Bộđiều khiển dòng kiểu trễ (Hysteresis PWM current control) 50

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng bộ bù áp nhanh cho lưới điện trung áp sử dụng nghịch lưu đa mực1 (Trang 63 - 64)

Điều khiển dòng kiểu trễ là một kỹ thuật của PWM, nó thực hiện rất đơn giản. Việc chuyển mạch được xác định bởi ba bộ điều khiển trễ cho mỗi pha. Phương pháp này cũng được gọi là phương pháp điều khiển kiểu bang - bang và

được thực hiện riêng rẽ trong mỗi pha. Mỗi bộ điều khiển xác định trạng thái chuyển mạch của một nửa cầu tương ứng với dòng được duy trì trong dải trễ Äi.

Hình 3.8. Nguyên lý của bộđiều khiển dòng kiểu trễ

Để tăng dòng của một pha, điện áp pha so với trung tính bằng nửa điện áp của đường dẫn một chiều cho tới khi vượt quá giới hạn trên. Sau đó điện áp - Udc/2 cấp cho tới khi chạm giới hạn dưới.Điện áp trên điện cảm cho biết tần số chuyển mạch và tần số này có thể thay đổi bằng cách thay đổi độ rộng của dải trễ. Điện cảm

đầu vào càng nhỏ thì dòng điện sai khác càng lớn, dẫn đến tăng độ dốc của răng cưa.

Ưu điểm của bộ điều khiển kiểu điều khiển dòng kiểu trễ là :

• Thực hiện đơn giản.

• Tốc độ dòng đáp ứng nhanh.

• Cho độ chính xác cao và không cần điều kiện ổn định cho hệ thống.

51

Những nhược điểm chính :

• Không có tần số PWM xác định : nó tạo ra sóng hài bậc thấp một cách ngẫu nhiên.

• Không giới hạn một cách chặt chẽ dòng điện sự cố.

• Không có sự tương tác giữa các pha : do đó không có cách để tạo ra phaso

điện áp không.

• Tăng tần số chuyển mạch (tăng tổn thất).

• Làm chậm pha của dòng điện cơ bản (hiện tượng này tăng khi tần số tăng).

• Có thể phải thêm mạch giới hạn tần số chuyển mạch.

Ứng dụng: thường dùng khi hoạt động với tần số chuyển mạch cao (điều này bù cho chất lượng thấp của điều biến). Tổn thất chuyển mạch hạn chế ứng dụng của nó

đối với mức công suất thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng bộ bù áp nhanh cho lưới điện trung áp sử dụng nghịch lưu đa mực1 (Trang 63 - 64)