Hình 3.4: Mô hình các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế đề xuất.

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp tại bình dương (Trang 39 - 127)

H2 H3 H4 H5 H6

29

chứ không phải là những hình thức xử phạt đối với các đối tượng trốn thuế và tránh thuế.

2.3 Kết luận chương 2:

Khái quát cơ sở lý thuyết về thuế đặc biệt là thuế xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan Hải quan thu, tính tuân thủ thuế và các yếu tốtác động đến hành vi tuân thủ thuế của DN qua các kết quả nghiên cứu khác nhau trong nước và trên thế giới. Tuân thủ thuế là yếu tố cốt lõi trong việc tự kê khai, tự tính thuế vì vậy xây dựng chiến lược tuân thủ tự nguyện đang được đặt ra như một tất yếu trong cơ chế vận hành của mô hình quản lý thuế hiện đại – mô hình quản lý tuân thủ. Đây là vấn đề đang được sự quan tâm của các cơ quan quản lý thuế cũng như cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

30

CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH NGHIÊN CU V S TUÂN TH THU

TI TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.1 Quy trình nghiên cu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng đểlượng hóa các yếu tố hành vi. Vì vậy nghiên cứu được thiết kế theo chu trình phân tích định lượng với các bước phân tích theo hình như sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn

Đánh giá kết quả Kết luận Gợi ý chính sách Yếu tốtác động đến hành vi tuân thủ thuế XNK Cơ sở lý luận về tuân thủ thuế

Đưa ra các giả thuyết nghiên cứu Xây dựng mô hình nghiên cứu

Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu Phân tích mô tả Đánh giá độ tin cậy của thanh đo Phân tích nhân tố khám phá Điều chỉnh mô hình chưa phù hợp Phân tích hồi quy, tương quan Kiểm định giả thuyết Tìm các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế XNK

31

-Tìm các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế XNK của doanh nghiệp có hoạt động XNK. Cụ thểxu hướng không tuân thủ thuếXNK gia tăng trong cộng đồng doanh nghiệp tại Bình Dương.

-Cơ sở lý luận về tuân thủ thuế và các yếu tốtác động đến hành vi tuân thủ thuế XNK của doanh nghiệp có hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Bình Dươngđể xác định các yếu tố cần nghiên cứu.

-Đưa ra giả thuyết nghiên cứu, xác định các khái niệm lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây cùng với việc phân tích vấn đề nghiên cứu thực tế tại đơn vị, tác giảđề xuất một mô hình và các giả thuyết nghiên cứu để tiến hành thực hiện một thiết kế nghiên cứu và thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra từ mục đích nghiên cứu.

-Xây dựng mô hình nghiên cứu, thực hiện thảo luận nhóm với những người quản lý và các đối tượng nộp thuếđể hiệu chỉnh các câu hỏi điều tra tham khảo từ các nghiên cứu khác, xác định cỡ mẫu cần thiết để thu thập dữ liệu, xác định loại thang đo cho các câu hỏi điều tra (biến quan sát) cho phù hợp với các kỹ thuật phân tích thống kê sẽ sử dụng, xác định chiến lược thu thập dữ liệu, v.v... Kết thúc bước này sẽ xây dựng được bảng hỏi điều tra phục vụ cho việc lấy dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm.

-Thu thập dữ liệu nghiên cứu, đây là việc tác giả thực hiện phát đi các phiếu điều tra tới các đối tượng điều tra để thu về các dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện phân tích trả lời các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Đối tượng điều tra được xác định là các doanh nghiệp có hoạt động XNK tại tỉnh Bình Dương. Tiến hành nghiên cứu định lượng (Bảng câu hỏi, n = 227)

-Phân tích dữ liệu: từ dữ liệu thu thập được sẽ tiến hành làm sạch và tiến hành phân tích bằng các kỹ thuật phân tích thống kê như:

+Thống kê mô tả

+Kiểm định, đánh giá độ tin cậy của thang đo +Phân tích nhân tố khám phá

32 +Phân tích hồi quy

+Kiểm định các giả thuyết

- Đánh giá kết quả kiến nghị: Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu tác giả sẽđưa ra các kết luận và viết báo cáo để trả lời các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Ngoài ra cũng xác định những đóng góp, ý nghĩa, những hạn chếvà hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

3.2 Mô tả dữ liệu

Những lý thuế về hành vi tuân thủ thuếthường đề cập đến cá nhân là người nộp thuế nhưng trong một doanh nghiệp thì cá nhân là chủ sở hữu của doanh nghiệp là người quyết định mức độ, phạm vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp đó. Do đó, khi nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế của cá nhân vẫn hợp lý khi sử dụng để phân tích sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2009) Theo nghiên cứu của bản thân và đúc kết từ quá trình công tác thực tế thì sự tuân thủ thuế và các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuếđã được trình bày ở chương 2 tương đối phù hợp cho việc nghiên cứu đề tài này trong môi trường quản lý thuế XNK của Hải quan tại Bình Dương.

Trên cơ sởđó, mô hình khảo sát xoay quanh các nhóm yếu tố sau: (1) Hệ thống chính sách pháp luật về thuế.

(2) Cơ quan quản lý thu thuế. (3) Điều kiện môi trường kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(4) Quy mô hoạt động của doanh nghiệp. (5) Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. (6) Yếu tố tâm lý, xã hội.

Như đã trình bày ở phần trên các nghiên cứu trước đây về sự tuân thủ thuế chủ yếu vận dụng các mô hình hiện đại, đồng thời sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, sử dụng các thông tin thống kê và điều tra đểphân tích. Do đó, mức độ tin cậy của dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là rất cao. Thêm vào đó việc thống kê và công bố thông tin còn hạn chếnhư Nước ta thì rất khó cho các nhà nghiên cứu tiếp cận

33

được đầy đủ thông tin và phân tích dữ liệu. Vì vậy, đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua điều tra để tiến hành khảo sát mức độtác động của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của Doanh nghiệp có hoạt động XNK.

3.2.1 Giả thiết nghiên cứu

Như đã trình bày ở phần trên, các nghiên cứu khác nhau ở Việt Nam và thế giới cho thấy nhiều yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự tuân thủ thuế của NNT. Vì vậy, trong luận văn này tác giảđã phân tích, tổng hợp và đưa ra 06 giả thuyết nghiên cứu như sau: (Bảng tổng hợp các yếu tốtác động xem phụ lục 9)

H1: Hệ thống chính sách hoàn thiện sẽ tăng mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp (Kỳ vọng dương tác động lên sự tuân thủ thuế)

H2: Năng lực cơ quan quản lý thu thuếcó tác động đến mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp (Kỳ vọng dươngtác động lên sự tuân thủ thuế)

H3: Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp (Kỳ vọng dương tác động lên sự tuân thủ thuế)

H4: Quy mô hoạt động có tác động đến mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp (Kỳ vọng dương tác động lên sự tuân thủ thuế)

H5: Đặc điểm ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp (Kỳ vọng dươngtác động lên sự tuân thủ thuế)

H6: Các yếu tố về tâm lý, xã hội có tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp (Kỳ vọng dương tác động lên sự tuân thủ thuế)

Trong mô hình của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (Organisation For Economic Co-Operation And Development) đã đưa ra 5 nhóm yếu tố tác động đến sự tuân thủ của người nộp thuế: Doanh nghiệp (Business), ngành nghề (Industry), xã hội (Sociological), kinh tế (Economic), tâm lý (Psychological) do đây là mô hình tuân thủ cho các loại thuế do đó có một số nhóm yếu tốkhi xem xét dưới góc độ tuân thủ thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì có thể bị trùng lắp hoặc chưa phù hợp với mô hình cần nghiên cứu. Qua quá trình công tác thực tế tác giả nhận thấy yếu tố tâm lý tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp là yếu tố xã hội quyết định và có sự tác động tương đồng nên tác giả gộp hai yếu tố này thành yếu tố tâm lý, xã hội. Đối với yếu tố

34

chính sách thuế (Thuế suất, mặt hàng, ưu đãi…) và năng lực quản lý của cơ quan quản lý thu thuế thì qua trao đổi, thảo luận với các nhóm chuyên gia thì nó có tác động trực tiếp và tương đối lớn đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp có hoạt động XNK nên tách yếu tố chính sách ra để nghiên cứu riêng, còn lại các yếu tố khác trong mô hình được giữ nguyên để đảm bảo nghiên cứu có độ tin cậy cao. Mặc khác, hiểu được các yếu tốtác động đến sự tuân thủ thuếgiúp cơ quan quản lý và NNT cách nhìn nhận về sựđa dạng của môi trường kinh doanh XNK, từđó phát triển các hướng khác nhau trong từ phân đoạn của thị trường nhằm quản lý và sử dụng nguồn thu một cách hiệu quả. Sự phức tạp của các yếu tốtác động đến sự tuân thủ thuế XNK và mối quan hệ giữa những yếu tố này đòi hỏi cơ quan quản lý phải có chiến lược quản lý lâu dài nhằm tăng cường hơn nữa việc tuân thủ thuế của NNT. Thách thức lớn đối với cơ quan quản lý thuếlà tăng cường sự tuân thủ bên cạnh việc phải cắt giảm các chi phí tuân thủ và tạo sự thích ứng đối với NNT, tăng cường sự tin tưởng của NNT đối với cơ quan quản lý thu thuế.

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế được đề cập ở chương 2. Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 3 phần như sau:

Phần I: Các câu hỏi thu thập thông tin chung của doanh nghiệp

Phần II: Các câu hỏi đánh giá sự tác động của các yếu tốvà đánh giá mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp (bao gồm 38 biến quan sát)

Phần III: Một số ý kiến khác nếu có

Phiếu khảo sát sau khi được thiết kế xong được dùng để phỏng vấn thử 10 cá nhân, bao gồm 3 cán bộ hải quan có chuyên môn tốt và 7 doanh nghiệp đến liên hệ công tác tại Cục Hải quan Bình Dương để kiểm tra về hình thức và mức độ rõ ràng của các câu hỏi. Sau đó phiếu khảo sát được hoàn chỉnh (Xem phụ lục 1) và được gửi đến các doanh nghiệp.

3.2.2 Xác định thang đo và kích thước mẫu

3.2.2.1 Thang đo: Một trong những hình thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng là thang đo Licker. Thang đo được sử dụng gồm 5

35

cấp độ từ 1 đến 5 để tìm hiểu mức đánh giả của người trả lời. Vì vậy, câu hỏi được thiết kế từ 1 là “Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 là “Hoàn toàn đồng ý”

3.2.2.2 Kích thước mẫu: Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện cho nghiên cứu này nên tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định theo nguyên tắc tối thiểu đểđạt được sự tin cậy cần thiết của nghiên cứu. Cỡ mẫu tối thiểu như thế nào là phù hợp hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu và chưa thống nhất được. Hơn nữa, kích thước mẫu còn tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu cụ thể. Theo Hair và các tác giả, để phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhân là 5 mẫu trên một biến quan sát. Mô hình nghiên cứu trong luận văn là 38 biến quan sát do đó, số lượng mẫu tối thiểu phải là 38 x 5 = 190 mẫu trở lên. Vậy số lượng mẫu dùng trong khảo sát của luận văn n = 227 là phù hợp cho việc phân tích.

3.2.3 Gửi phiếu khảo sát:

Thông tin được thu thập thông qua gửi phiếu khảo sát, 250 phiếu khảo sát được phát cho doanh nghiệp có liên hệ công tác tại các Chi cục - Cục Hải quan Bình Dương vào các ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế (Có phân theo loại hình doanh nghiệp). Mỗi phiếu khảo sát đều có gửi kèm một bảng giải thích các khái niệm về tuân thủ thuế và hành vi không tuân thủ thuế (Ngắn gọn) giúp người trả lời hiểu vấn đề một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Đồng thời đểtăng cường độ tin cậy trong kết quả trả lời, các phiếu khảo sát không phải trả lời trực tiếp ngay tại cơ quan Hải quan mà được gửi về cho các nhà quản lý doanh nghiệp (Giám đốc, kết toán trưởng…) có thời gian nghiên cứu trả lời và gửi lại.

3.2.4 Nhận kết quả trả lời:

Phiếu khảo sát thu về nếu không hợp lệ(Như trả lời không đầy đủ các câu hỏi, trả lời 2 chọn lựa đối với mỗi câu hỏi …) sẽ được loại ngay. Đến phiếu khảo sát thu về hợp lệ cuối cùng là 227/250 (thời gian 30 ngày tính từ ngày phát phiếu khảo sát) tiến hành đưa vào làm dữ liệu phân tích.

36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5 Xử lý dữ liệu:

Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập sẽđược làm sạch và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 với các kỹ thuật phân tích thống kê đa biến như sau:

3.2.5.1 Thống kê mô tả mẫu: Mô tả những đặc trưng của mẫu nghiên cứu theo các dấu hiệu phân biệt được định sẵn.

3.2.5.2 Kiểm định thang đo: Do các yếu tốđược xây dựng từ 4 – 6 biến quan sát khác nhau. Để kiểm tra sự tin cậy của các yêu tốnày phương pháp phổ biến là sử dụng hệ số Cronbach Alpha (Suanders và cộng sự, 2007). Để kiểm tra mức độ phù hợp của một mục hỏi phải xem xét hệ số tương quan biến tổng (Hair và cộng sự, 2006). Tiêu chuẩn kiểm định là hệ số Cronbach Alpha tối thiểu 0.7 và hệ số tương quan biến tổng tối thiểu 0.3 (Nunally và Burstein, 1994). Bảng mã hóa thang đo (Xem phụ lục 6).

3.2.5.3 Phân tích khám phá nhân tố: Phân tích khám phá nhân tố sẽ giúp nhà nghiên cứu rút gọn dữ liệu từ nhiều mục hỏi về ít mục hỏi hơn mà vẫn phản ánh được ý nghĩa của chúng. Một số tiêu chuẩn khi phân tích khám phá nhân tố là hệ số KMO tối thiểu bằng 0.5, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, hệ số eigenvalue tối thiểu bằng 1, phương sai giải thích tối thiểu là 50% (Hair và cộng sự, 2006). Phương pháp rút trích nhân tố sử dụng là phương pháp principal component với phép xoay varimax đểthu được số nhân tố là bé nhất (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Phân tích khám phá nhân tốđược thực hiện riêng với các biến độc lập và biến phụ thuộc.

3.2.5.4 Phân tích giá trị trung bình và độ lệch chuẩn: Để đánh giá mức độ tác động của các yếu tốđối với sự tuân thủ thuế của NNT tác giả sẽ sử dụng hai giá trị là điểm đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn. Điểm đánh giá trung bình cho biết mức độ cảm nhận trung bình của tổng thể. Độ lệch chuẩn của các mục hỏi cho biết mức đồng nhất cao hay thấp giữa các câu trả lời.

3.2.5.5 Phân tích tương quan và hồi quy: Để trả lời về các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu tác giả sẽ sử dụng phân tích tương quan và hồi quy. Phương pháp ước lượng tổng bình phương nhỏ nhất sẽ được sử dụng. Các khuyết tật của phương

37

pháp ước lượng cũng sẽđược kiểm định đểđảm bảo các kết luận chính xác và đáng tin cậy (Nguyễn Quang Dong, 2003).

3.2.5.6 Phân tích bằng T – test và phân tích phương sai (ANOVA): Đểđánh giá sự khác biệt về mức độ hài lòng công việc theo các nhóm phân loại ta sử dụng phân tích bằng T – test (với phân loại 2 nhóm) và phân tích phương sai (với phân loại hơn 2 nhóm) để xem xét sự khác biệt xảy ra ở nhóm nào ta sử dụng phân tích so sánh đa nhóm bằng giá trị Bonferroni.

3.2.5.7 Đặt tên các nhóm yếu tố:

-Nhóm thứ nhất gồm 6 biến: HTCS1, HTCS2, HTCS3, HTCS4, HTCS5, HTCS6 thuộc nhóm yếu tố hệ thống chính sách (Biến X1).

-Nhóm thứ hai gồm 6 biến: CQT1, CQT2, CQT3, CQT4, CQT5, CQT6 thuộc nhóm yếu tốnăng lực cơ quan thuế Hải quan (Biến X2).

-Nhóm thứ hai gồm 6 biến: MTKT1, MTKT2, MTKT3, MTKT4, MTKT5, MTKT6 thuộc nhóm yếu tốđiều kiện môi trường kinh tế (Biến X3).

-Nhóm thứ tư gồm 5 biến: QMDN1, QMDN2, QMDN3, QMDN4, QMDN5 thuộc nhóm yếu tố quy mô doang nghiệp (Biến X4).

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp tại bình dương (Trang 39 - 127)