Vấn đề bù công suất phản kháng trong hệ thống điện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng bộ bù áp nhanh cho lưới điện trung áp sử dụng nghịch lưu 6 bậc (Trang 59 - 60)

Đặc điểm của công suất phản kháng là biến thiên mạnh theo thời gian cũng nh− công suất tác dụng. Yêu cầu công suất phản kháng đ−ợc cho bằng đồ thị công suất phản kháng ngày đêm hoặc đồ thị kéo dài hoặc ít nhất là giá trị cực đại và hệ số sử dụng Kq = Qtb/Qmax. Về mặt nguồn công suất phản kháng ta thấy Khả năng phát công suất phản kháng của các nhà máy điện rất hạn chế, cosϕ = 0,8 - 0,85. Vì lí do kinh tế mà ng−ời ta không làm các máy phát có khả năng phát nhiều công suất phản kháng đủ cho phụ tải ( ở chế độ max ). Các máy phát chỉ đảm đ−ơng 1 phần yêu cầu công suất phản kháng của phụ tải, nó gánh chức năng điều chỉnh công suất phản kháng trong hệ thống điện làm cho nó đáp ứng đ−ợc nhanh chóng yêu cầu luôn thay đổi của phụ tải. Phần còn lại trông vào các nguồn công suất phản kháng đặt thêm tức là nguồn công suất bù. Trong HTĐ phải bù c−ỡng bức hay bù kỹ thuật 1 l−ợng công suất phản kháng nhất định để đảm bảo cân bằng công suất phản kháng trong hệ

LXVIII

thống điện. L−ợng công suất này phải điều chỉnh đ−ợc để có thể thích ứng với các chế độ vận hành khác nhau của HTD.

Bù công suất phản kháng trên l−ới hệ thống điện gắn liền với điều chỉnh điện áp. Do đó số l−ợng, công suất, đặc tính và vị trí đặt của các trạm bù công suất phản kháng do chế độ điện áp trên l−ới điện trong các tình huống vận hành bình th−ờng và sự cố quyết định. Bù công suất phản kháng trong l−ới có 2 loại :

- Bù kỹ thuật do thiếu công suất phản kháng để đảm bảo tổn thất điện áp cho phép - Bù kinh tế để giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng bộ bù áp nhanh cho lưới điện trung áp sử dụng nghịch lưu 6 bậc (Trang 59 - 60)