Outsourcing :Tận dụng lợi thế khi nhận gia công thuê ngoà

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 60 - 62)

IV. Sự tác động của các hiệp định FTA, TTP đến chuỗi cung ứng.

3.Outsourcing :Tận dụng lợi thế khi nhận gia công thuê ngoà

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã thể hiện rõ ý định dịch chuyển hoạt động gia công thuê ngoài (outsourcing) sang thị trường Việt Nam. Với doanh nghiệp Việt Nam, điều quan trọng trong thời điểm này, là lựa chọn loại hình gia công nào cho hiệu quả.

“Thỏi nam châm” từ giá lao động

Một trong những mục tiêu quan trọng để các công ty đa quốc gia mở rộng thị trường là tiết giảm chi phí. Chi phí đầu tư tại Trung Quốc đang gia tăng, dẫn đến động thái dịch chuyển của nhiều nhà đầu tư trong thời gian gần đây. Việt Nam được xem là điểm lựa chọn, đặc biệt là đối với ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày.

Nguyên nhân để các doanh nghiệp sản xuất (thâm dụng lao động) đẩy mạnh chiến lược gia công là nhằm phân tán rủi ro, giảm thiểu nhu cầu về vốn đầu tư, tận dụng chi phí nhân công rẻ và đảm bảo năng lực cốt lõi. Song điều quan trọng là giá nhân công, bởi nếu nhìn vào các khoản chi phí cấu thành giá thành sản phẩm (trên 10 khoản), thì chi phí nhân công chiếm trên 25%, cao hơn cả chi phí nguyên phụ liệu (16%). Do đó, thị trường nào giải quyết được bài toán “tiết giảm chi phí”, sẽ nghiễm nhiên nằm trong danh sách “lựa chọn” của các công ty đa quốc gia.

toàn cầu viện dẫn, so với các quốc gia trong khu vực (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia), tiền lương tính theo giờ của nhân công Việt Nam (giai đoạn 2011 - 2015) chỉ nhỉnh hơn Indonesia và Ấn Độ. Trong khi tại Trung Quốc, mức lương tăng từ 2,5 USD/giờ lên trên 4,5 USD/giờ, thì ở Việt Nam, mức dao động này là 0,5-1,5 USD/giờ.

Ông Nguyễn Công Ái, Đại diện KPMG Việt Nam cho rằng, đối với các lãnh đạo công ty nước ngoài, cùng với khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa trong tương lai, nguồn lao động giá rẻ vẫn tiếp tục là “thỏi nam châm” để Việt Nam thu hút đầu tư. Về vấn đề này, ông Kim Soung Gyu, Giám đốc chiến lược E-Land Việt Nam (Tập đoàn thời trang hàng đầu Hàn Quốc, E-Land) cũng cho rằng, giá nhân công trong ngành dệt may tại Việt Nam rẻ hơn so với Trung Quốc (ở Trung Quốc khoảng 200 USD/người/tháng; trong khi tại Việt Nam dao động

140 - 160 USD/người/tháng). Đây cũng là một trong những lý do để E - Land di dời các nhà máy của họ sang các quốc gia khác và chỉ để đại diện thương mại ở Trung Quốc.

Không chỉ ngành may mặc, 3 trong số 6 “ông lớn” trong ngành công nghiệp da giày thế giới là Nike, Adidas, Reebok đều xem châu Á là “điểm đến lý tưởng” để gia công sản phẩm.

Cùng lĩnh vực da giày, ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn Công ty Pouchen (tại TP.HCM), đơn vị gia công đến từ Đài Loan, cho biết, ngoài nhà máy gia công giày (cho các hãng Puma, Reebok…) tại TP.HCM, hiện họ còn có nhà máy tại Biên Hòa, Trảng Bom (Đồng Nai), Tân Đức, Tân Hương (Long An), Tây Ninh… “Nếu so với Trung

Quốc, giá nhân công ở Việt Nam dễ chịu hơn rất nhiều”, ông Củ Phát Nghiệp nhận định.

Ông Lê Như Tùng, Giám đốc Chiến lược Công ty cổ phần Thương mại và Dệt may Thành Công (TCM) cũng nhận định, tuy là nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng lĩnh vực dệt may - da giày của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào nhân công giá rẻ, giá trị mang lại thấp, do phải nhập khẩu đến 80% nguyên phụ liệu. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong nhóm mặt hàng nhập khẩu chính của năm 2010, nhóm ngành hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày chiếm tỷ trọng cao nhất, với 9,8 tỷ USD.

Lấy điển hình từ trường hợp của E-Land, ông Kim Soung Gyu cho biết, dù đã xây dựng nhà máy tại Việt Nam, nhưng đa số các mẫu mã, sản phẩm của họ đều được sản xuất tại Hàn Quốc. Điều này là dễ hiểu, vì nguyên liệu và đội ngũ nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế chưa đáp ứng được các đơn hàng cao cấp nước ngoài.

Do vậy, để giải quyết vấn đề này, trong năm nay, phía E - Land Việt Nam và TCM sẽ đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. Cụ thể, tại TCM (E-Land là cổ đông chiến lược) cũng đã thành lập phòng nghiên cứu và phát triển, với sự hỗ trợ của Học viện Kỹ thuật công nghệ dệt may Hàn Quốc sẽ đưa các nhà thiết kế trẻ sang Hàn Quốc học tập, nhằm đảm nhiệm việc tạo ra các loại vải và mẫu mã mới.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 60 - 62)