Hình 3-3 Ống GM SBM-20 (СБМ-20, STS-5)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế hệ thống giám sát phóng xạ trong môi trường (Trang 50 - 51)

Điện trở Anode tối thiểu 1.0 (MOhm) Điện trở Anode khuyến nghị 5.1(MOhm)

Điện áp hoạt động khuyến nghị 400V

Khoảng điện áp hoạt động 350 – 475V Điện áp khởi đầu 260 – 320V Thời gian chết tối thiểu (tại U=400V, μS), 190

Dải hoạt động (mR/h) 0.014 - 144 Độ nhạy đếm với môi trường bình thường

(background) (cps)

1

Độ nhạy đếm Gamma với Ra226

(cps/mR/hr) 29 Độ nhạy đếm Gamma với Co60 (cps/mR/hr) 22

Điện dung ống (pf) 4.2 Vòng đời hoạt động (số xung tối thiểu) 2*1010

Khí Ne + Br2 + Ar

Ngoài ra còn các thông số khác như trọng lượng, chất liệu, chiều dài, đường kính, nhiệt độ hoạt động, độ dày, chân kết nối…

Nguyên lý hoạt động của cảm biến SBM-20 là đóng mở mạch nhanh (cỡ 50- 100 micro giây) với mỗi lần phóng xạ tương tác. Số lần tương tác này sẽ được vi điều

51

khiển đếm, đồng thời dựa vào bộ định thời từ đó sẽ tính toán được thông số CPM (số xung tương tác một phút), hoặc CPS (số xung tương tác một giây)

Độ nhạy đếm CPM (Counter per minute: số lần đếm trên phút), thường xuất hiện trong bảng thông số của ống đo phóng xạ, xuất phát từ số xung mà ống tạo ra do tương tác với phóng xạ ion hóa. CPM là số liệu thô, nhưng lại chính xác và được ưa dùng do tính “đơn giản” của nó.Ống GM có độ nhạy thay đổi đối với các đồng vị khác nhau, cho nên bảng thông số thường có nhiều độ nhạy được liệt kê cho các đồng vị khác nhau (thường là Co60

, Ra226 và Cs137 ).

Trong quá trình ion hoá sơ cấp, các ion dương ở gần catốt cùng với các electron trên bề mặt catốt gây ra một điện trường yếu tạm thời làm giảm độ nhạy của ống đếm trong một thời gian ngắn sau khi phóng điện. Sự va chạm của các ion dương năng lượng cao vào catốt làm bật ra các electron thứ cấp. Các electron này lại được gia tốc đến năng lượng cao và chuyển động hướng đến anốt, chúng tiếp tục va chạm gây ion hoá các nguyên tử khí tạo ra một quá trình phóng điện mới. Quá trình này được lặp lại một hoặc nhiều lần gây ra sự phóng điện liên tục trong ống đếm. Quá trình phóng điện liên tục như vậy cần phải được dập tắt bằng cách thêm một số khí vào bên trong ống đếm hoặc bằng mạch điện tử bên ngoài gồm các điện trở và tụ điện

Hình 3-4 Dập tắt phóng điện bằng mạch ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế hệ thống giám sát phóng xạ trong môi trường (Trang 50 - 51)