Các thao tác thực hiện với hệ thống mô phỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động hóa trạm biến áp 110kv không người trực vĩnh yên (Trang 121 - 126)

6.2.1Sơ đồ một sợi thiết bị nhất thứ và nhị thứ

6.2.1.1 Chuyển khóa Local/Remote

Để chuyển khóa Local/Remote ta nhấn chọn nút Local nếu đang ở chế độ Remote hoặc nhấn chọn Remote nếu đang ở chế độ Local

- Chế độ Local: cho phép vận hành thiết bị tại chỗ và cấm vận hành thiết bị từ xa - Chế độ Remote: cấm vận hành thiết bị tại chỗ và cho phép vận hành thiết bị từ xa

6.2.1.2 Đóng cắt các thiết bị

Để đóng cắt thiết bị ta nhấn nút Open để mở hoặc Close để đóng thiết bị tương ứng.

Lưu ý các thiết bị chỉ có thể vận hành tại chỗ khi khóa Local/Remote đang để ở vị trí Local.Việc đóng cắt cũng có liên động để đảm bảo tránh thao tác nhầm.

6.2.1.3 Mô phỏng sự cố thoáng qua

Để mô phỏng sự cố thoáng qua, ta nhấn chọn nút Transient Fault

Khi nút này được chọn, hệ thống sẽ thực hiện các thao tác sau: - Cắt máy cắt ra do sự cố

- Hiển thị đèn báo Trip

- Đóng máy cắt lại theo chu trình đóng lặp lại - Đóng lặp lại thành công và tắt đèn báo Trip

6.2.1.4 Mô phỏng sự cố vĩnh cửu

Để mô phỏng sự cố vĩnh cửu, ta nhấn chọn nút Permanent Fault.

Khi nút này được chọn, hệ thống sẽ thực hiện các thao tác sau: - Cắt máy cắt ra do sự cố

- Hiển thị đèn báo Trip

- Đóng máy cắt lại theo chu trình đóng lặp lại - Cắt tiếp máy cắt ra ngay lập tức

- Đóng lặp lại không thành công và đèn báo Trip vẫn được giữ nguyên

6.2.2Sơ đồ điều khiển tại trạm

6.2.2.1 Chuyển khóa Local/Remote

Để chuyển khóa Local/Remote ta nhấn chọn nút Local nếu đang ở chế độ Remote hoặc nhấn chọn Remote nếu đang ở chế độ Local

- Chế độ Local: cho phép vận hành thiết bị tại trạm và cấm vận hành thiết bị từ trung tâm điều độ

- Chế độ Remote: cấm vận hành thiết bị tại trạm và cho phép vận hành thiết bị từ trung tâm điều độ

6.2.2.2 Đóng cắt các thiết bị

Để đóng cắt thiết bị, khóa Local/Remote phía nhất thứ phải đặt ở Remote và khóa Local/Remote tại trạm phải đặt ở vị trí Local. Để điều khiển đóng cắt thiết bị, ta nhấn chuột vào thiết bị tương ứng, sau đó bảng điều khiển sẽ hiện ra:

- Nhấn Open để mở thiết bị - Nhấn Close để đóng thiết bị

6.2.2.3 Xóa báo sự cố

Khi xảy ra sự cố và đóng lặp lại không thành công, người dùng cần phải thao tác xóa báo sự cố để có thể điều khiển được các thiết bị. Để xóa báo sự cố, ta nhấn chọn nút Reset

6.2.3Sơ đồ điều khiển tại trung tâm điều độ

6.2.3.1 Đóng cắt các thiết bị

Để đóng cắt thiết bị, khóa Local/Remote phía nhất thứ phải đặt ở Remote và khóa Local/Remote tại trạm phải đặt ở vị trí Remote. Để điều khiển đóng cắt thiết bị, ta nhấn chuột vào thiết bị tương ứng, sau đó bảng điều khiển sẽ hiện ra:

- Nhấn Open để mở thiết bị - Nhấn Close để đóng thiết bị

6.2.3.2 Xóa báo sự cố

Khi xảy ra sự cố và đóng lặp lại không thành công, người dùng cần phải thao tác xóa báo sự cố để có thể điều khiển được các thiết bị. Để xóa báo sự cố, ta nhấn chọn nút Reset

Kết luận

Việc nghiên cứu và thiết kế hệ thống SCADA cho trạm biến áp 110kV Vĩnh Yên là điều cần thiết hiện nay. Giảm thiểu tối đa chi phí lắp đặt và sự cố xảy ra do những chức năng chuẩn đoán và cảnh báo không kịp thời của người vận hành, tránh những hỏng hóc dẫn đến gây mất ổn định cho hệ thống lưới điện khu vực. Nếu có sự cố xảy ra thì việc can thiệp và xử lý của các chuyên gia rất linh hoạt, đồng thời cũng giúp việc kiểm soát toàn trạm từ xa qua mạng. Hệ thống tự động hóa trạm biến áp 110kV không người trực là phương pháp tối ưu nhất nâng cao chất lượng nguồn điện, đảm bảo độ tin cậy, an toàn cho lưới điện quốc gia, ứng dụng tin học có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực của ngành điện, trong công tác vận hành hệ thống và đặc biệt là vận hành trạm biếnáp.

Bản luận văn đã đề cập đến việc tích hợp vàđiều khiển trạm không người trực theo tiêu chuẩn IEC 61850, tác giảđã nắmđược những kiến thức cơ bản về một hệ thốngđiều khiển máy tính, những kết quảđạtđược có thểáp dụng vào trong công tác vận hành tại trạm biến áp 110kV Vĩnh Yên Tựu chung lại những kết quả thu đượclà :

Trong luận văn tác giả đã tiến hành nghiên cứu và trình bày tổng quan về cấu hình chức năng hoạt động của từng khối cũng như các hình thức giao tiếp thu thập, quản lý dữ liệu bảo vệ giám sát và điều hành đóng cắt của hệ thống điện. Trình bày tổng quan về tiêu chuẩn IEC 61850 và trạm biến áp không người trực để thiết kế hệ thống tự động hóa trạm biến áp. Nêu được các đặc điểm của trạm biến áp Vĩnh Yên là đối tượng thiết kế và tiến hành tính toán thiết kế về cấu trúc hệ thống SCADA dùng cho trạm này cũng như mô phỏng hệ thống thông tin và điều khiển trạm biến áp không người trực.

Kiến nghị

Xây dựng hệ thống SCADA cho tram biến áp không người trực là cần thiết hiện nay và cần được áp dụng vào các trạm biến áp tại Việt Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống điện.

Sau thời gian nghiên cứu và vận dụng thực tế trong khuôn khổ của thời gian một bản luận văn thạc sĩ khoa học đã đáp ứng được phần nào yêu cầu tự động hoá hệ thống điện mà việc đầu tư thấp nhưng đạt hiệu quả. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót rất mong được các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp chỉ bảo, góp ý cho bản luận văn hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Minh Sơn, Giáo trình Mạng truyền thông công nghiệp, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

[2] Nguyễn Kim Ánh, Nguyễn Mạnh Hà, Giáo trình Mạng truyền thông công nghiệp, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, 2007.

[3] Bong Mieu gold plant, Technology document, 2002.

[4] SIEMENS A&G WinCC – Graphics Designer Manual, 1999.

[5] thienbidiendonganh.com.vn – trạm biến áp không người trực 110kV. [6] evnspc.vn – hoàn thành hệ thống SCADA TBA 110kV Leteco và Hố Nai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động hóa trạm biến áp 110kv không người trực vĩnh yên (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)