Thuật toán tăng độ dẫn điện (Incremental Conductance)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bộ biến đổi nghịch lưu nguồn z nối lưới cho điện mặt trời (Trang 49 - 51)

Nhược điểm của thuật toán P&O có thể được khắc phục bằng phương pháp tăng độ dẫn điện. Thuật toán này bắt nguồn từ biểu thức tính công suất quen thuộc : P = V. I

Trong đó P, V, I làn lượt là công suất, điện áp và dòng điện của pin PV. Đạo hàm 2 vế theo biến V, ta được : dP/dV = I + V. dI/dV

Thuật toán sẽ làm việc dựa vào biểu thức này. Cụ thể : Ở điểm có công suất lớn nhất, ta có :

dP/dV = 0

dI/dV = - I/V

Hình 3.10. Thuật toán tăng độ dẫn điện

Ở phía bên trái đường cong P-V :

dP/dV > 0

dI/dV > I/V

Ở phía bên phải đường cong P-V :

dP/dV < 0

Chương 3. Pin năng lượng mặt trời và thuật toán tìm điểm công suất cực đại (MPPT)

Sơ đồ khối :

Hình 3.11. Sơ đồ khối thuật toán tăng độ dẫn điện

Thuật toán tăng độ dẫn điện có thể giúp ta đạt tới được điểm có công suất lớn nhất và không làm nhiễu điểm dó. Nếu như điều kiện này không thỏa mãn, hướng mà theo đó điểm làm việc phải bị làm nhiễu có thể được tính toán bằng cách sử dụng mối quan hệ giữa dI/dV và –I/V. Mối quan hệ này dựa trên qui luật dP/dV nhận giá trị âm khi MPPT ở phía bên phải và mang dấu dương khi nó ở bên trái của điểm MPP.

Thuật toán này ưu điểm ở chỗ nó có thể xác định được chính xác khi nào thì MPPT chạm tới MPP, trong khi điểm làm việc theo thuật toán P&O dao động quanh điểm MPP. Ngoài ra, thuật toán này còn có thể theo dõi và trích ra điểm MPP một cách chính xác hơn khi mà cường độ ánh sáng tới pin tăng hay giảm đột ngột. Tuy nhiên, phương pháp Inc_Con có nhược điểm là phức tạp hơn phương pháp P&O.

Chương 3. Pin năng lượng mặt trời và thuật toán tìm điểm công suất cực đại (MPPT)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bộ biến đổi nghịch lưu nguồn z nối lưới cho điện mặt trời (Trang 49 - 51)