Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu GIÁ đất ở và một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến GIÁ đất ở TRÊN địa bàn PHƯỜNG THỊNH đán THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 40)

3.4.5. Phương pháp chuyên gia

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phường Thịnh Đán là một trong những phường thuộc thành phố Thái Nguyên, được thành lập năm 2004 có tổng diện tích đất tự nhiên là 616,18 ha, dân số 7,866 người, mật độ dân số đạt 1,276.6 người/km². Địa giới hành chính của phường tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp phường Tân Thịnh và xã Quyết Thắng. - Phía Nam giáp xã Thịnh Đức.

- Phía Đông giáp phường Thịnh Đán. - Phía Tây giáp xã Quyết Thắng.

Trên địa bàn phường có tuyếntỉnh lộ 260nối giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ chạy qua. Ngoài ra, còn có tuyếntỉnh lộ

263nối với xã Tân Cương và xã Phúc Trìu, kéo dài đến đập Hồ Núi Cốc thuộc thành phố Thái Nguyên. Tuyến đường tránh thành phố Thái Nguyên cũng đi qua địa bàn phường

Trên địa bàn phường Thịnh Đán có một số cơ sở giáo dục và y tế như bệnh viện A Thái Nguyên, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện tâm thần, cao đẳng sư phạm, cao đẳng y tế Thái Nguyên.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

* Địa hình: Phường Thịnh Đán có địa hình dạng đồi bát úp dốc thoải, xen giữa là các khu đất bằng. Địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.

* Địa chất công trình: Đất đai của phường được hình thành trên nền địa chất ổn định, kết cấu đất tốt. Tuy chưa có tài liệu nghiên cứu địa chất công trình, nhưng căn cứ vào tài liệu địa chất của những công trình đã được xây dựng, có thể đánh giá địa chất công trình của phường thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng

4.1.1.3. Khí hậu

Phường Thịnh Đán có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 - 230C. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,700C và trung bình tháng thấp nhất 160

C.

- Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.600 – 1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170 – 200 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 - 50 giờ).

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7; 8 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7; 8 lên đến 86 - 87%, thấp nhất vào tháng 3 là 70%.

- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4

đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

- Bão: Do nằm xa biển nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.

Tóm lại: Với những phân tích như ở trên cho thấy phường nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết, khí hậu.

4.1.1.4. Thủy văn

Phường Thịnh Đán có hệ thống các ao, hồ chứa nước trên địa bàn (với các kênh, hồ lớn như: kênh hồ Núi Cốc, hồ Đầm Rốn, hồ Sen...) lượng nước phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng nước trên ao, hồ và lượng mưa hàng năm, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới, tiêu thoát nước cũng như tạo cảnh quan, điều hoà môi trường sinh thái trên địa bàn.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khác

a. Tài nguyên đất

Phường có 646,39 ha diện tích đất tự nhiên. Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của phường chủ yếu là đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của sông Cầu. Bên cạnh đó trên địa bàn phường cũng có diện tích đất đồi nằm trên địa bàn phường. Nhìn chung đất đai của phường thuận lợi cho nhiều loại cây trồng.

b. Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước trong các ao, hồ và lượng nước mưa tự nhiên (bình quân năm 2.007 mm/năm). Lượng nước mưa trên được đổ vào các sông suối và hồ, ao tạo thành nguồn nước mặt chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng nước thải sinh hoạt cũng như một số cơ sở sản xuất trên địa bàn phường của thành phố nên cũng gây ô nhiễm trong các khu dân cư, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt tác động xấu đến đời sống nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm chủ yếu ở độ sâu 150 - 300 m, đây là nguồn nước có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên lượng nước ngầm khi khai thác đưa vào sử dụng tùy theo mục đích phải qua hệ thống lọc, phải được kiểm định các chỉ số hoá học.

c. Tài nguyên rừng:

tích đất lâm nghiệp, trong đó toàn bộ là đất rừng sản xuất. Trong những năm tới dự báo đất rừng sẽ bị giảm diện tích chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế - xã hội.

d. Tài nguyên nhân văn:

Trải qua quá trình xây dựng hình thành và phát triển cùng với thành phố Thái Nguyên, nhân dân Phường Thịnh Đán đã viết nên trang sử rạng rỡ, với truyền thống cách mạng, người dân phường cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đã đạt được cùng với đông đảo đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học, làm tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa bàn phường có những thay đổi đáng kể, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công; dịch vụ - thương mại. Giá trị sản xuất nông nghiệp; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ, đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Phát triển thương mại dịch vụ, số hộ kinh doanh hàng năm tăng từ 12 - 15%. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là các hộ sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, kinh doanh xây dựng hàng năm tăng từ 7-10%.

(Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ phường Thịnh Đán, nhiệm kỳ

2010 – 2015; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội từ năm 2005 đến năm 2010; Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên năm 2010)

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập - Lao động, việc làm

5.700 người, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn phường đã và đang phát triển đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và mở rộng ngành nghề theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần tăng thêm thu nhập cho nhân dân.

- Thu nhập và mức sống

Những năm gần đây, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong phường không ngừng được cải thiện và nâng cao. Năm 2010 thu nhập bình quân đạt 10.500.000 đ/người/năm, số hộ có thu nhập cao tập trung vào các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên theo kết quả điều tra của chương trình xóa đói giảm nghèo, toàn phường hiện vẫn còn 47 hộ nghèo (chiếm 2,1%).

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị

Là phường trung tâm có tốc độ đô thị hoá cao, trong những năm qua UBND phường đã tích cực chủ động phối hợp với các phòng, ban ngành chức năng của thành phố lập các hồ sơ dự toán xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, trình thành phố phê duyệt và tiến hành thi công xây dựng. Nhiều công trình đã được hoàn thành như: Trụ sở mới UBND phường, trường THCS Lương Ngọc Quyến, nhà văn hoá của 16/23 tổ dân phố. Năm 2011 hoàn thành nhiều tuyến đường giao thông bằng bê tông trên địa bàn các tổ dân phố số 4; 7; 8; 17… sửa chữa cải tạo Đài tưởng niệm; thi công xây dựng trụ sở Công an phường. Bên cạnh đó, trong những năm qua, đời sống của đại bộ phận dân cư không ngừng được cải thiện, trên địa bàn phường đã xuất hiện nhiều nhà cao tầng, xây dựng kiên cố và có kiến trúc hiện đại, tất cả đã góp phần cải tạo không gian đô thị làm cho bộ mặt của phường có bước thay đổi đáng kể, ngày một khang trang hiện đại hơn.

4.1.2.5. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a. Giao thông

Với mục tiêu đô thị hoá, nhiều dự án về giao thông đã, đang và sẽ được đầu tư triển khai thực hiện đảm bảo cho nhu cầu giao thông của phường, thành phố và của vùng theo quy hoạch đã được phê duyệt như: đường Quang Trung, Dự án đường Quốc lộ 3 - đoạn tránh thành phố Thái Nguyên, Dự án DT 260 xây dựng đường Thịnh Đán đi Hồ Núi Cốc... Hoàn thành các tuyến đường bê tông vào các tổ dân phố.

b. Thủy lợi

Trên địa bàn phường có kênh Hồ Núi Cốc, các hồ lớn như: Hồ Đầm Rốn, Hồ Sen cùng với hệ thống kênh mương, sông suối nhỏ có chức năng chứa nước, tưới, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn phường có hệ thống cấp thoát nước theo quy hoạch xây dựng của thành phố. Tuy nhiên do chất lượng công trình cũ đã bị xuống cấp đã hạn chế đến khả năng tiêu thoát nước trong mùa mưa, ảnh hưởng đến thoát nước ở một số khu vực trong khu dân cư.

c. Năng lượng, bưu chính viễn thông

Hiện trên địa bàn phường có 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Tỷ lệ sử dụng điện thoại cố định cũng như điện thoại di động có xu hướng tăng dần qua các năm tạo những thuận lợi trong nhu cầu giao lưu trao đổi thông tin, liên lạc của người dân.

d. Cơ sở văn hóa, thể dục – thể thao

Các hoạt động phong trào văn nghệ quần chúng, phong trào thể dục thể thao nâng cao sức khỏe được quan tâm tổ chức thường xuyên vào ngày kỷ niệm của phường, thành phố, ngày lễ, tết. Hiện trên địa bàn phường đã xây dựng nhà văn hóa phường, nhà văn hóa 16/23 tổ dân phố, chưa có sân vận động trung tâm phường cũng như các sân thể thao trong các tổ dân phố.

e. Cơ sở y tế

Ngành y tế phường hiện có 06 y bác sỹ, với cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn, đã thực hiện tốt các chương trình y tế tuyến phường và đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; tổ chức tiêm phòng cho trẻ theo định kỳ.

Ngoài ra, năm 2012 phường phối hợp với Trung tâm y tế Thành phố tổ chức 1 lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho 140 cơ sở kinh doanh trên địa bàn; khám sức khỏe cho 60 chủ cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Tổ chức 2 lớp tuyên truyền phòng chống các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch cho hội viên Hội người cao tuổi và Hội phụ nữ phường, được trên 300 người; 01 lớp tuyên truyền cho các đồng chí tổ trưởng tổ dân phố, chi hội trưởng hội phụ nữ và y tế thôn bản về cách phát hiện và phòng chống bệnh ung thư tại cộng đồng.

(Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ phường Thịnh Đán, nhiệm kỳ

2010 – 2015; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội từ năm 2005 đến năm 2010; Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên năm 2010)

f. Cơ sở giáo dục - đào tạo

Hiện tại trên địa bàn phường có 01 trường mầm non, trường tiểu học Lương Ngọc Quyến và trường THCS Lương Ngọc Quyến.

Trường mầm non: Toàn trường có 16 cán bộ giáo viên; tổng số có 04 lớp; 196 cháu. Năm học vừa qua nhà trường đạt tập thể lao động tiên tiến.

Trường tiểu học Lương Ngọc Quyến: thực hiện tốt các cuộc vận động xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực học tập. Kết quả thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố đạt 2 giáo viên, cso 13 học sinh đạt giải tại cuộc thi viết chữ đẹp cấp thành phố.

học sinh với 8 lớp. Trong năm học vừa qua nhà trường đạt trường tiên tiến, công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc, liên đội mạnh xuất sắc cấp tỉnh. Có 3 học sinh giỏi cấp Tỉnh, 31 học sinh giỏi cấp thành phố.

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn phường Thịnh Đán năm 2013 năm 2013

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

a. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

Việc thực hiện quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn phường đã được thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất một cách nghiêm túc, thiết thực.

b. Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), cũng như tài liệu đo đạc 299/TTg và đo đạc chỉnh lý bổ sung, căn cứ nghị định của chính phủ về việc thành lập phường Thịnh Đán. Đến nay ranh giới của phường đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ. Ranh giới hành chính của phường được xác định ổn định không có tranh chấp.

c. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Trong những năm qua, việc khảo sát, đo đạc đã được UBND thành phố phối hợp cùng UBND phường thực hiện khá tốt. Đến năm 2005, phường đã thực hiện xong công tác lập bản đồ địa chính; Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất cũng đã được thực hiện. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của phường được UBND thành phố, phòng Tài

nguyên - Môi trường chỉ đạo về chuyên môn, thực hiện tốt theo quy định, định kỳ 5 năm cùng với công tác kiểm kê đất đai.

d. Quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất

Năm 2006 với sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Phường đã tiến hành triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất (2006 - 2010) cụ thể đến từng năm. Việc triển khai thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch đã được duy trì đảm bảo và thực hiện tốt theo các quy định của Luật đất đai.

e. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Việc giao đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu GIÁ đất ở và một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến GIÁ đất ở TRÊN địa bàn PHƯỜNG THỊNH đán THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)