Sự thay đổi của tổn thương động mạch cảnh: gia tăng IMTc bên Trái thêm 0,35 mm, bên phải 0,34 mm, tương ứng với sự gia tăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu điều trị theo khuyến cáo ESC EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp (TT) (Trang 27 - 28)

bên Trái thêm 0,35 mm, bên phải 0,34 mm, tương ứng với sự gia tăng 11,4% trường hợp IMTc ≥ 0,9 mm và 17% mảng xơ vữa động mạch cảnh mới xuất hiện, khác biệt so với ban đầu với p < 0,05 (Bảng 3.23). Trong số đó, có 2 bệnh nhân (4,08%) có mảng xơ vữa bị loét và 2 bệnh nhân chiếm 4,08% có mảng xơ vữa mới hình thành.

- Sự thay đổi của NT-proBNP và các thông số siêu âm tim:

LVMI sau 12 tháng giảm trung bình 16,07 g/m2. Đồng thời, tăng chỉ số Tei và DT, IVRT giảm so với ban đầu ( p < 0,05). LVMI giảm theo xu hướng ngược lại với sự gia tăng NT-proBNP so với ban đầu, p>0,05 (Bảng 3.24). Nguyên nhân của sự trái ngược này có thể là do sự gia tăng biến chứng thận gây ảnh hưởng đến nồng độ NT-proBNP. Điều đáng lưu ý là có sự gia tăng chỉ số Tei có vẻ trái ngược với giảm DT và IVRT, tuy nhiên thật sự hợp lý bởi vì tần số tim chưa thay đổi.

4.5.3. Đặc điểm của biểu hiện tim mới xuất hiện sau 1 năm và vai trò của chỉ điểm sinh học dự báo bệnh tim thiếu máu cục bộ trò của chỉ điểm sinh học dự báo bệnh tim thiếu máu cục bộ

45% có biểu hiện tim mạch mới phát hiện qua siêu âm, p < 0,05 (Biểu đồ 3.4) và sự gia tăng nồng độ TG là YTNC độc lập với OR là 1,8, p <0,05 (Bảng 3.25). Sau 12 tháng, ghi nhận những tổn thương cơ quan đích mới chưa biểu hiện lâm sàng gia tăng đáng kể so với ban đầu.

HbA1C và NT-proBNP khác biệt giữa nhóm có và không có RLVĐ vùng, p < 0,05 (Bảng 3.26). Nồng độ HbA1C 8,8%, NT-proBNP là 136,1 pg/ml có khả năng dự báo nguy cơ bệnh tim TMCB (Đồ thị 3.8). Phân tích hồi quy logistic đa biến, HATT, HbA1C và mảng xơ vữa ĐMC là YTNC độc lập của BTTMCB, với p < 0,05 (Bảng 3.27).

KẾT LUẬN

Qua khảo sát 116 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp nhưng không có bệnh tim thiếu máu cục bộ trước và sau 12 tháng, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

1. Đặc điểm theo mục tiêu khuyến cáo ESC-EASD, một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác và biểu hiện tim (NTproBNP và siêu âm nguy cơ tim mạch khác và biểu hiện tim (NTproBNP và siêu âm tim) của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm ban đầu

Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD bao gồm BMI (72,4%), vòng bụng (35,3%), huyết áp động mạch (40,5%), glucose đói (25,9%), glucose sau ăn (22,4%), HbA1C (33,6%), đạt cùng lúc 3 mục tiêu glucose máu (9,5%), HDL.C (64,7%), Cholesterol toàn phần (39,7%), Triglycerides (59,5%), LDL.C (20,7%), Non- HDL.C (28,4%) và đạt 5 mục tiêu về lipid máu (10,3%).

Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ghi nhận 68,1% bệnh nhân ≥ 60 tuổi, 89,7% nữ, 71,6% ít hoạt động thể lực. Ngoài ra, 24,1% Hs-CRP ≥ 3 mg/dl, 44% UACR ≥ 3mg/mmol, 26,7% eGFR < 60 ml/ph/1,73 m2, 76,7% IMTc ≥ 0,9 mm và 47,4% có mảng xơ vữa. Tỷ lệ bệnh nhân có bất thường biểu hiện tim là 85,3%. Trung vị của nồng độ NT-proBNP huyết thanh là 134,4 pg/ml trong đó 50,86% có tỷ lệ NT-proBNP ≥ 125 pg/ml. Bất thường hình thái thất trái 59,5%, gồm 23,2% phì đại đồng tâm, 29% phì đại lệch tâm và 47,8% tái cấu trúc thất trái. Rối loạn chức năng tâm trương thất trái chiếm tỷ lệ 75% và chỉ số Tei ≥ 0,75 là 41,4%.

2. Mối liên quan và sự thay đổi của các mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD, các yếu tố nguy cơ tim mạch khác với biểu hiện tim của ESC-EASD, các yếu tố nguy cơ tim mạch khác với biểu hiện tim của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm trước và sau 12 tháng theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu điều trị theo khuyến cáo ESC EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp (TT) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)