Hoành Bồ, Huế, Bình Hòa, Bạc Liêu, các đường dây 220 kV Việt Trì – Vĩnh Lạc, Tràng Bạch – Vật Cách – Đồng Hòa, Ninh Bình – Thanh Hóa mạch 2, Đà Nẵng – Hòa Khánh – Huế, các nhánh rẽ từ Phú Mỹ đấu nối vào Bà Rịa – Long Bình, Cai Lậy – Rạch Giá mạch 2, Đa My – Hàm Thuận – Bảo Lộc, Rạch Giá – Bạc Liêu.
1.2.3. Hệ thống điện Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 2015
Xuất phát từ tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện năng 13%/năm trong giai đoạn từ 2001 đến năm 2005 và 11% /năm theo dự báo trong Tổng sơ đồ phát
Luận Văn Thạc Sỹ Khoa Học
triển điện lực giai đoạn VI từ năm 2006 đến 2015 và căn cứ vào tốc độ thực tế về tăng trưởng tiêu thụđiện năng kết hợp với việc xem xét kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển các khu công nghiệp của các địa phương trong cả nước dẫn đến chương trình phát triển nguồn điện và lưới điện được tính toán và chuẩn xác lại cho phù hợp với dự báo nhu cầu điện năng, qua đó các dự án về nguồn điện và lưới điện được xây dựng lắp đặt như sau:
Hệ thống 500 kV: trong giai đoạn 2004 – 2006 đã đưa vào vận hành mạch 500 kV hai từ Phú Lâm ra Nho Quan trong đó đoạn Phú Lâm – Playcu đưa vào vận hành cuối 2005, Playcu – Đà Nẵng vào cuối năm 2004 và Đà Nẵng – Nho Quan vào cuối năm 2006.
Đến năm 2010, hệ thống điện 500 kV sẽ phát triển để đấu nối các nhà máy điện lớn như Quảng Ninh (đường dây Quảng Ninh – Thường Tín và trạm 500 kV Quảng Ninh) và Ô Môn (tăng cường mạch hai 500 kV Ô Môn – Phú Lâm dài 180 km). Trong giai đoạn này hầu hết các trạm 500 kV sẽ được tăng công suất 2 máy biến áp đểđảm bảo cung cấp đầy đủ công suất và vận hành an toàn trong các trường hợp bình thường cũng như sự cố.
- Hệ thống 220 kV: Nhằm để đồng bộ với hệ thống nguồn điện, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện và đáp ứng được nhu cầu phụ tải giai đoạn đến năm 2010