6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thống kê,
4.6. Thuận lợi khó khăn, trong việc thực hiện thống kê, kiểm kê thành lập
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị trấn Yên Lạc
4.6.1. Thuận lợi:
Trong những năm qua việc thực hiện công tác thống kê trên địa bàn Thị
trấn Yên Lạc, đã đạt được những thành quả nhất định. Những năm trước đây xã đã gặp phải không ít khó khăn trong công tác thống kê đất đai. Thông qua công tác thống kê đất đai, công tác quản lý nhà Nước về quản lý đất đai, nhà ở
có mhững chuyển biến tích cực, công tác thống kê đang ngày càng tăng cường để đáp ứng những yêu cầu đã đặt ra một cách hiệu quả. Những số liệu thống kê ngày càng chính xác hơn. Nó phản ánh đúng tình hình và thực trang
trong việc sử dụng đất tại xã. Và công tác thống kê hàng năm được thực hiện
theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02 tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Những số liệu thống kê ngày càng chính xác hơn đầy đủ hơn. Nó không những phản ánh được đúng tình hình và thực trạng việc sử dụng đất tại xã mà còn phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng đất do tác động của hệ thống chính sách pháp luật đất đai, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh bổ sung chính sách pháp luật đất đai cho phù hợp.
Số liệu thống kê quỹ đất đai tại huyện là cơ sở cần thiết cho việc phân bố
các lực lượng sản xuất nhằm sử dụng đầy đủ hợp lý lực lượng sản xuất vào việc khai thác khả năng của đất.
Bên cạnh đó số liệu thống kê đất đai thực sự là cơ sở cần thiết phục vụ
việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho các địa phương và các ngành sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất. Số liệu thống kê còn là căn cứ cho việc tính thuế sử dụng đất và phục vụ các ngành khác
Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng để lâng cao hiệu quả của công tác thống kê đất đai, đáp ứng được những yêu cầu như trong các qui định thì thị trấn Yên Lạc, thì cần phải có nhiều cố gắng hơn nữa.
Để đạt được những hiệu quả cán bộ địa chính xã, đã có những thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện công tác thống kê:
- Thống kê được đánh giá là một trong những nội dung quan trọng quản lý nhà nước về đất đai. Đó là công tác tiên phong, là tiền đềđể thực hiện tiếp nội dung quản lý đất đai như dùng số liệu thống kê dựa vào đó để đề ra dự án về
- Việc ban hành các văn bản pháp luật về biểu mẫu thống kê,chế độ báo cáo thống kê đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc thống kê đất đai. Đây là động lực thúc đẩy công tác thống kê nhanh chóng hoàn thành và đạt hiệu quả cao.
- Có sự chỉđạo nhất quán, sát sao từ trung ương đến cơ sở, hướng dẫn chỉđạo chuyên môn trong từng khâu từng bước trong quá trình thực hiện công tác này.
- Các văn bản của Uỷ ban nhân dân huyện và của tỉnh được ban hành kịp thời đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê.
- Sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin, đặc biệt là việc áp dụng những tiến bộ của công nghệ điện tử đã góp phần tạo đIều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các công việc nội nghiệp trong công tác thống kê đất đai.
4.6.2. Khó khăn:
4.6.2.1. Vướng mắc làm ảnh hưởng đến công tác thống kê, kiểm kê, đất đai trên địa bàn thị trấn Yên Lạc
Thống kê đất đai là phải dựa trên cơ sở bản đồ. Thống kê, kiểm kê, đất
đai muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đo đạc lập bản đồ để tính diện tích. Thửa đất tuy có vị trí cốđịnh, nhưng trong qúa trình sử dụng do tác động của con người và thiên nhiên luôn có biến động về loại đất chủ sử dụng và hình thể … trên thực tế có những trường hợp một thửa đất nằm trên ba tờ bản đồ
và những bản đồ đó không ghi số thửa vậy trường hợp này không biết ghi vào số thửa nào và do đó gây khó khăn cho công tác thống kê.
Bên cạnh đó bản đồđịa chính được do từ những năm về trước thì công tác
đo vẽ, hiệu quả chưa cao. Nay uỷ ban nhân dân xã và huyện đã đề nghị uỷ
ban nhân dân tỉnh và sở địa chính đề nghị đo vẽ lại bản đồ theo phương pháp mới, nhưng chưa được giải quyết.
Số liệu thống kê, kểm kê, đất phải có ý nghĩa pháp lý chặt chẽ. số liệu thống kê phải gắn liền với cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất cụ thể, công tác thống kê, kiểm kê, muốn chính xác phải dựa trên cơ
sở đăng ký đất. Nếu kết quả đăng ký đất mà tốt và sự phối hợp thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý càng đồng bộ thì giá trị pháp lý số liệu thống kê càng được nâng cao. Nhưng thực tế tại huyện công tác đăng ký đất do còn rất nhiều khó khăn cho nên công tác này diễn ra rất chậm và vì vậy nó ảnh hưởng không tốt và gây ra rất nhiều khó khăn đối với công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Về nội dung thống kê, kiểm kê: Ta biết rằng thống kê, kiểm kê theo thổ
nhưỡng và theo hạng đất có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và sử
dụng hợp lý đất đai. Nó là cơ sở quan trọng làm căn cứ tính toán quy hoạch các phương án bố trí sản xuất cây trồng và các phương án cải tạo, sử dụng đất phù hợp với quỹ đất đai hiện có mỗi vùng. Nhưng ở huyện Yên Lạc chưa thống kê đất đai theo tiêu chí này. Bên cạnh đó huyện cũng mới chỉ thống kê biến động theo mục đích sử dụng mà chưa thống kê biến động theo đối tượng sử dụng.
4.6.2.2. .Nguyên nhân
Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê, thị trấn Yên Lạc cơ bản đã tháo gỡ
những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở tuy kết quả thực hiện chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra. Nguyên nhân có rất nhiều song theo ý kiến của riêng cá nhân thì có một số nguyên nhân chính sau:
* Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác thu thập số liệu còn chậm chưa thực sự tập trung vì cán bộđịa chính xã có quá ít và phải tham gia đồng thời nhiều công việc khác như: giải quyết tranh chấp nhà đất xác minh hồ sơ xin phép xây dựng, giải phóng mặt bằng …
- Sự điều hành cụ thể của uỷ ban nhân dân xã, chưa thực sự tập trung vì một số ít cán bộ địa chính xã, chưa tích cực dẫn đến kết quả thực hiện đạt mức thấp so với kế hoạch được giao.
* Nguyên nhân khách quan:
- Công tác chỉđạo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn chưa tập trung -Việc ban hành các văn bản trong công tác thống kê đất còn chậm, và hệ thống văn bản chưa đồng bộ.
- Nhiều địa phương do địa hình phức tạp công tác quản lý đất đai còn buông lỏng, việc đo đạc bản đồ và tổ chức công tác thiết kế gặp rất nhiều khó khăn. Một số nơi bản đồ rách nát do chỉnh sửa biến động nhiều độ chính xác thấp không đủđiều kiện thực hành thống kê.
- Cơ sở trang thết bịđể thưc hiện thống kê đất còn lạc hậu thiếu thốn Ngoài ra ở một sốđịa phương chính quyền, các ban nghành đoàn thể chưa quan tâm chỉ đạo đúng mức thậm trí khoán trắng cho cơ quan chuyên môn chưa tập trung việc chỉđạo, không nhất quán về mặt chuyên môn cũng như kế
hoạch thực hiện
- Ý thức chấp hành pháp luật của những người liên quan tới công tác này chưa cao, chưa có sự hiểu biết về pháp luật đã làm cho công tác thống kê gặp rất nhiều khó khăn .
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
- Đề tài đã kiểm kê và thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo
đúng tỷ lệ. 1:1000 từ 63 mảnh bản đồ địa chính của thị trấn Yên Lạc – huyện Yên lạc – tỉnh Vĩnh Phúc. Thông qua quá trình thực hiện các bước xây dựng chuyên đề có thểđưa ra những đánh giá về công việc đã đạt được.
+ Thu thập được số liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - thị trấn hội của thị trấn Yên Lạc – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc..
+ Thu thập được các tài liệu, số liệu, về hồ sơ địa chính bao gồm: Bản
đồ địa chính, sổđịa chính, sổ mục kê.
+ Thu thập được các tài liệu số liệu về báo cáo thuyết minh của công tác thống kê kiểm kê của các năm về trước.
+ Xây dựng và hoàn thiện các bảng biểu theo Thông tư số 28/2014/TT- BTNMT.
+ Xây dựng và thành lập hoàn thiện bản đồ hiện trạng từ bản đồ địa chính của thị trấn Yên Lạc bằng phần mềm Microstation.
+ Kết quả của việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của thị trấn Yên Lạc giúp địa phương nắm chắc quỹ đất và các loại hình sử
dụng đất để có hướng đề xuất, bố trí hợp lý phục vụ cho việc phát triển kinh tế thị trấn hội; đồng thời là nguồn tài liệu kế thừa cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai cho những năm tiếp theo.
+ Ứng dụng phần mềm Lusmap là phần mềm chuyên thành lập bản đồ
hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất. Chạy trên môi trường đồ hoạ
Phần mềm này tạo điều kiện thuận lợi lớn trong việc xây dựng bản đồ
hiện trạng, nó không chỉ tiết kiệm về mặt thời gian mà còn tiết kiệm rất lớn về mặt chi phí công trình của nhiều đơn vị thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất
5.2. Đề nghị
Để đẩy mạnh và phát triển việc ứng dụng các phần mềm tin học vào công tác thành lập bản đồ hiện trạng, đề tài có một số kiến nghị như sau:
+Bổ sung thêm địa chính cấp cơ sở nắm rõ các phần mềm chuyên ngành bản đồđịa chính.
+ Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộđịa chính cấp cơ sở.
+ Hệ thống phần mềm Microstation cần phải hoàn chỉnh và nâng cấp hơn nữa về mặt cấu trúc cũng như các chức năng làm việc. Các lỗi do chương trình cần được khắc phục triệt để, tạo tính ổn định cao khi cập nhật các dữ liệu có dung lượng lớn. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm này cần chi tiết hơn và được cập nhật kịp thời để tạo thuận lợi cho người dùng cuối, nhằm góp phần nhanh chóng phổ cập trên diện rộng và thực sự là phần mềm chuẩn và thống nhất của cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, (2007). Quy định về thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất (Ban hành kèm theo quyết định số
22/2007/QĐ- BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007).
2. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, (2007). Kí hiệu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất (Ban hành kèm theo quyết
định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007).
3. Bộ tài nguyên và môi trường, (2001). Quy định về ký hiệu bản đồ
hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất (Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011). 4. Ngô Thị Hồng Gấm (2009), Bài giảng thực hành Microstation - Đại học