Phƣơng pháp chiếu nghiêng

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nhận dạng chữ số dựa vào mạng nơron trong nhập điểm tự động (Trang 40 - 42)

Phƣơng pháp chiếu nghiêng rất phổ biến cho việc xác định góc lệch của trang văn bản. Một hình chiếu nghiêng là một biểu đồ tần suất của số các giá trị điểm đen tích luỹ lại ứng với các dòng mẫu trên toàn bộ trang (Hình 1). Phép chiếu nghiêng có thể lấy theo góc bất kỳ, nhƣng thƣờng thì nó đƣợc thực hiện theo hƣớng nằm ngang dọc theo các dòng hoặc theo hƣớng thẳng đứng vuông góc với các dòng; những độ nghiêng đƣợc gọi là các hình chiếu nghiêng theo các hƣớng nằm ngang hoặc thẳng đứng. Với một tài liệu mà các dòng văn bản của nó nằm ngang thì hình chiếu nghiêng theo hƣớng nằm ngang sẽ có đỉnh với độ rộng bằng chiều cao ký tự và các vùng trũng có độ rộng bằng khoảng cách giữa các dòng. Với các tài liệu gồm nhiều cột, phƣơng pháp chiếu nghiêng theo phƣơng thẳng đứng sẽ thu đƣợc số khối tƣơng ứng với số cột, các khối đƣợc phân chia bởi các vùng trũng tạo bởi các khoảng chống giữa các cột và lề giấy.

Một cách sử dụng trực tiếp nhất đối với phƣơng pháp chiếu nghiêng trong việc xác định góc nghiêng là tính toán độ lệch của góc gần với hƣớng mong muốn (Postl 1986). Với mỗi góc nghiêng, ngƣời ta đo chiều cao các hộp theo mặt nghiêng và hộp nào có chiều cao lớn nhất sẽ cho ta góc lệch cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tìm. Tại góc lệch chuẩn, vì các dòng quét đã đƣợc đã đƣợc sắp thẳng hàng theo các dòng văn bản, nên mặt cắt nghiêng sẽ có các đỉnh lồi với độ cao lớn nhất và các vùng trũng ứng với khoảng chống giữa các dòng văn bản. Đối với kỹ thuật chung này ngƣời ta có thể cải tiến và điều chỉnh để lặp lại một cách nhanh hơn đối với việc chuẩn hoá góc nghiêng và xác định góc nghiêng chính xác hơn.

Baird (1987) đã cải tiến phƣơng pháp mặt cắt nghiêng này để nâng cao tốc độ và độ chính xác trong xác định độ lệch. Trƣớc hết, các phần kết nối đƣợc “xác định” và trung điểm cạnh dƣới cũng đƣợc thể hiện. Ngƣời ta xác định tổng các độ lệch (nhƣ sự chênh lệch về chiều cao giữa các điểm lồi và lõm) đối với các góc nghiêng khác nhau.

Hình 2.11: Các hình chiếu theo chiều thẳng đứng và nằm ngang của văn bản

Giá trị thu đƣợc đối với mỗi góc sẽ đƣợc đo bởi số các điểm thuộc dòng cơ sở nằm trên đƣờng chiếu theo góc ấy. Chiều cao của các cột càng lớn thì góc nghiêng càng tiến tới 0o. Giá trị đo đƣợc lớn nhất sẽ cho góc lệch thực sự. Độ chính xác của phƣơng pháp này thƣờng đạt trong phạm vi 0.5o so với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hƣớng chuẩn. Do việc xác định đƣợc tiến hành bằng cách sử dụng các trung điểm cạnh đáy của mỗi hộp nên có một giả định rằng trang giấy đƣợc đặt gần vuông góc khi quét. Và một phần do giả thiết này nên phƣơng pháp sẽ chỉ đạt độ chính xác cao nhất trong phạm vi góc lệch là dƣới 10o

.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nhận dạng chữ số dựa vào mạng nơron trong nhập điểm tự động (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)