30%, và họp đồng NQTM không có các điều khoản hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng, đặc biệt là hạn chế quyền tự định giá bán của BNHQ (trừ trường họp quy định giá tối đa hay đưa ra khuyến cáo về giá) thì họp đồng NQTM đó sẽ không vi phạm Điều 81 hoặc sẽ được miễn trừ tự động. Nếu họp đồng NQTM không tự động được miễn trừ theo Nghị định số 2790/1999, họp đồng đó sẽ được xem xét trên cơ sở phân tích bối cảnh kinh tế của nó, nhằm đánh giá tổng thể ảnh hưởng khuyến khích cạnh tranh và ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh. Thị phần trcn thị trường hên quan của BNQ không vượt quá 30%, ví dụ: chỉ có một doanh nghiệp nào đó kinh doanh hàng hóa là vải để phục vụ cho may mặc, hay một doanh nghiệp, công ty kinh doanh mặc hàng điện tử mà có thị phàn chiếm 30% trên thị trường liên quan cạnh tranh với một vài công ty khác nữa cùng kinh doanh điện tử nhưng chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trên thị trường. Do đó các doanh nghiệp độc

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w