Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc, Thái Lan, Malayxia, Indonesia

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 36)

Trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính ở châu Á, Chính phủ các nước như:

Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đã thành lập các công ty quản lý tài sản

(AMCs)tập trung để xử lý nợ, thu hồi và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân

hàng. Các quốc gia này đã thiết lập Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng Indonesia

(IBRA), Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia (DANAHARTA) và Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO). Riêng Thái Lan ban đầu chỉ thành lập Cơ quan tái cấu trúc tài chính (FRA) để xử lý các vấn đề của các công ty tài chính. Đến năm 2001, Thái Lan mới chính thức thành lập Công ty quản lý tài sản (TAMCO).

Đặc điểm chung của 4 công ty xử lý nợ ở châu Á là được Chính phủ tài trợ vốn và tổ chức tập trung hơn việc sử dụng một mô hình chỉ dựa vào ngân hàng. Điều này có lẽ là do tính chất đặc thù có hệ thống về các vấn đề ngân hàng và quy mô nợ xấu. Trong trường hợp của 4 quốc gia (Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc) bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ các nước này đã áp dụng hình thức mua sỉ tất cả các khoản cho vay có vấn đề và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Mô hình AMCs tập trung mang tính khả thi cao do nhiều ngân hàng không đủ nguồn lực để tự tái cấu trúc các khoản nợ xấu khổng lồ của mình thông qua các đơn vị trực thuộc hay các công ty con của ngân hàng.

Hơn nữa, cơ sở pháp lý so với các chuẩn mực thế giới vẫn còn nghèo nàn lạc hậu trong các quốc gia này cũng góp phần tạo ra sự cần thiết phải có AMCs tập trung. AMCs ở các nước châu Á chỉ hoạt động trong một số năm nhất định nào đó. Ngoại trừ KAMCO của Hàn Quốc cho phép gia hạn thời gian hoạt động, IBRA đã chấm

dứt hoạt động năm 2004, DANAHARTA năm 2005 và TAMCO năm 2011. Với thời gian hoạt động có giới hạn, thời gian bổ nhiệm các vị trí quản lý tại các công ty xử lý nợ cũng theo nhiệm kỳ, việc xử lý tài sản cũng được xác định rõ, vì thế, chi

28

phí mà Chính phủ chi tiêu cho các công ty xử lý nợ cũng bị hạn chế. Các công ty xử lý nợ tập trung cũng có các quyền hạn đặc biệt để cắt giảm các thủ tục pháp lý (ngoại trừ KAMCO). Ví dụ, trường hợp của DANAHARTA - có quyền xử lý tất cả các khoản nợ xấu chuyển giao mà không cần phải xin phép các chủ tài sản. TAMCO cũng sử dụng quyền hạn của mình để buộc các con nợ phải ngồi vào bàn đàm phán cho việc thanh toán các khoản nợ vay của mình. KAMCO thì không có thể hiện rõ đặc quyền của mình, có thể một phần là do cơ sở pháp lý của Hàn Quốc hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý của các nước còn lại.

Liên quan đến việc lựa chọn tài sản để xử lý, AMCs có những chiến lược riêng cho mình. IBRA tiếp nhận tất cả các khoản nợ xấu của ngân hàng mà không có sự lựa chọn nào trước cả. Việc này là do IBRAthực hiện theo chỉ định của Chính phủ trong chương trình hỗ trợ các ngân hàng vượt qua khủng hoảng, bao gồm hỗ trợ thanh khoản, tái cấu trúc ngân hàng, xử lý nợ xấu, và ổn định các cổ đông ngân hàng. Các tài sản được mua lại với mức giá trị đủ, nhưng Chính phủ sẽ gánh phần thua lỗ cho ngân hàng. KAMCO không có các tiêu chí đặc thù đối với tài sản được mua lại nhưng nó sẽ mua lại các tài sản ở mức giá chiết khấu cao (Tháng 11/2003, mức giá chiết khấu bình quân của KAMCO khoảng 64%). Cụ thể, KAMCO đưa ra một mức giá chiết khấu cho các khoản nợ xấu thông thường tương đương 40% của tổng giá trị tài sản được thế chấp, 3% của mệnh giá nếu các khoản cho vay không có tài sản thế chấp; trong khi đó, các khoản nợ xấu đặc biệt sẽ được định giá bằng phương pháp hiện giá thuần của dòng tiền dự án. DANAHARTA và TAMCO định giá nợ xấu theo giá thị trường nhưng sẽ thương lượng phần lãi hoặc lỗ với các định chế tài chính. Đối với DANAHARTA, giá trị thu hồi vượt mức trên chi phí mua lại cộng với chi phí phân bổ trực tiếp sẽ được chia theo tỷ lệ 80:20, trong đó, 80% thuộc về các định chế tài chính. Trong trường hợp có lãi, TAMCO và ngân hàng

trước hết chia 20% lợi nhuận có liên quan đến giá chuyển nhượng, phần còn lại sẽ thuộc về ngân hàng nhưng cũng không được vượt quá giá trị chuyển nhượng. Trong trường hợp thua lỗ thì cả 2 đều phải gánh chịu nhưng ngân hàng phải chịu 30% của mức giá chuyển nhượng.

Cuối cùng, cả 4 công ty quản lý nợ cũng có các chiến lược xử lý nợ riêng của mình. KAMCO đã nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài trong việc quản

29

lý tài sản và xử lý nợ thông qua các công ty liên doanh. DANAHARTA đã sử dụng các đối tác đặc biệt hoặc các nhà quản trị có chuyên môn để quản lý các loại tài sản đặc thù, thực hiện theo chiến lược của Securum – một công ty xử lý nợ của Thụy Điển trong đầu những thập niên 1990. Ngược lại, IBRA và TAMCO rất cẩn trọng đối với các chuyên gia nước ngoài. TAMCO ưu tiên cho các công ty của Thái Lan thực hiện xử lý và quản lý các loại tài sản nào đó, trong khi đó, IBRA hầu như dựa

vào các ngân hàng địa phương để giúp thu hồi và quản lý các khoản nợ vay thương

mại.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 36)