Các giả thiết cơ bản:

Một phần của tài liệu Ổn định điện áp của nút phụ tải, sử dụng SVC nâng cao ổn định điện áp cho hệ thống điện việt nam năm 2015 (Trang 86 - 87)

Nội dung tính toán chế độ xác lập và ổn định tĩnh được thực hiện bởi phần mềm tính toán hệ thống điện CONUS nhưđã trình bày ở chương 3. Trong đó có sử

dụng một số giả thiết tính toán:

− Sơđồ HTĐ Việt Nam dùng tính toàn trong đề tài dựa trên sơđồ kết dây cơ bản của HTĐ Việt Nam năm 2010 do Trung Tâm điều độ Hệ Thống

Điện quốc gia công bố, đồng thời bổ sung thêm các trạm và đường dây (phương án cơ sở) theo quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện đến năm 2015 trong “ Tổng sơ đồ phát triển điện lực toàn quốc giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025” do Viện Năng Lượng lập đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Thông tin chính về các nút nhập vào xem PL1 phần phụ lục.

79

− Các phụ tải của Việt Nam mua điện của Trung Quốc do vận hành độc lập với HTĐ Việt Nam nên trong đề tài sẽ không xét đến phần lưới này. − Phụ tải điện của các trạm 220kV được lấy theo dự báo phụ tải trong

quy hoạch của từng tỉnh giai đoạn đến năm 2015, phụ tải tính toán toàn quốc theo phương án cơ sở của tổng sơđồ VI đã được phê duyệt.

− Các nguồn điện phát lên cấp điện áp 110kV được mô phỏng thành nguồn phát cốđịnh tại các nút 220kV gần nhất. Bỏ qua các tụ bù công suất phản kháng tại thanh cái 110kV của trạm 220kV, lấy chung hệ số

cosϕ của phụ tải 220kV tại tất cả các nút 220kV là 0,95.

− Chọn NMTĐ Hòa Bình là nút cân bằng công suất cho toàn hệ thống. Các nhà máy truyền tải lên cấp điện áp 500kV như Sơn La, Quảng Ninh, Phú Mỹ, Yaly, Hòa Bình… mô phỏng giữđiện áp tại cấp điện áp máy phát. Các nhà máy truyền tải lên cấp điện áp 220kV còn lại được mô phỏng giữ điện áp tại cấp 220kV (Giả thiết các nhà máy đều có TĐK tác động mạnh giữđược điện áp đầu cực không đổi).

Một phần của tài liệu Ổn định điện áp của nút phụ tải, sử dụng SVC nâng cao ổn định điện áp cho hệ thống điện việt nam năm 2015 (Trang 86 - 87)