động cơ không đồng bộ ba pha
Trong mô phỏng SIMULINK, luận văn nghiên cứu một hệ thống một thanh cái, một suất tuyến như tại Hình 3.4. Tại xuất tuyến của sơ đồ nghiên cứu, thiết bị DVR được đấu nối tiếp với động cơ không đồng bộ ba pha thông qua máy biến áp ghép nối.
Các phần tử trong sơ đồ mạch điện được biểu diễn tương ứng với các thành phần được khai báo trong Matlab/Similink.
- Khối nguồn cấp điện áp: Khối nguồn cấp điện áp nhằm tạo ra một nguồn điện áp hình sin không trở kháng ba pha cho chương trình mô phỏng. Trong sơ đồ SIMULINK, khối được mô phỏng gồm một nguồn phát điện áp 400V, tần số 50Hz (3P Voltage Source) và một điện trở nguồn có giá trị 1W (3P Resistant). Trong nghiên cứu, mô phỏng SIMULINK không xem xét ảnh hưởng của điện kháng nguồn và điện cảm nguồn.
- Khối động cơ không đồng bộ: Khối động cơ không đồng bộ thể hiện một động cơ không đồng bộ ba pha với các loại rotor dây quấn, lồng sóc đơn hoặc lồng sóc đôi có thể mô phỏng. Động cơ không đồng bộ được chọn có thể được thiết lập mô hình trên hệ quy chiếu tọa độ quay với tốc độ đồng bộ (hoặc rotor hoặc stator) dq. Các cuộn dây starto và rotor đấu hình Y với trung tính nối đất. Luận văn nghiên cứu tác động của việc khởi động động cơ không đồng bộ ba pha, loại rotor lồng sóc đơn với công suất 7.5kW.
Học viên: Nguyễn Mỹ Dung – Lớp: 11BKTĐHTĐ
50
Hình 3.4. Sơ đồ mô phỏng SIMULINK thử nghiệm thiết bị DVR với khởi động động cơ không đồng bộ ba pha
- Khối chỉnh lưu nguồn áp: Khối biến điện áp bao gồm một mạch cầu
đa năng (Universal Bridge) và một mạch giảm xóc ba pha nối tiếp RLC (RC Filter và L Filter). Mạch cầu đa năng thực hiện chức năng của một bộ biến đổi công suất ba pha với sáu bộ chuyển mạch công suất được đấu nối kiểu cầu. Mạch cầu đa năng cho phép việc mô phỏng các bộ biến đổi sử dụng thiết bị điện tử công suất luân chuyển tự nhiên (đi-ốt hay thyristor) cũng như thiết bị chuyển đổi cưỡng bức (GTO, IGBT, MOSFET). Mạch cầu đa năng là một phần tử cơ bản của bộ biến đổi nguồn điện áp hai mức. Luận văn nghiên cứu sử dụng mạch cầu ba pha với cấu hình IGBT/Diodes, sáu xung điều biến, tần số chuyển mạch 1080Hz. Mạch giảm xóc nối tiếp RLC được đấu song song với mỗi phần tử chuyển mạch.
Học viên: Nguyễn Mỹ Dung – Lớp: 11BKTĐHTĐ
51 - Khối điều khiển: Khối điều khiển (Voltage Compensation) sử dụng thuật toán mạch vòng khóa pha (Phase locked loop-PLL) được sử dụng để đồng bộ hóa bộ tín hiệu ba pha hình sin tần số biến đổi.
- Khối cấp nguồn một chiều: Khối cấp nguồn một chiều có xét hai khả
năng: i. Sử dụng ắc qui và ii. Sử dụng nguồn một chiều chỉnhh lưu. Trên mô phỏng các phần tử bao gồm một máy biến áp chỉnh lưu (rectifier transformer) và bộ chỉnh lưu diod (diod rectifier). Nguồn cấp cho khối được lấy từ khối nguồn cấp điện áp, sau khi qua máy biến áp chỉnh lưu để đưa về điện áp làm việc của bộ chỉnh lưu đi-ốt sẽ được bộ chỉnh lưu đi-ốt biến đổi thành nguồn một chiều để cấp cho khối biển đổi điện áp. Luận văn mô phỏng máy biến áp chỉnh lưu với sơ đồ đấu dây D/D, công suất 1kVA, 400/230V, 50Hz và bộ chỉnh lưu sử dụng đi-ốt với mạch giảm sóc nối tiếp RC được đấu song song với mỗi phần tử chuyển mạch.
- Khối máy biến áp ghép nối: Khối máy biến áp ghép bao gồm ba máy
biến áp một pha hai cuộn dây với sơ đồ đấu dây phía đấu với bộ biến đổi điện áp đấu D, phía đấu với lưới điện đấu hở. Luận văn mô phỏng máy biến áp ghép với công suất ba pha 10kVA, 400/400V.