II. Giải pháp về chính sách cụ thể đối với từng khu vực
3.4. Về phát triển nguồn nhân lực
- Đối với lao động:
Kết quả điều tra khảo sát của dự án cho thấy đa số lao động ở khu vực này văn hoá rất thấp và đó cũng là một trong những trở ngại lớn nhất khi tổ chức thực hiện các chính sách, ch−ơng trình, dự án trên địa bàn. Vì vậy, để nguồn lực lao động của khu vực phát huy đ−ợc vai trò động lực đối với phát triển kinh tế, nhất
thiết phải nâng cao chất l−ợng lao động thông qua giáo dục đào tạo và thực tiễn d−ới nhiều hình thức khác nhau để họ có đủ kiến thức và khả năng sử dụng kiến thức đó vào sản xuất, kinh doanh và tham gia thực hiện các dự án ở địa ph−ơng một cách có hiệu quả. Cùng với việc giáo dục đào tạo thông qua nhà tr−ờng phải h−ớng dẫn thông qua các ph−ơng tiện thông tin đại chúng khác, tập huấn về khuyến nông, lâm, ng−, kiến thức tiến bộ trong sản xuất, kinh doanh, quản lý.... Vấn đề này cần phải đổi mới thiết thực và phát huy.
+ Về lâu dài phải tăng tỷ lệ cử tuyển học sinh, sinh viên ở các xã khu vực III, mở rộng cử tuyển sang các xã khu vực II và dân tộc thiểu số có ít cán bộ ( không phân biệt khu vực) và họ đ−ợc cung cấp sách vở miễn phí và miễn cả các khoản thu ngoài học phí và có thể kéo dài thời gian đào tạo với cùng một ch−ơng trình chung để tạo điều kiện cho con em đồng bào các dân tộc đ−ợc học với số l−ợng nhiều, đảm bảo chất l−ợng. Nhà n−ớc nên có chính sách áp dụng ngay cho năm học tới, coi đây là chính sách −u tiên đặc biệt cho con em đồng bào vùng đặc biệt khó khăn vì yêu cầu phát triển nguồn nhân lực tại chỗ của địa ph−ơng. Việc này Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng ban hành hoặc trình Thủ t−ớng Chính phủ ban hành.
- Đối với cán bộ cấp cơ sở:
+ Nếu cán bộ cấp xã đã có trình độ cao đẳng, đại học thì có ch−ơng trình, kế hoạch bồi d−ỡng cho họ kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội ở cơ sở; kiến th−c về xây dựng, tổ chức thực hiện dự án qui mô vừa và nhỏ của địa ph−ơng để từng b−ớc cấp xã có thể làm chủ đầu t− các dự án đầu t− cho địa ph−ơng bằng nguồn vốn NSNN, nguồn vốn NS địa ph−ơng. Đây là việc làm cần thiết trong quá trình cải cách hành chính nhà n−ớc, phân cấp mạnh và tiến tới phân cấp triệt để.
+ Nếu cán bộ cấp xã ch−a có trình độ cao đẳng, đại học thì địa ph−ơng phải có kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng d−ới nhiều hình thức phù hợp để họ có trình độ đáp ứng đ−ợc yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới. Mặt khác địa ph−ơng nên có kế hoạch tiếp nhận và bố trí con em đ−ợc cử tuyển đã hoàn thành ch−ơng trình đào tạo ở các tr−ờng trung cấp, cao đẳng, đại học và có qui hoạch về nguồn cán bộ đối với số con em này.