CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỨ LÝ NƯỚC THẢ

Một phần của tài liệu Đồ Án Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Thủy Sản_ AFASCO (Trang 71 - 73)

T Các chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ vào suất % Hiệu Nồng độ ra 14:2008/ QCVN BNM

CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỨ LÝ NƯỚC THẢ

Có 3 giai đoạn trong vận hành một hệ thống xử lý nước thải

 Chạy thử

 Vận hành hàng ngày

 Các sự cố và biện pháp khắc phục 7.1 Chạy thử hệ thống.

Khi bắt đầu vận hành một hệ thống xử lý nước thải mới hay khởi động hệ thống cũ sau khi bị hỏng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Cần tăng dần tải lượng của hệ thống xử lý nước thải. Khi xây 1 hệ thống mới thì chỉ cần cho 1 phần nước thải vào bể sục khí để vi sinh vật dần thích nghi.

- Lượng DO ( oxy hòa tan) cần giữ ở mức 2- 4mg/L và không sục khí quá nhiều ( cần điều chỉnh dòng khí mõi ngày.

- Kiểm tra lượng DO và SVI trong bể sục khí. Thể tích bùn sẽ tăng, khả năng tạo bông và lắng của bùn sẽ tăng dần trong giai đoạn thích nghi.

Vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh học hàng ngày cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Kiểm tra độ pH, độ bùn và chất hoạt động bề mặt. - Giữ lượng DO trong bể sục khí ổn định ( từ 2- 4 mg/L).

- Điều chỉnh lượng bùn dư bằng cách chỉnh dòng bùn tuần hoàn để giữ thể tích bùn ở mức ổn định

- Làm sạch máng tràn - Lấy rác ở song chắn rác

- Vớt vật nổi trên bề mặt của bể lắng

- Kiểm tra chất lượng nước sau khi xử lý có đạt quy chuẩn chưa. (Lấy mẫu phân tích)

- Kiểm tra nguồn điện và tất cả các tủ điện điều khiển trong hệ thống. - Kiểm tra các trạng thái đóng mở các van có phù hợp chưa.

- Ghi thông số, nhật ký vận hành.

Sau khi vận hành:

- Thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của quy trình xử lý nước thải. - Vệ sinh sạch sẽ các tủ điện, hệ thống dèn, các bơm.

- Tiến hành bảo trì hệ thống theo định kỳ. 7.3 Các sự cố và biện pháp khắc phục.

Một số sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải và biện pháp xử lý:

- Các công trình bị quá tải: phải có tài liệu về sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý và cấu tạo của từng công trình, trong đó ngoài các số liệu kỹ thuật cần ghi rõ lưu lựơng thiết kế của công trình.

- Nguồn điện bị ngắt khi trạm đang hoạt động: có nguồn điện dự phòng kịp thời khi xảy ra sự cố mất điện ( dùng máy phát điện).

- Các thiết bị không kịp thời sửa chữa: các thiết bị như máy nén khí hoặc bơm đều phải có thiết bị dự phòng để hệ thống được hoạt động liên tục

- Vận hành không tuân theo quy tắc quản lý kỹ thuật: phải nắm rõ quy tắc vận hành của hệ thống.

Một số sự cố ở các công trình đơn vị như:

- Song chắn rác: có mùi hoặc bị nghẹt nguyên nhân là do nước thải bị lắng trước khi tới song chắn rác. Cần làm vệ sinh liên tục

- Bể điều hòa: chất rắn lắng trong bể có thể gây nghẹt đường ống dẫn khí. Cần tăng cường sục khí liên tục và tăng tốc độ sục khí

- Bể sục khí: bọt trắng nổi lên trên bề mặt là do thể tích bùn thấp; vì vậy, phải tăng hàm lượng bùn hoạt tính. Bùn có màu đen là do hàm lượng oxy hòa tan trong bể thấp, tăng cường thổi khí. Có bọt khí ở một số chỗ là do thiết bị phân phối khí bị hư hoặc đường ống bị nứt, cần thay thế thiết bị phân phối khí và hàn lại đường ống; tuy nhiên, đây là công việc khó khăn do hệ thống hoạt động liên tục vì vậy khi xây dựng và vận hành chúng ta phải kiểm tra kỹ.

- Bể lắng: bùn đen nổi trên mặt là do thời gian tồn lưu quá lâu, cần loại bỏ bùn thường xuyên. Nước thải không trong là do khả năng lắng của bùn kém, cần tằn hàm lượng bùn trong bể sục khí,…

Một phần của tài liệu Đồ Án Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Thủy Sản_ AFASCO (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w