Nhập siêu vẫn tiếp tục tăng mạnh, năm 2008 mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hom nhập khẩu nhưng nhập siêu vẫn tiến đến con số 17 tỷ USD, cao hom năm 2007 khoảng 3 tỷ USD. Giảm nhập siêu bằng cách nào? Đây là câu hỏi làm đau đầu không chỉ Bộ Công thưomg mà còn dành cho tất cả các doanh nghiệp và những người làm công tác quản lý xuất nhập khẩu.
Phân tích cơ cấu hàng nhập khấu khó có thể tìm ra một sách lược nào nhanh chóng cải thiện tỉ lệ nhập siêu, không thể giảm nhập khẩu nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất trong lúc nhu cầu vẫn đang tăng cao. Còn giảm nhập các mặt hàng tiêu dùng? Việc này chờ đợi đầu tư lâu dài của các nhà sản xuất trong nước để hàng Việt Nam có thể cạnh tranh được hàng hóa của nước ngoài.26
Ngoài các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Thương mại đề ra như: Chủ động khai thác thị trường mới, mặt hàng mới, tăng số lượng hàng, nâng cao chất lượng để tăng giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu ... một giải pháp khá mới mẻ được đề xuất nhưng lại hiệu quả đó là “Xuất khẩu giá CIF - Nhập khẩu giá FOB”, nếu thực hiện tốt có thể góp phần làm thay đổi cán cân giữa xuất và nhập.
Những Quy tắc chính thức của Phòng Thương mại quốc tế giải thích các điều kiện thương mại năm 2000 ( gọi tắt là Incoterms 2000 ):
- Giao hàng theo điều kiện CIF ( c - cost: Tiền hàng; I - Insurance: Bảo hiểm; F - ữeight: Cước phí ). Theo điều kiện này, người bán phải giao hàng qua lan can tàu tại cảng gởi hàng, phải mua bảo hiểm cho hàng hóa và thuê tàu ( hoặc Container ) vận chuyển hàng hóa đến cảng dỡ hàng.
- Giao hàng theo điều kiện FOB ( Free on board - Giao hàng lên tàu ). Theo điều kiện này người bán chỉ cần giao hàng lên tàu tại cảng bốc hàng.
Qua các giao dịch trong thời gian vừa qua, phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Có 2 nguyên nhân dẫn đến thói quen “lâu naý” của các doanh nghiệp Việt Nam:
- Thiếu thông tin về bảo hiểm và giá cước tàu hoặc Container.
- Tâm lý cán bộ nghiệp vụ ngại chào hàng theo điều kiện CIF vì phải tính
toán
Điều kiện FOB
(Tỷ USD) + Cước vận tải (F)
Điều kiện
CIF (Tỷ USD)
Cán cân xuất siêu
dự kiến
(Tỷ USD) Năm 2007
- Xuất khẩu 47,54 (+) 3,32 50,86 (+) 2,31
- Nhập khẩu 48,55 (-) 3,65 52,20
GVHD\ Ths. Diệp Ngọc Dũng Việc sử dụng ĩncoterms 2000 ở Việt Nam chỉ chào hàng theo điều kiện FOB, vì giao hàng lên tàu là hết trách nhiệm. Nếu nhập
khẩu, thì đề nghị khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện CIF hoặc CFR ( giá hàng và cước phí).
Phương thức và cách thức giao hàng theo điều kiện CIF đem lại lợi ích cho quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp như sau:
+ Lợi ích đối với quốc gia: theo bảng minh họa dưới đây, nếu trong năm 2007, giả sử tất cả các doanh nghiệp trong cả nước đều xuất khẩu theo điều kiện CIF, chúng ta sẽ xuất khẩu được 50,86 tỷ USD thay vì chỉ xuất khẩu được 47,54 tỷ USD theo điều kiện FOB, như kế hoạch của Bộ Thưomg mại. Phần ngoại tệ tăng thêm 3,32 tỷ USD cho quốc gia là do thu được tiền bảo hiểm và cước tàu.
+ Lợi ích đối với doanh nghiệp:
-Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp: Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF sẽ thu được giá trị ngoại tệ cao hơn so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng ( L/C ) thế chấp tại ngân hàng sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc Container ) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hóa đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.
-Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tàu ( hoặc
Container ):
các công ty này của Việt Nam rất thiếu việc làm, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua
bảo hiểm hàng hóa và thuê tàu ( Container ) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh
số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta,
hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu.
- Đối với các cán bộ nghiệp vụ ừong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: theo thông lệ của các công ty bảo hiểm và hãng tàu, luôn luôn trích lại một tỷ lệ gọi là “tiền hoa hồng - commission” cho người giao dịch trực tiếp với họ. số tiền này không hề ảnh hưởng đến tiền hàng ( cost ) của doanh nghiệp. Thay vì phí bảo hiểm và cước tàu nước ngoài được hưởng, nếu các cán bộ nghiệp vụ trình Giám đốc
45
GVHD\ Ths. Diệp Ngọc Dũng Việc sử dụng ĩncoterms 2000 ở Việt Nam
BẢNG PHÂN TÍCH SÓ LIỆU XUẤT KHẨU THEO ĐIÈU KIỆN CIF - NHẬP KHẨU THEO ĐIỀU KIỆN FOB
Ghi chú:
- Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa từ: 0,2% - 0,9% trên trị giá CIF, tùy theo loại hàng hóa.
- Tỷ lệ cước tàu từ 5 - 10% trên trị giá CIF, tùy theo tỷ trọng của hàng hóa, địa điểm
giao hàng, phưcmg tiện vận chuyển (tàu hoặc Container ).
- Tỷ lệ bảo hiểm và cước tàu: Theo bảng tính trên lấy trung bình là 7%.
Hình thức nhập khấu theo điều kiện FOB đem lại cho quốc gia và doanh nghiệp những lợi ích như:
Theo kết quả trên, thay vì các doanh nghiệp nhập khẩu theo điều kiện CIF như hiện nay, chúng ta nên yêu càu khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện FOB.
+ Lợi ích cho quốc gia: Neu tất cả các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu theo điều kiện FOB, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2007 của cả nước chỉ là 48,55 tỷ USD thay vì 52,2 tỷ USD nhập khẩu theo điều kiện CIF. số ngoại tệ nhập khẩu giảm (-) 3,65 tỷ USD, do chúng ta tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tàu phải trả cho nước ngoài.
+ Lợi ích đối với doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu: Các doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để mở L/C ít hom nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF. Nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF, khi khách nước ngoài giao hàng, sau ba ngày họ đã điện đòi tiền. Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB, khi hàng cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tàu, doanh nghiệp không bị tồn vốn hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu.
46 Như vậy việc xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB đã tạo ra lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp. Đối với quốc gia có thể làm thay đổi cán cân giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Theo ví dụ trên, giả sử thực hiện theo điều kiện tuyệt đối, chúng ta sẽ xuất khẩu được 50,86 tỷ USD trị giá CIF, nhập khẩu 48,55 tỷ USD trị giá FOB, cán cân thương mại sẽ nghiêng về xuất khẩu, tăng (+) 2,31 tỷ USD so với nhập khẩu.
Vào những năm 1990, tại một công ty xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương mại, khi xuất khẩu đá Granite tại Quy Nhơn ( Bình Định ) đi Nhật Bản và xuất khẩu vải sợi tại Nha Trang đi Đài Loan, đã chào hàng theo giá CFR, ký họp đồng thuê tàu chở hàng xuất khẩu đá và ký họp đồng vận chuyển Container với hãng GERMATRANS chở hàng vải sợi. Mỗi lần xuất khẩu, các hãng tàu đều trích phí hoa hồng cho nhóm. Sau mỗi lần xuất khẩu, mọi người lại có một buổi uống bia, nên rất tích cực trong việc thuê tàu hoặc Container để vận chuyển hàng xuất khẩu, về nhập khẩu phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp theo điều kiện CFR, đã mua bảo hiểm tại Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ( Bảo Việt), ngoài ra còn tư vấn cho các doanh nghiệp khác mua bảo hiểm trong nước.
Để nâng cao tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo hiểm trong nước, trước tiên cần có sự nỗ lực của chính các công ty bảo hiểm. Trong những năm qua, ngành bảo hiểm Việt Nam đạt được nhiều thành công trong việc khai thác khách hàng mới, chất lượng phục vụ nâng lên rõ rệt. Ngoài việc cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm còn chủ động tăng cường tiếp cận khách hàng để tư vấn kỹ thuật chuyên môn, giúp khách hàng lựa chọn rủi ro tham gia bảo hiểm cho phù họp và đạt hiệu quả. Tuy vậy, trong thời gian tới, ngành bảo hiểm Việt Nam cần nâng cao năng lực bảo hiểm lên ngang tầm quốc tế. Phải có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ thông thạo kỹ thuật nghiệp vụ, hiểu luật pháp quốc gia, quốc tế, có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trước khách hàng, khai thác triệt để thị trường trong nước; có chiến lược nâng cao năng lực tài chính của công ty bảo hiểm để các công ty này có khả năng ký họp đồng bảo hiểm cho những tài sản có giá trị lớn. Đối với các công ty bảo hiểm nhỏ cần manh dạn sáp nhập lại thành công ty lớn, Nhà nước tăng cường cung cấp vốn cho công ty Bảo Việt để nâng cao khả năng canh tranh và tạo uy tín với công ty bảo hiểm nước ngoài.
Nhà nước nên có chính sách cụ thể, khuyến khích công ty xuất nhập khẩu ký kết họp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB như giảm thuế xuất nhập khẩu cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng... Điều kiện giao hàng có tác dụng chủ yếu đến việc phân đinh
trách nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. Với chính sách ưu đãi như trên, công ty xuất nhập khẩu sẽ chủ động hơn trong đàm phán ký kết thực hiện phương thức xuất CIF nhập FOB. Điều này cũng tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm hàng hải và ngành vận tải biển phát triển. Và chính sự phát triển của hai ngành này có tác động ngược trở lại góp phần mở rộng không ngừng hoạt động kinh tế đối ngoại. Sẽ là rất khó cho hoạt động xuất nhập khẩu nếu ngành bảo hiểm và vận tải biến kém phát triển; ngành bảo hiểm và vận tải biển cũng không thế phát triển manh trong điều kiện kim ngạch xuất nhập khẩu thấp.
Tóm lại, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt nền kinh tế nước ta trước những thời cơ mới và thách thức mới. Trong bối cảnh đó, ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nói riêng cần chủ động hơn trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, tăng cường tiềm lực tài chính... để hội nhập thành công và cạnh tranh có hiệu quả với các công ty bảo hiểm nước ngoài, tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước.
Doanh nghiệp tìm bảo hiểm: Các doanh nghiệp có thể liên hệ với các chi nhánh của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam trên toàn quốc hoặc các Công ty Bảo Minh, Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện, Công ty bảo hiểm Bảo Long, Công ty cổ phần bảo hiểm xăng dầu ( PJICO )... Các doanh nghiệp có thể tham khảo tỷ lệ phí bảo hiểm do Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam ( Bảo Việt) cung cấp. Tất cả các công ty bảo hiểm và hãng tàu sẽ đáp ứng ngay các yêu cầu của các khách hàng.
Hình thức tuyên truyền việc này cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hiẩi sâu và rộng hon. Người Trung Quốc có câu: “Neu một việc nói 1 lần không được thì nói 10 lần. Nói 10 lần chưa được thì nói 100 lần”. Các Bộ, ngành, các cấp nên tích
cực chỉ đạo, hướng dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhằm đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho quốc gia và bản thân mình. Việc xuất khẩu theo điều kiện CIF và nhập khẩu theo điều kiện FOB không phải là quá mới đối với doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên do thiếu thông tin và do thói quen của các doanh nghiệp chúng ta nên mọi người không chú ý, thậm chí khi xuất khẩu, chỉ cần xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB là được. Thay đổi tư duy của doanh nghiệp dẫn đến thay đổi cán cân thương mại không thể thực hiện trong một năm mà có thể kéo dài hàng chục năm hoặc lâu hơn, tùy theo sự thực thi của cộng đồng doanh nghiệp cả nước.
Việc chỉ đạo tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu không chỉ là nhiệm vụ của Bộ Thương mại mà rất cần sự chỉ đạo của các Sở Thương mại, các Hiệp hội ngành hàng, ủy ban nhân dân các tỉnh thành và cao hơn là sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. ____________________________________________________________________ 48
giá FOB, ngày GVHD\ Ths. Diệp Ngọc Dũngđăng Việc sử dụng ĩncoterms 2000 ở Việt Nam28.12.2007
Tại Hội nghị Thương mại toàn quốc năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trao giải thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín đã nói: “Tôi chưa bao giờ
trao giải thưởng cho đon vị nào. Đây là lần đầu tiên tôi trao giải thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín Điều đó khẳng định sự quan tâm của Chính phủ
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín trong nước.
Tuy nhiên, để giải thưởng có ý nghĩa, góp phần khích lệ cộng đồng doanh nghiệp thay đổi tập quán xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ chỉ trực tiếp trao 3 giải xuất sắc nhất cho: một tỉnh ( hoặc thành phố ), một Hiệp hội ngành hàng, một doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu với kim ngạch cao nhất, thỏa mãn điều kiện xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB. Giải thưởng còn lại, Thủ tướng ủy quyền cho Bộ Trưởng Bộ Thương mại trao cho các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín.
về việc vận động các doanh nghiệp mua bảo hiểm tại Việt Nam. Điều quan
trọng nhất để thuyết phục các doanh nghiệp nước ngoài chấp nhận nhập khẩu theo điều kiện CIF, liên quan đến việc đền bù tổn thất hàng hóa là việc đòi tiền tổn thất ở đâu?27
KẾT LUẬN
Hơn 20 năm thực hiện chính sách kinh tế mở, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Điển hình là chúng ta có nhiều họp đồng mua bán hàng hóa với nước ngoài sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế đem lại nhiều lợi nhuận cho quốc gia.
Tuy nhiên, quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển không đáng kể. Chủng loại hàng xuất khẩu chưa nhiều, chất lượng hàng chưa thật cao, nhập khẩu chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu phục vụ công nghiệp nên sản xuất trong nước phải phụ thuộc vào nguồn cung ứng nhiên liệu từ nước ngoài. Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới nên chắc chắn kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ gia tăng. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiêm túc xem xét và có sự chuyển hướng tích cực để thoát khỏi tình trạng hoạt động theo lối mòn như hiện nay, tránh việc sử dụng các điều kiện thương mại truyền thống - giá FOB khi xuất khẩu và giá CIF khi nhập khẩu, không sử dụng hoặc sử dụng quá ít các dịch vụ trong nước về vận tải và bảo hiểm vận chuyển hàng hóa ngoại thương. Chúng ta cần nhận thức rằng việc sử dụng các dịch vụ vận tải và bảo hiểm của nước ngoài đối với phần lớn các thương vụ xuất nhập khẩu không những không có lợi về kinh tế mà còn gây ra khó khăn cho chính hoạt động xuất nhập khẩu và cho những công tác dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu. Việc sử dụng Incoterms có hiệu quả giúp các doanh nghiệp được lợi trên nhiều khía cạnh: lợi nhuận hữu hình mà doanh nghiệp thu được sau khi bỏ ra chi phí và lợi ích kinh tế vô hình mà doanh nghiệp thu được đó là doanh thu lớn hơn, chủ động hơn trong kinh doanh nhờ đó giảm chi phí gián tiếp và tăng lợi nhuận.