BỘ BIẾN ĐỔI NGUỒN ÁP VSC

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu và ỨNG DỤNG các bộ BIẾN đổi bán dẫn CÔNG (Trang 45)

2.2.1 Giới thiệu

Lợi ích thương mại của các van GTO và IGBT công suất cao và điện áp cao vào những năm 1990 đưa ra vận hành khả thi của các bộ VSC trong đề án HVDC. Về bản chất, tác động của một bộ VSC trên hệ thống điện xoay chiều có thể được xấp xỉ như là tổng của một bộ CSC thường và SVC lắp song song, nhưng bổ sung thêm tính linh hoạt của chuyển mạch an toàn. [2].

Các loại khác nhau của phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM) có thể được sử dụng để vận hành VSC trong chế độ nghịch lưu để cung cấp đầu ra hình sin đến hệ thống xoay chiều. Những lợi thế của VSC là:

 Điều khiển nhanh công suất tác dụng cũng như công suất phản kháng.

 Nó cung cấp chất lượng điện năng mức cao.

 Tác động đến môi trường tối thiểu.

 Khả năng kết nối đến các mạng xoay chiều kém hoặc thậm chí mạng chết.

Ứng dụng công nghệ này như sau:

 Truyền tải HVDC công suất thấp (< 250MW) (thương mại gọi là “HVDC Light”)

 Tính toán VAR (SVC và STATCOM)

 Các bộ lọc hoạt tính.

35

Các bộ VSC dùng các van tự khóa/mở (GTOs, IGBTs) có thể được đóng hay cắt. Điều này là tương phản với các CSC thông thường vận hành với các van Thyristor tự chuyển mạch đường dây. Sự khóa/mở trong một van VSC chuyển mạch cưỡng bức có thể xảy ra nhiều lần trên một chu kỳ, trong khi ở một CSC chuyển mạch đường dây, nó có thể xảy ra chỉ một lần trong một chu kỳ. Đặc điểm này cho phép điện áp/dòng điện trong một VSC được điều chế để sinh ra một đầu ra gần hình sin và điều khiển hệ số công suất tốt. Hơn nữa, việc đảo công suất trong một VSC có thể được thực hiện với việc đảo điện áp hoặc đảo dòng điện ở phía một chiều. Ngược lại, với một bộ CSC, đảo công suất chỉ có thể xảy ra với đảo điện áp.

Trong hình 2-10, các nguyên lý vận hành của một VSC là rõ ràng. Tụ Cd phía

một chiều và cuộn dây Lc phía xoay chiều là các bộ phận cần thiết của VSC. Điện

áp một chiều Vd được giám sát và được so sánh với giá trị đặt Vref để phát ra một tín

hiệu sai lệch điều khiển bộ điều khiển PWM. Khi dòng một chiều Id là dương, VSC

hoạt động như một bộ chỉnh lưu, tụ một chiều được xả như khi nó cấp cho tải một chiều, và hệ thống điều khiển sẽ thay đổi góc mở để nhập công suất từ hệ thống điện xoay chiều. Khi dòng Id âm, bộ VSC hoạt động như một bộ nghịch lưu, tụ điện được nạp từ nguồn một chiều và hệ thống điều khiển sẽ thay đổi góc mở để xuất công suất đến hệ thống xoay chiều.

VSC cũng có thể điều chế góc mở của các van để điều khiển công suất phản kháng, có thể thu được một hệ số công suất đơn vị (hoặc bất kỳ giá trị nào khác cho vấn đề đó).

Bộ điều khiển PWM phát ra một điện áp Vgen với tần số tương tự như điện áp hệ thống xoay chiều Vs. Bằng cách thay đổi biên độ của Vgen và mối liên hệ pha của nó với Vs, bộ biến đổi có thể được thực hiện để vận hành trong cả 4 góc phần tư nghĩa là vận hành chỉnh lưu/nghịch lưu với hệ số công suất trễ pha/sớm pha. Các mối liên hệ pha cho một vận hành được minh họa trong hình 2-11.

36

Hình 2- 11: Vận hành 4 góc phần tư của bộ VSC

(a)Vận hành chỉnh lưu ở hệ số công suất đơn vị (b)Vận hành nghịch lưu ở hệ số công suất đơn vị

(c)Phản kháng hoàn toàn với dòng sớm pha

(d)Phản kháng hoàn toàn với dòng trễ pha.

Hình 2-12 minh họa vận hành của một bộ nghịch lưu VSC cấp cho một tải cảm ứng từ một nguồn cấp điện một chiều. Hình 2-12a thể hiện điện áp đầu ra được sinh ra bởi bộ nghịch lưu và các thành phần cơ bản của nó. Hình 2-12b cho biết dòng điện đầu ra trước khi lọc. Sự điều chế PWM có thể nhận thấy rõ ràng. Hình 2-12c thể hiện dòng điện van (van với Diode đối song song); nửa dương là dòng điện trong van, ngược lại nửa âm là dòng điện Diode. Và hình 2-12d thể hiện điện áp qua van với mô hình PWM.

37

Hình 2- 12: Các kết quả từ vận hành VSC

2.2.2 Điều khiển của điện áp tụ một chiều

Như giải thích ban đầu, điện áp tụ một chiều của VSC có thể được điều chế bởi một bộ điều khiển PWM như là một chức năng của dòng điện hoặc điện áp xoay chiều. Phiên bản với điều khiển dòng xoay chiều là đơn giản hơn và ổn định hơn phiên bản với điều khiển điện áp xoay chiều. Hai phiên bản này sẽ được mô tả kế tiếp.

2.2.3 VSC với điều khiển dòng xoay chiều

VSC với chế độ điều khiển dòng xoay chiều được thể hiện trong hình 2-13. Mục đích ở đây là cưỡng bức các dòng điện pha theo một dòng điện đặt trước hình sin Iref. Biên độ của giá trị dòng điện đặt này thực hiện chức năng của điện áp tụ một chiều Vd và điện áp một chiều Vref mong muốn.

38

Hình 2- 13: Bộ chỉnh lưu với PWM điều khiển dòng nguồn áp

Mẫu dạng sóng dòng điện hình sin mong muốn được duy trì như sau:

Trong đó: w giống như tần số nguồn và φ là góc lệch pha mong muốn. Do đó,

đồng bộ điện áp nguồn là cần thiết để thu được sin(wt+φ) chính xác. Đo các dòng

pha tức thời là cần thiết để tạo ra một sai lệch giữa chúng với giá trị dòng đặt, và sai lệch này là được giảm thiểu bởi các tính chất của mạch phản hồi kín.

Trong một bộ VSC với điều khiển dòng xoay chiều, do đó cần thiết để giám sát 3 điện áp và dòng pha xoay chiều (lưu ý rằng, như thể hiện trong hình, đo dòng 2 pha có thể chấp nhận được nếu không có kết nối trung gian).

Tiếp theo, các phương pháp điều chế tạo ra mô hình PWM kích mở các van bộ biến đổi để dòng điện theo giá trị đặt. Các phương pháp đều khả thi và sẽ được trình bày dưới đây.

2.2.3.1 Các phƣơng pháp điều chế PWM

Ba phương pháp điều chế PWM được sử dụng rộng rãi theo giá trị dòng điện đặt được trình bày ở đây.

39

1. Lấy mẫu có chu kỳ (PS) (Hình 2-14)

Phương pháp này sử dụng một đồng hồ tần số cố định để điều khiển các van công suất của VSC. Một tín hiệu sai lệch phát ra từ việc đo các giá trị dòng điện đặt & dòng điện dây được sử dụng để điều chế tần số nhịp & điều chế PWM sử dụng một bộ so sánh & flip-flop loại D. Thời gian tối thiểu giữa chuyển mạch được giới hạn bởi tần số nhịp.

Hình 2- 14: Phương pháp lấy mẫu có chu kỳ điều chế PWM

2. Bộ so sánh có ngƣỡng hiệu chỉnh đƣợc (Hysteresis Band – HB)

Bộ so sánh có ngưỡng hiệu chỉnh được (HB) điều chế các van bộ biến đổi khi sai lệch giữa IdâyIref vượt quá đại lượng cố định của Iref (điển hình 5-10% giá trị đặt). Trong trường hợp này, tần số chuyển mạch là không cố định và biến đổi như là một chức năng của đại lượng Iref, ngưỡng hiệu chỉnh được h và điện cảm trong tải.

Hình 2- 15: Bộ so sánh có ngưỡng hiệu chỉnh được (HB) điều chế PWM

3. Sóng mang tam giác (Triangular Carrier – TC)

Phương pháp TC so sánh sai lệch giữa IdâyIref với một tần số cố định, biên độ sóng mang tam giác cố định. Một bộ điều chỉnh PI cung cấp các đặc tính tĩnh và động đến mạch phản hồi. Phương pháp này phức tạp hơn hai phương pháp kia trong việc thực hiện khi độ khuếch đại của bộ điều khiển PI cần được lựa chọn.

40

2.2.4 VSC với điều khiển điện áp xoay chiều

Hình 2-17 thể hiện một phiên bản một pha tương đương của VSC với điều khiển điện áp. Trong mạch này, điện áp được sinh ra Vgen có thể được điều khiển ở cả biên độ và pha với điện áp nguồn VS. Một lợi thế của phương pháp này là nó không yêu cầu dòng xoay chiều đầu vào được giám sát. Mẫu Vgen thu được bên dưới từ hình:

Hình 2- 17: Thực thi bộ chỉnh lưu với điện áp điều khiển cho vận hành hệ số công suất đơn vị [2]

Giả sử rằng: vs = V*sqrt(2) thì dòng điện sẽ có dạng:

Giải Vgen đưa ra:

41

Phương trình này cung cấp một phương thức điều khiển Vgen thông qua việc điều chế Imax. Phương trình này cũng điều khiển hệ số công suất cosφ. Trường hợp hệ số công suất đơn vị được mong muốn thì cosφ = 1sinφ = 0, và có thể được sử dụng để đơn giản hóa phương trình trên.

(2-28) Giải quyết thuật toán này với việc thực thi được thể hiện trong hình 2-17. Chú ý rằng phương trình trên có điều kiện cùng pha và vuông pha cho phép nó điều chế cả biên độ và pha của điện áp được sinh ra Vgen.

Khi so sánh với VSC với điều khiển dòng điện, không cần giám sát ba dòng điện pha để thực thi thuật toán này. Tuy nhiên do hiện diện điều kiện R và Xs, hiểu biết đúng về điện trở kháng nguồn là cần thiết. Điều này thực thi trong thực tế là rất khó khi điện trở kháng nguồn thay đổi trong hệ thống điện tùy thuộc vào liên kết ngẫu nhiên và các thay đổi môi trường. Điều này là có thể. Do đó dẫn đến các vấn đề cho việc ổn định sự thực thi phản hồi này và nó là bất lợi lớn của công nghệ này.

Với mẫu cho Vgen, một phương pháp điều chế để phát ra các xung kích mở các

van VSC là cần thiết. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là phương pháp điều chế độ rộng xung hình sin (SPWM) sử dụng một sóng mang tam giác, được thể hiện trong hình 2-18.

Hình 2- 18: Thực thi PWM hình sin

Hai thông số được quan tâm trong công nghệ SPWM là chỉ số điều chế biên độ ma và chỉ số điều chế tần số mf. Giá trị điển hình của các thông số này đối với các bộ biến đổi công suất lớn là: ma = 0,8 và mf = 15. Các giá trị này được lựa chọn như là một sự cân bằng giữa việc giảm thiểu lượng sóng hài trong điện áp đầu ra và

42

giảm tổn thất chuyển mạch trong các van điện tử công suất. Một ví dụ về điều chế PWM với các giá trị này được thể hiện trong hình 2-19 với chuyển mạch điện áp lưỡng cực (a) hoặc là chuyển mạch điện áp đơn cực (b).

2.2.4.1 PWM với chuyển mạch điện áp lƣỡng cực

Trong thiết kế PWM này, theo đường chéo đối diện các van từ 2 chân của bộ biến đổi được chuyển mạch cùng nhau như là các cặp van 1 và 2 tương ứng. Với loại chuyển mạch PWM này, dạng sóng điện áp đầu ra của chân là giống với đầu ra của bộ nghịch lưu một chân cơ bản được xác định bằng cách so sánh một sóng hình sin và một sóng tam giác. Trong hình 2-19a, nó có thể được quan sát mà điện áp đầu ra chuyển giữa các mức điện áp +Vd–Vd. Đó là lý do tại sao loại chuyển mạch này được gọi là PWM với chuyển mạch điện áp lưỡng cực.

2.2.4.2 PWM với chuyển mạch điện áp đơn cực

Trong thiết kế PWM với chuyển mạch điện áp đơn cực, các van trong hai chân của bộ nghịch lưu toàn cầu không được đóng ngắt cùng một lúc, như trong thiết kế PWM trước. Ở đây, các chân của bộ nghịch lưu toàn cầu được điều khiển riêng biệt bằng cách so sánh sóng tam giác với một sóng hình sin hay cosin tương ứng. Như thể hiện trong hình 2-19b, so sánh Vcontrol với các kết quả dạng sóng tam giác trong các tín hiệu lô gic để điều khiển các van T1 và T3.

Trong thiết kế PWM này, khi một chuyển mạch xảy ra, điện áp đầu ra thay đổi giữa các mức điện áp 0+Vd hoặc giữa 0 -Vd. Vì lý do này, loại thiết kế PWM này được gọi là PWM với một chuyển mạch điện áp đơn cực, như là trái ngược PWM với thiết kế chuyển mạch điện áp lưỡng cực (giữa +Vd–Vd) được mô tả trước đó. Về mặt các sóng hài đầu ra liên quan, so sánh với thiết kế chuyển mạch điện áp lưỡng cực. Thiết kế này có lợi thế là hiệu quả gấp đôi về tần số chuyển mạch. Ngoài ra điện áp nhảy trong điện áp đầu ra ở từng chuyển mạch được giảm đến Vd, so với 2Vd trong thiết kế trước.

43

Hình 2- 19: Phương pháp chuyển mạch lưỡng cực (a) và đơn cực (b)

2.3 NHẬN XÉT

Các mô hình bộ biến đổi truyền thống vốn được dựa trên bộ biến đổi nguồn dòng hiện nay đã chuyển hướng sang bộ biến đổi nguồn áp. Điều này đã mở ra các khả năng cho các ứng dụng loại FACTS và trong thập kỷ tới sẽ thấy các ứng dụng loại này ngày càng tăng.

44

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI ỨNG DỤNG HVDC TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

3.1 NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN 3.1.1 Hệ thống điện Việt Nam [2] 3.1.1 Hệ thống điện Việt Nam [2]

Nhằm đáp ứng với tốc độ tăng trưởng trong những năm tới, ngành điện Việt Nam với định hướng phát triển đồng bộ giữa nguồn và lưới điện đã tiến hành đầu tư xây dựng hàng loạt các công trình nguồn điện than ở ba miền đất nước trong giai đoạn đến năm 2020 với tổng công suất dự kiến đến 29 GW. Riêng ở Miền Nam khoảng 18,8 GW. Theo TSĐ VI và đề án “Quy hoạch đấu nối các TTNĐ than toàn quốc vào HTĐQG” để truyền tải lượng công suất này về trung tâm phụ tải dự kiến sẽ xây dựng hàng loạt các đường dây 500 kV. Chỉ tính riêng cụm TTNĐ than Vĩnh Tân (4400 MW), nguyên tử (1000÷2000 MW) sẽ xem xét xây dựng 4 mạch DZ 500 kV đấu nối đến trung tâm phụ tải, ngoài ra kết hợp với các TTNĐ than Miền Trung (2400 MW/TT) như Cam Ranh, Bình Định, TĐTN (1200 MW) cần phải xây dựng thêm ít nhất 2 đường dây mạch kép để truyền tải.

45

Như vậy khả năng xây dựng trên 6 mạch đường dây 500 kV đi vào Miền Nam, 2 mạch đi ra khu vực Miền Bắc (đường dây 500 kV Bình Định kết nối đến trạm biến áp 500 kV Dốc Sỏi) là không tránh khỏi.

Hệ thống điện Việt Nam bao gồm ba miền: Bắc, Trung và Nam. Trong đó miền Nam vẫn chiếm ưu thế là nơi tập trung phụ tải tiêu thụ lớn nhất. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của miền Nam, đến giai đoạn năm 2020 rất nhiều đường dây 500 kV dự tính sẽ được xây dựng nhằm truyền tải công suất nguồn điện từ Nam Trung Bộ vào cung cấp cho phụ tải tại miền Nam (hình 3-1).

Bảng 3- 1: Cân bằng công suất nguồn và phụ tải khu vực Nam Trung Bộ

Theo đó tổng công suất thừa cần truyền tải sang khu vực khác từ các nhà máy điện tại khu vực Nam Trung Bộ khoảng 3200 MW năm 2015 và 9900 MW năm 2020.

STT Địa danh

Công suất (MW)

2010 2015 2020

1

Khánh Hoà + Bình Định thừa (+), thiếu (-) -190 -85 3431

Nguồn điện 246 956 5156

Nhiệt điện Bình Định 2400

Nhiệt điện Cam Ranh 600 2400

Thuỷ điện khu vực (Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Hạ Sông Ba) 246 356 356

Phụ tải 536 1041 1725

2

Ninh Thuận & Bình Thuận thừa (+), thiếu (-) 644 3729 6534

Nguồn điện 937 4337 7537

Nhiệt điện Vĩnh Tân 0 3400 4400

Điện hạt nhân #1 0 0 1000

Thuỷ điện khu vực (Đa Nhim, Đại Ninh, Hàm Thuận, Đa My) 937 937 937

Thuỷ điện tích năng 1200

Phụ tải 293 608 1003

3

Tổng nguồn khu vực 1183 5293 12693

Tổng phụ tải khu vực 829 1649 2728

46

3.1.2 Ứng dụng HVDC cho hệ thống điện Việt Nam

Hình 3- 2: Phân bố công suất lưới điện 500 kV Miền Nam năm 2020-mô hình HVAC

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu và ỨNG DỤNG các bộ BIẾN đổi bán dẫn CÔNG (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)